Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 3, Bài 2: Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)
- Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô đã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI.
- Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.
? Dựa vào những đoạn trích trong SGK, em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô?
- Mông-te-xki-ơ, Giăng Giắc Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc đảm bảo quyền tự do. Vôn-te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến thống trị (tòa nhà của sự dối trá) và tăng lữ “bọn đê tiện”
Tuần: 02 Tiết: 03 Bài 2 CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Ngày soạn: 23/08/2013 Ngày dạy: 26/08/2013 I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS nhận biết và hiểu: - Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, đấu tranh tư tưởng ở Pháp trước cách mạng. 2. Tư tưởng: - Nhận thức tính chất, hạn chế của CMTS Pháp. - Bài học kinh nghiệm rút ra từ CMTS Pháp 1789. 3. Kĩ năng: HS vẽ, sử dụng bản đồ, lập niên biểu bản thống kê. Biết phân tích so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy-học: * Giáo viên: - Bản đồ nước Pháp. - Tranh ảnh mô tả xã hội Pháp trước CM và nhân vật LS - Tra cứu các thuật ngữ, khái niệm thu thập tài liệu cần cho bài giảng. * Học sinh: - SGK, vở. 2. Phương pháp: - Vấn đáp, trực quan…. III/ Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định & KTBC: (5') Câu 1: Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa và hạn chế của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? 2. Bài mới: Cách mạng TS đã tấn công ở một số nước chúng ta đã học và tiếp tục nổ ra trong đó có nước Pháp đạt đến sự phát triển cao. Vì sao CMTS nổ ra và phát triển ở Pháp? CM nổ ra như thế nào? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 35’ ? Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, đấu tranh tư tưởng ở Pháp trước cách mạng. 1. Tình hình kinh tế - Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực. - Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ. 2. Tình hình chính trị - xã hội - Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba, mâu thuẫn với nhau gây gắt. - Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó Đẳng cấp thứ ba (gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị) không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất. - Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến. 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô đã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI. - Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ. ? Dựa vào những đoạn trích trong SGK, em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô? - Mông-te-xki-ơ, Giăng Giắc Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc đảm bảo quyền tự do. Vôn-te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến thống trị (tòa nhà của sự dối trá) và tăng lữ “bọn đê tiện” I/ Nước Pháp trước Cách mạng: 1.Tình hình kinh tế: - Nông nghiệp: lạc hậu, mất mùa, đói kém. - Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. 2. Tình hình chính trị xã hội: - Nước Pháp tồn tại nước quân chủ chuyên chế. Quí tộc Tăng lữ - có mọi quyền - không đóng thuế Đẵng cấp thứ 3 - TS - ND -Các tầng lớp khác. => Tăng lữ, quí tộc >< đẵng cấp thứ 3 sâu sắc. 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng: - Các nhà tư tưởng tiến bộ đã góp phần thúc đẩy CM nổ ra. 3. Củng cố: (4') - Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, đấu tranh tư tưởng ở Pháp trước cách mạng. - Các nhà tư tưởng có những đóng góp gì cho CM? + Một số khái niệm: - Chế độ quân chủ chuyên chế: Chế độ chính trị của một nước, có triều đình phong kiến do vua đứng đầu và mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua. - Chế độ quân chủ lập hiến: Chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng một Hiến pháp do Quốc hội tư sản định ra... Nhà vua tuy ở ngôi (trị vì) nhưng không nắm thực quyền cai trị. - Đẳng cấp thứ ba: Đẳng cấp thấp nhất trong xã hội phong kiến Pháp trước năm 1789, gồm công nhân, dân nghèo thành thị, tư sản và nông dân. Họ không có quyền gì, bị phong kiến thống trị và phải đóng mọi thứ thuế. 4. Dặn dò:( 1') - Học bài cũ. - Soạn phần II, III: 5. Rút kinh nghiệm. ....................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 8tu2-t3.doc