Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 22, Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa; mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản.

- Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI, cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII và chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ XVIII, đưa đến nhiều kết quả có tác động đến sự phát triển xã hội (Nêu rõ những kết quả).

- Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, có ảnh hưởng đến lịch sử châu Âu, song có hạn chế (giải thích hiện tượng này).

- Tiếp đó, nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ở nhiều nước, tuy kết quả không giống nhau, song đều đạt được mục tiêu chung là chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 28294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 22, Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết: 22 
Bài 14 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI -NĂM 1917)
Ngày soạn: 28/10/2013
Ngày dạy: 29/10/2013 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Đây là bài ôn tập, tổng kết lịch sử thế giới cận đại vì vậy giúp HS :
- Củng cố những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại, vì vậy cần giúp HS một cách có hệ thống, vững chắc …
- Nắm chắc hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại để chuẳn bị học tốt lịch sử hiện đại .
2 . Kỹ năng :
- Củng cố rèn luyện tốt hơn các kỹ năng học tập bộ môn, chủ yếu là các kỹ năng, hệ thống hoá phân tích, khái quát sự kiện rút ra những kết luận, lập bảng , thống kê, rèn kỹ năng thực hành .
3 . Tư tưởng :
- Thông qua những sự kiện , niên đại, nhân vật lịch sử…đã được học giúp HS có nhận thức, đánh giá đúng đắn, từ đó rút ra những bài học cần thiết cho bản thân .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới cận đại.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh tài liệu có liên quan đến các nội dung đã học.
III. Phương pháp dạy học:
 - Thảo luận -Tích hợp -Tái hiện -Thực hành
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định (1’)
2. KTBC: (5’) Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất? Chiến tranh đã gây nên những hậu quả gì?	
3. Bài mới:(1’)Chúng ta vừa tìm hiểu xong phần LSTG Cận đại từ giữa thế kỉ XVI-1917. Đây là thời kì LSTG có nhiều chuyển biến quan trọng, tác động to lớn tới sự phát triển của LS xã hội loài người. Chúng ta cùng ôn tập lại những chuyển biến đó.
Câu 1: Lập bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại:
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
8 - 1566
Cách mạng Hà Lan
Lật ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha
1640 - 1688
Cách mạng tư sản Anh
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi cho quý tộc mới và tư sản.
1775 - 1783
Chiến tranh giành độc lập của thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Giành độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ (Hoa kì) ra đời.
1789 - 1794
Cách mạng tư sản Pháp
Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Những năm 60 thế kỉ XVIII
Cách mạng công nghiệp
Máy móc ra đời
2 - 1848
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
Là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học.
28 - 09 - 1964
Quốc tế thứ nhất thành lập
Truyền bá học thuyết Mác
1871
Công xã Pa-ri
Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
- Sự hình thành các công ti độc quyền.
Phong trào công nhân quốc tế
Các tổ chức chính trị độc lập của công nhân ra đời. Quốc tế hai.
Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga.
Thất bại
1 - 1868
Cuộc Duy tân Minh Trị
Nhật Bản phát triển tư bản chủ nghĩa
1911
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
Thành lập Trung Hoa dân quốc
1914 - 1918
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Thuộc địa được phân chia lại.
Câu 2: Nêu những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại.
- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa; mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản.
- Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI, cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII và chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ XVIII, đưa đến nhiều kết quả có tác động đến sự phát triển xã hội (Nêu rõ những kết quả).
- Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, có ảnh hưởng đến lịch sử châu Âu, song có hạn chế (giải thích hiện tượng này).
- Tiếp đó, nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ở nhiều nước, tuy kết quả không giống nhau, song đều đạt được mục tiêu chung là chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước phương Đông được đẩy mạnh (dựa vào lược đồ đánh dấu các nước thuộc địa).
- Hậu quả thống trị của chế độ thực dân rất nặng nề và phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa diễn ra sôi nổi (Nêu một số dẫn chứng).
- Cuộc đấu tranh của công nhân các nước tư bản ngày càng mạnh mẽ (Nêu một số cuộc đấu tranh lớn). Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
- Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển (nêu một số thành tựa tiêu biểu).
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) : Nguyên nhân, tính chất, diễn biến, kết cục.
Câu 3: Hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới cận đại.
- Cách mạng Hà Lan: mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại.
- Cách mạng tư sản Pháp: cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất.
- Phong trào công nhân: cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.
- Sự ra đời của chủ nghĩa Mác: vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới.
- Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917: mở ra một thời kì mới - thời kì lịch sử thế giới hiện đại.
4. Củng cố bài học (4’)
 + Chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới cận đại ( có thể tiêu biểu chung cho cả thời kỳ, có thể ở một nội dung nào đó) và giải thích vì sao em chọn sự kiện đó ?
5. Hướng dẫn về nhà ( 1’)
- Làm bài tập tổng kết trong vở bài tập lịch sử 
- Liệt kê các sự kiện chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại theo bảng sau :
Niên đại
Quốc gia
Sự kiện lịch sử
Kết quả
1566
Hà Lan
……….
……….
1640-1688
Anh
………
……..
 - Soạn bài 15 : Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ….
 * Lưu ý HS cần nắm được:
 + Diễn biến chính Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
 + Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng .
 + Sưu tầm tư liệu tranh ảnh các sự kiện lịch sử về c/ mạng Tháng Mười Nga 
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc8tu11-t22.doc
Giáo án liên quan