Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 27, Bài 18: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
HĐ2: Tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)- Chính sách kinh tế mới của Rudơven.
HS đọc SGK mục II.
? Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào?
GV: Ngay thời kì phồn vinh Mĩ cũng có những phát triển không đồng bộ giữa các ngành. SX tăng nhanh, nhu cầu mua không đáp ứng -> ế thừa-> suy thoái-> khủng hoảng nghiêm trọng làm chấn động kinh tế Mĩ->toàn thế giới.
? Hậu quả của công cuộc khủng hoảng ở Mĩ?
? Gánh nặng chủ yếu của cuộc khủng hoảng đè lên vai tầng lớp nào?
Tuần: 14 Tiết: 27 Bài 18 NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) Ngày soạn: 12/11/2013 Ngày dạy: 18/11/2013 I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ và nguyên nhân của sự phát triển. - Tác dộng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới( 1929 -1933) và chính sách mới đua nước mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng. - Giáo dục môi trường : Hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế đối với đời sống nhân dân. 2. Tư tưởng: Giúp HS nhận thức được bản chất của CNTB Mĩ, những mâu thuẩn gay gắt trong lòng xã hội TB. - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống sự áp bức bóc lột trong xã hội. 3. Kĩ năng: Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh LS để hiểu được những vấn đề KT-XH. - Bước đầu tư duy, so sánh để rút ra bài học LS từ những sự kiện LS. II/ Đồ dùng dạy-học: - Những hình ảnh về KT-XH Mĩ. - Tư liệu cụ thể về “Chính sách mới” của Rudơven để điều chỉnh sự phát triển về kinh tế đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. - HS soạn trước bài ở nhà, xem hình 65-69 III/ Hoạt động dạy và học: 1. KTBC: (5’)Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929-1933 đối với các nước TB châu Âu? Vì sao CNFX thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp? 2. Bài mới: Chúng ta đã học về châu Âu giữa hai cuộc đại chiến TG (1918-1933) dưới tác động của cuộc khủng KTTG (1929-1933). Các nước TB châu Âu đã phát triển theo 2 xu hướng khác nhau. Trong tình hình này nước Mỹ như thế nào? Ta tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay. TG Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt 17’ HĐ 1: Tình hình nước Mĩ sau chiến tranh, phong trào công nhân và thành lập Đảng Cộng sản Mỹ Dùng bản đồ TG chỉ rõ vị trí nước Mỹ. - HS đọc phần chữ xanh đầu bài và quan sát bản đồ. ? Chiến tranh thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mĩ phát triển kinh tế như thế nào? GV: Sau chiến tranh nền kinh tế Mỹ phát triển cực kì nhanh chóng. - HS quan sát H65-66 Thảo luận nhóm: ? Em có nhận xét gì về những hình ảnh này? ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ trong giai đoạn này? ? Kinh tế Mĩ phát triển nhanh nhưng nhân dân có được hưởng thành quả đó không? Quan sát H67, so sánh với H65, 66 em có nhận xét gì về những hình ảnh đó? HS đọc đoạn cuối mục 1. ? Đảng Công sản Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào? Tác dụng của Đảng CS Mĩ đối với phong trào công nhân? I/ Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX: 1.Kinh tế: Phát triển nhanh: - Là trung tâm thương mại tài chính Quốc tế - Công nghiệp tăng 69%, chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. - Đứng đầu TG về công nghiệp ô tô, dầu lửa, thép... * Nguyên nhân: - Cải tiến kĩ thuật - SX dây chuyền - Tăng cường độ lao động, bóc lột công nhân, - Buôn bán vũ khí. 2. Xã hội: - Công nhân thất nghiệp, bị bóc lột - Phân biệt chủng tộc - Xã hội bất công-> Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh. => 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập. 18’ HĐ2: Tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)- Chính sách kinh tế mới của Rudơven. HS đọc SGK mục II. ? Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào? GV: Ngay thời kì phồn vinh Mĩ cũng có những phát triển không đồng bộ giữa các ngành. SX tăng nhanh, nhu cầu mua không đáp ứng -> ế thừa-> suy thoái-> khủng hoảng nghiêm trọng làm chấn động kinh tế Mĩ->toàn thế giới. ? Hậu quả của công cuộc khủng hoảng ở Mĩ? ? Gánh nặng chủ yếu của cuộc khủng hoảng đè lên vai tầng lớp nào? ? Nguyên nhân dãn dẫn đến bùng nỏ cuộc khủng hoảng? ? Để thoát khỏi khủng hoảng tổng thống Rudơven đã làm gì? ? Nội dung chính sách mới? HS quan sát H69. Thảo luận nhóm: ? Qua bức tranh em có nhận xét gì về chính sách Kinh tế mới? ? Tác dụng của chính sách Kinh tế mới? II/ Nước Mĩ trong những năm 1929-1939: 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ: - 1929-1933 lâm vào khủng hoảng kinh tế toàn diện, sâu sắc. - Hậu quả: kinh tế tàn phá, xã hội khủng hoảng. 2. Chính sách mới của Rudơven: a. Nội dung: (SGK) b. Tác dụng: - Cứu nguy cho CNTB Mĩ - Giải quyết phần nào khó khăn của người lao động. - Duy trì chế độ dân chủ tư sản Mĩ. 3. Củng cố: (4’) So sánh kinh tế Mĩ trong 2 giai đoạn (1918-1929) và (1929-1933)? Vì sao nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế? Nội dung của chính sách KT mới. 4. Dặn dò: (1’) Học bài câu hỏi SGK/tr. 95 Soạn bài 19, nhận xét tình hình nước Nhật những năm 1918-1929, kế hoạch xâm lược của Nhật, cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật, vì sao giới cầm quyền Nhật tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. 5. Rút kinh nghiệm ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- 8tu14-t27.doc