Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 27, Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

?Lực lượng nào đã lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ.

? Đảng Cộng sản Mĩ ra đời trong hoàn cảnh nào?

GV: Khi người lao động bị bóc lột nặng nề, cuộc sống của họ phải chịu nhiều bất công thì buộc họ phải đứng lên đấu tranh, “ con giun xéo lắm cũng quằn”, “ ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”, điều đó đã trở thành quy luật. Nhưng phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ đòi hỏi phảicó một lực lượng lãnh đạo.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2945 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 27, Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2013
Ngày dạy: 27/11/2013
 Tiết 27. Bài 18: 
 Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
 (1918-1939)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:Học sinh cần đạt được:
 - Những nét chính về tình hình kinh tế- xã hội Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân của sự phát triển đó, phong trào công nhân và sự thành lập Đảng Cộng sản Mĩ.
 - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Mĩ và Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng. 
2. Tư tưởng:
- Học sinh nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản Mĩ.
- Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống sự áp bức, bất công trong xã hội tư bản.
3.Kĩ năng:
- Thông qua những kiến thức cơ bản đã học, học sinh biết nhận xét tranh ảnh, từ đó hiểu được những vấn đề kinh tế xã hội.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, so sánh, rút ra những bài học lịch sử.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: +soạn giáo án.
 + Hình ảnh về kinh tế- xã hội Mĩ .
 + Máy chiếu.
 +Tư liệu về chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven.
 2. Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III.Tiến trình dạy- học:
 1.ổn định tổ chức(1’): sĩ số: lớp trưởng báo cáo cho cô về sĩ số và sự chuẩn bị bài của lớp ngày hôm nay.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? ở bài trước các em đã tìm hiểu về tình hình các nước châu âu trong những năm 1929-1933.Vậy một em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với các nước tư bản châu Âu. Hậu quả và biện pháp khắc phục?
 -Học sinh trả lời.
 - Giáo viên gọi một học sinh khác nhận xét.
 - Giáo viên đưa ra đáp án và đánh giá cho điểm học sinh.
3.Bài mới:(2’)
 - Giáo viên đưa một số hình ảnh về nước Mĩ trên máy chiếu.
? Các em hãy đọc tên và cho biết đó là những hình ảnh có ở quốc gia nào?
Học sinh trả lời: nước Mĩ.
? Nước Mĩ nằm ở vị trí nào trên bản đồ thế giới, một em hãy lên xác định?
 Học sinh lên xác định.
-Giáo viên giới thiệu: 
+ Mĩ có tên gọi khác là Hợp chủng quốc Hoa Kì nằm ở phía Bắc châu Mĩ có diện tích 9.826.675 km2 đứng thứ 4 thế giới sau Canada, Nga, Trung Quốc, dân số 310.681.000
( ước đến năm 2010).
+ Thủ đô là Oa sinh tơn.
+ Mĩ gồm 50 bang trong đó 48 bang nằm giữa lục địa Bắc Mĩ, một bang Alaska nằm ở Tây bắc lục địa Bắc Mĩ và quần đảo Hawai nằm giữa Thái Bình Dương.
Trước đây Mĩ là thuộc địa của Anh còn sau chiến tranh tình hình nước Mĩ như thế nào hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
( 1918-1939)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.( 18’)
Giáo viên sử dụng máy chiếu.
? Các em quan sát H.65, H.66
? Hãy mô tả và cho biết hai bức ảnh trên phản ánh điều gì ?
? Gọi các học sinh khác nhận xét.
GV kết luận: Nhìn vào H.65 ta thấy có hàng nghìn chiếc ô tô đậu trên bãi biển vào ngày nghỉ cuối tuần, điều đó cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Mĩ. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX Mĩ trở thành “ vua” ô tô của thế giới. Năm 1928 khoảng 1/3 số gia đình ở Mĩ đã có từ 1 chiếc ô tô trở lên, giá thành của chiếc ô tô nhãn hiệu pho-T lúc đó chỉ có 295 đô la trong khi đó năm 1909 một chiếc ô tô như vậy có giá là 1200 đô la.
- H.66 đã phản ánh trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật và tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ.
? Theo em ngành công nghiệp ô tô phát triển đã tác động tích cực đến các ngành nào ?
? Gọi 1 học sinh đọc phần chữ nhỏ SGK? Quan sát biểu đồ trên máy?
? Em hãy nêu những thành tựu kinh tế Mĩ trong những năm 1923-1929?
? Qua đó em có nhận xét gì về kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
? Để có được những thành tựu trên Mĩ đã thực hiện những biện pháp nào?
GV: Ngoài những biện pháp trên Mĩ còn có nhiều điều kiện thuận lợi khác: đất nước không bị chiến tranh tàn phá, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh do buôn bán vũ khí…
? Em có nhận xét gì về những biện pháp trên của nước Mĩ?
GV: Cuộc sống của người lao động trong xã hội Mĩ như thế nào chúng ta cùng chuyển sang phần 2.
? Quan sát h.67 và cho biết đời sống người lao động Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX ntn?
GV sử dụng máy chiếu
? Tại sao người lao động Mĩ lại cực khổ?
? Gọi học sinh nhận xét. 
GV: đưa 3 bức ảnh (H.65, H66, H67)
? GV chia nhóm( 2 nhóm)
? Em thấy có sự khác biệt nào giữa những bức ảnh trên? 
? Từ đó đã dẫn đến thực trạng gì?
?Lực lượng nào đã lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ.
? Đảng Cộng sản Mĩ ra đời trong hoàn cảnh nào? 
GV: Khi người lao động bị bóc lột nặng nề, cuộc sống của họ phải chịu nhiều bất công thì buộc họ phải đứng lên đấu tranh, “ con giun xéo lắm cũng quằn”, “ ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”, điều đó đã trở thành quy luật. Nhưng phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ đòi hỏi phảicó một lực lượng lãnh đạo. 
Cũng giống như cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản đã có vai trò to lớn trong việc dẫn dắt phong trào đấu tranh của công nhân.
Trong thập niên 20 của thế kỉ XX chung ta thấy sự phát triển về kinh tế và xã hội Mĩ không đồng đều, còn giai đoạn tiếp theo thì ntn chúng ta cùng chuyển sang phần II. 
Hoạt động 2: Nước Mĩ trong những năm 1929-1933(15’)
? Trước khi đi vào tìm hiểu nước Mĩ trong giai đoạn này em hãy nhắc lại đôi nét về tình hình chung của thế giới 1929-1933?
? Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là gì?
? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra ở Mĩ như thế nào?
GV sử dụng máy chiếu (H.68)
? Nêu hiểu biết của em về bức ảnh và cho biết gánh nặng của cuộc khủng hoảng đè nặng lên vai tầng lớp nào?
GV phân tích.
Cuộc sống của những người lao động Mĩ do bị thất nghiệp thật đáng tội nghiệp, điều đó đã dược các nhà văn Mĩ phản ánh rõ trong các tác phẩm văn học Mĩ như tác phẩm: chùm nho uất hận của tác giả John Stein Back.
Gv sử dụng máy.
Kể về gia đình anh chàng Tom- những người tá điền sống ở tiểu bang oklahoma do đại hạn kéo dài khiến họ không thể sản xuất được buộc họ phải di cư đến nơi khác. theo quảng cáo trên các tờ truyền đơn họ đã di cư đến vùng california vì họ nghĩ ở đó có nhiều công việc như hái nho, táo... Trên đường đi họ đã trải qua rất nhiều sóng gió. Khi đến california họ mới nhận ra là những người di cư đến đây không được chào đón vì có rất ít công việc và họ đã bị dồn vào khu dành cho những di dân…
Qua đó có thể thấy cuộc sống của những người lao động Mĩ trong thời kì khủng hoảng thật khó khăn. 
? Hậu quả mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra cho nước Mĩ là gì?
Vậy đứng trước tình trạng đó chính phủ Mĩ đã làm ntn?
Gv giới thiệu vài nét về Ru-dơ-ven.
Là tổng thống thứ 32 của Mĩ. ông sinh ra trong một gia đình khá giả, là người duy nhất trúng cử 4 nhiệm kì liên tiếp. Năm 1932 sau khi trúng cử tổng thống ông đã đề ra Chính sách mới nhằm đưa Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
? Nội dung Chính sách mới là gì? 
GV: Không chỉ có thế mà Ru-dơ-ven còn mở rộng quan hệ với các nước khác: Liên Xô, Anh…
? Học sinh quan sát H.69
? Theo em bức tranh nói lên điều gì?
GV: H.69: Người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước, nhà nước kiểm soát đời sống của đất nước, điều tiết mọi hoạt động của đất nước. Như vậy Chính sách mới của Ru-dơ-ven đã giúp Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Hiện nay Mĩ cũng đang trong tình trạng bị khủng hoảng kinh tế, các nhà lãnh đạo Mĩ cũng đang cố gắng tìm biện pháp giải quyết. 
Hoạt động 3: Bài tập( 3’)
Gv phát bảng phụ cho học sinh làm bài.
Gv nhận xét và cho điểm.
Học sinh trả lời
Học sinh mô tả và trả lời:
Công nghiệp Mĩ phát triển nhanh chóng.
-Học sinh nhận xét.
Ngành xăng dầu, xây dựng cầu cống, thép…
- Học sinh đọc, quan sát biểu đồ.
- Sản lượng công nghiệp tăng 69%; đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu lửa, thép..; năm 1928chiếm 48% sản lượng công nghiệp, 60% dự trữ vàng thế giới.
- Học sinh trả lời
- Những biện pháp tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển song cũng vẫn còn tồn tại là bóc lột người lao động.
- Học sinh quan sát, trả lời.
- Sống cực khổ trong những căn nhà thấp bé…
- Học sinh thảo luận nhóm(2’)
- Công nhân bị bóc lột nặng nề.
- Mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ gay gắt.( tư sản>< vô sản)
- Bùng nổ phong trào đấu tranh.
- Đảng Cộng sản Mĩ.
- Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Do hàng hoá ế thừa, cung lớn hơn cầu…
 Cuối tháng 10/1929 Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng.
+ Hàng ngàn ngân hàng, công ty công nghiệp bị phá sản.
+ 1932 công nghiệp giảm 2 lấn so với năm 1929
+ 75% nông trại bị phá sản.
+ Thất nghiệp nghèo đói lan tràn, số người thất nghiệp lên tới hàng chục tiệu người.
+ Biểu tình, tuần hành liên tiếp xảy ra lôi cuốn hàng chục triệu người.
- Đè nặng lên vai tầng lớp công nhân, người lao động và gia đình của họ.
- Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra Chính sách mới.
- Nội dung:
+Những biện pháp giải quyết thất nghiệp.
+ Hồi phục kinh tế tài chính.
+Ban hành các đạo luật phục hưng công nông nghiệp, ngân hàng.
+Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực.
+ Ngân hàng tổ chức lại sản xuất.
+ Cứu trợ người thất nghiệp,tạo việc làm mới cho người lao động.
+ổn định xã hội.
-Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thảo luận nhóm(1’)
- Học sinh thu bài và nhận xét bài làm của nhóm bạn.
I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
1.Kinh tế.
- Bước vào thời kì phồn vinh:
trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế.
- Biện pháp:
+ Cải tiến kĩ thuật.
+ Sản xuất theo dây chuyền.
+ Tăng cường độ lao động, bóc lột công nhân.
2. Xã hội
- Nhân dân bị bóc lột, thất nghiệp.
- Xã hội bất công.
 - Phân biệt giàu nghèo, chủng tộc.
-> Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
-> Phong trào công nhân phát triển.
->Tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập để lãnh đạo phong trào công nhân.
II. Nước Mĩ trong những năm 1929-1933
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế
( 1929-1933)
-Thời gian: cuối tháng 10/1929
- Phạm vi: tài chính-> công nông nghiệp.
- Hậu quả: nền kinh tế bị chấn động dữ dội.
2.Chính sách mới của Mĩ.
- Năm 1932 tổng thống Ru-dơ-ven đề ra “Chính sách mới”.
- Nội dung:
+ Giải quyết nạn thất nghiệp.
+ Phục hồi kinh tế, tài chính.
+ Ban hành đạo luật phục hưng công nôngnghiệp, ngân hàng.
+ Tăng cường vai trò của nhà nước.
- Tác dụng:
+ Đưa Mĩ ra khỏi khủng hoảng.
+ Giải quyết phần nào khó khăn của người lao động.
+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản.
* Bài tập.( 3’)
1.Em hãy cho biết cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế của Mĩ có gì giống và khác với các quốc gia ở Châu Âu( Anh,Pháp,Đức,I-ta-li-a)?
* Giống nhau: đều tìm cách thoát khỏi khủng hoảng.
* Khác nhau:
Mĩ
Anh, Pháp
Đức, I-ta-li-a
-Thực hiện “ Chính sách mới” 
- Cải cách kinh tế- xã hội.
- Phát xít hoá chế độ thống trị, phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
2. Chơi trò chơi.
4.Củng cố: (2’)? Trong giai đoạn 1918-1939 ở Mĩ đã diễn ra những sự kiện lớn nào?
 Phát triển khủng hoảng thực hiện Chính sách mới
1918 1929 1933 1939
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài , làm câu hỏi cuối bài trong sgk.
- Chuẩn bị bài: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939).
 Ký duyệt của hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docBai 8 tiet 27 Nuoc Mi giua hai cuoc chien tranh the gioi.doc
Giáo án liên quan