Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 23, Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)

- Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lôi cuốn đông đảo quần chúng công nhân và nông dân, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các Xô viết. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản lại xem cuộc cách mạng đã thành công, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc:

- Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng. Đêm 24 - 10 (6 - l l), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố. Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời, bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.

- Quan sát hình 54 – Cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông (SGK) và tường thuật diễn biến cuộc tấn công này.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5984 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 23, Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết: 23 
Bài 15. CÁCH MẠNG THÁNH MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917-1921)
Ngày soạn: 29/10/2013
Ngày dạy: 04/11/2013 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
Biết được tình hình kinh tế -xã hội nước Nga trước cách mạng; trình bày được những nét chính về diễn biến cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917 :
a) Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Nước Nga là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đúng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
- Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
- Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.
- Quan sát hình 52 - Những người nông dân Nga đầu thế kỉ XX (SGK), nhận xét về đời sống của người nông dân Nga trước cách mạng.
b) Cách mạng tháng Hai năm 1917
- Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - 3 theo công lịch) của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát. Ba ngày sau, tổng bãi công bao trùm khắp thành phố, biến thành khởi nghĩa vũ trang, nhất là được sự hưởng ứng của binh lính. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, nước Nga đã trở thành một nước cộng hoà.
- Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước, các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính được thành lập. Cùng lúc, giai cấp tư sản lập Chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ các Xô viết. Đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại với những đường lối chính trị khác nhau.
- Quan sát hình 53 – Cuộc tổng bãi công ở pê-tơ-rô-grát (tháng 2 - 1917) (SGK) để biết được quy mô của cuộc đấu tranh đó.
- Giải thích được vì sao nước Nga trong thời kì này lại có tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
c) Cách mạng tháng Mười năm 1917
- Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lôi cuốn đông đảo quần chúng công nhân và nông dân, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các Xô viết. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản lại xem cuộc cách mạng đã thành công, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc:
- Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng. Đêm 24 - 10 (6 - l l), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố. Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời, bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.
- Quan sát hình 54 – Cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông (SGK) và tường thuật diễn biến cuộc tấn công này.
2. Kĩ năng: 
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu để đưa ra nhận xét của mình.
3. Tư tưởng: 
- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc CMXHCN đầu tiên trên thế giới.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Tranh ảnh nước Nga trước và trong CMT10 Nga.
- Tài liệu nói về CMT10 Nga và Lê-nin
2. Học sinh
- HS soạn trước bài ở nhà và quan sát kênh hình 52, 53, 54.
III. Phương pháp dạy học:
Trực quan -Tái hiện -Phân tích 
IV. Hoạt động dạy và học:	
1. Ổn định (1’)
2. KTBC: (4’) Hãy nêu những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại?
Đáp án:
- Cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB.
- Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ.
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục.
- Khoa học, kỹ thuật, VHNT của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc.
- Sự phát triển không đều của CNTB -> chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918)
3. Bài mới:
Sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc cuối TK XIX - đầu TK XX-> CTTG I-> Phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân các nước thuộc địa không ngừng nổi bật là thắng lợi của CMT10 Nga mở ra thời kì mới trong LS nhân loại: LSTG hiện đại.
TG
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
10’
? Nêu những nét chính về tình hình nước Nga vào đầu thế kỉ XX?
- Nước Nga là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. ( Chế độ Nga hoàng thống trị nhân dân một cách tàn bạo, ruộng đất vẫn nằm trong tay địa chủ và phú nông).
- Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. (kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất…)
- Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt (Do đời sống của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga sống rất cực khổ. Nông dân không có ruộng đất để cày cấy vì ruộng đất vẫn nằm trong tay địa chủ và phú nông, Chủ nghĩa tư bản Nga dù đã phát triển nhanh chóng, song lại bị chế độ Nga hoàng kìm hãm. phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.
* Hình 52 những người nông dân Nga đầu thế kỉ XX, cho chúng ta thấy phương tiện canh tác của nông dân nga rất lạc hậu (họ phải sử dụng sức kéo của mình thay trâu bò, máy móc). Phần lớn phụ nữ phải làm việc ngoài đồng vì nam giới phải ra trận.
 I/ Hai cuộc CM ở nước Nga năm 1917.
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng.
- Chính trị: là nước đế quốc quân chủ chuyên chế.
- Kinh tế: Suy sụp.
- Xã hội: mâu thuẫn sâu sắc.
+ ĐQ Nga >< dân tộc.
+ Tư sản >< VS
+ Pkiến >< nhân dân
=> Cần giải quyết bằng một cuộc cánh mạng.
12’
Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.
a. Nguyên nhân:
- Do sự bóc lột nặng nề của chế độ Nga hoàng.
b. Diễn biến:
- Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - 3 theo công lịch) của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát (nay là Xanh Pê-téc-bua). Ba ngày sau, cuộc tổng bãi công bắt đầu với sự hưởng ứng của công nhân toàn thành phố. 
- 27/2 (12-3), dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân đã chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang. Binh lính được giác ngộ đã ngả theo cách mạng. Quân khởi nghĩa chiếm các công sở, bắt các tướng tá của Nga hoàng.
c. Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, nước Nga đã trở thành một nước cộng hoà.
- Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước, các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính được thành lập (Chính quyền Xô Viết). Cùng lúc, giai cấp tư sản lập Chính phủ lâm thời (gồm đại biểu tư sản và đại địa chủ tư sản hóa) nhằm giành lại chính quyền từ các Xô viết. Đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại với những đường lối chính trị khác nhau.
d. Tính chất.
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thực hiện cải cách dân chủ, đem lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, do giai cấp vô sản lãnh đạo).
2. Cách mạng tháng Hai năm 1917: 
a/ Diễn biến:
- 23/2 biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.
- 27/2 dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân đã chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang...
b/ Kết quả: 
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
c/ Tính chất: là cuộc CMDCTS kiểu mới.
9’
Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
a. Hoàn cảnh:
- Sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga có hai chính quyền song song tồn tại:
+ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản (gồm đại biểu tư sản và đại địa chủ tư sản hóa). (Chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.)
+ Các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
- Lê nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng lật đổ tư sản.
b. Diễn biến:
- Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. 
- 7/10 (20-10) Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng. 
- Đêm 24 - 10 (6 - l l), Lê-nin đến điện X mô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vay cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của chính phủ tư sản.
- Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông, bị đánh chiếm, các bộ trưởng của chính phủ lâm thời bị bắt. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.
- Tiếp đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va và đến đầu năm 1918, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
c. Kết quả:
- Lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
d. Tính chất:
- Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thắng lợi trên thế giới.
*GV sơ kết: năm 1917 Nga có 2 cuộc CM: CMT2 lật đổ chế độ Nga hoàng->2 chính quyền song song tồn tại-> CMT10 Nga lật đổ chính phủ lâm thời TS thiết lập chính quyền thống nhất của Xô Viết -> đó là cuộc CMVS đầu tiên thắng lợi trên thế giới.
3/ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
a. Hoàn cảnh:
- Sau c/m tháng Hai ở Nga có 2 chính quyền:
+ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. 
+ Các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
- Lê nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm CM lật đổ TS.
b/ Diễn biến: (SGK)
- 24/10 Khởi nghĩa vũ trang và chiếm Pê-tơ-rô-grát.
- 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông.
c/ Kết quả: 
- Lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
- Đầu năm 1918, CM thắng lợi trong cả nước.
c/ Tính chất: CMVS đầu tiên thắng lợi trên TG.
4. Củng cố: (5’) Vì sao nước Nga năm 1917 có 2 cuộc CM?
Viết vào chỗ trống hoàn thành bảng sau:
Nội dung
	Cách mạng tháng Hai 
Cách mạng tháng Mười
Lãnh đạo
- Đảng Bôn-sê-vích.
- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vich
Động lực
- công nhân, nông dân và binh lính.
- công nhân, nông dân và binh lính.
Nhiệm vụ
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
- Lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
Tính chất
- CMDCTS kiểu mới
- CMVS
* Trắc nghiệm: Hãy chọn câu đúng.
Câu 1: Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra vào năm nào?
A. 1905 B. 1907 C. 1914 D. 1917.
Câu 2: Sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga có bao nhiêu chính quyền tồn tại?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
5.Dặn dò:(1’)Học bài câu hỏi SGK 
Soạn phần II. 3.Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười (đối với Nga và thế giới).
V. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc8tu12-t23.doc