Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 18, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa nước Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản phát triển.
- Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XIX, Nhật bản không những thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa mà còn phát triển lên thành một đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á.
- Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo (VN: Phan Bội Châu ; phong trào Đông du 1905 – 1909).
? Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản?
- Chính quyền phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa.
- Chính sách kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, quân sự mang tính tư sản.
Tuần: 09 Tiết: 18 Bài 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX Ngày soạn: 14/10/2013 Ngày dạy: 15/10/2013 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị 1868. Thực chất đây là 1 cuộc CMTS, đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang giai đoạn QCN. Thấy được chính sách xâm lược từ rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của g/c VS cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX. 2. Tư tưởng: Nhận thức rõ ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của XH, đồng thời gải thích được vì sao chiến tranh gắn liền với CNĐQ. 3. Kĩ năng: Nắm vững được khái niệm “cải cách” biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Bản đồ treo tường nước Nhật TK XIX-đầu TK XX. Tranh ảnh Nhật Bản đầu TK XX 2. Học sinh - HS soạn bài trước ở nhà , quan sát các kênh hình 47-49 III. Phương pháp dạy học - Nêu vấn đề -Trực quan -Đàm thoạ -Thảo luận -Giải thích IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định (1’) 2. KTBC: (4’)Vì sao các ĐQPT đua nhau xâm chiếm ĐNA? Kể tên một số thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan ở ĐNA? 3. Bài mới: Trung Quốc, Ấn Độ , các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đều trở thành thuộc địa, ½ thuộc địa cua TBPT, còn Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và còn phát triển nhanh chóng trở thành nước ĐQCN. Muốn biết được vì sao các em theo dõi bài học hôm nay. TG Hoạt động của GV Nội dung ghi bảng 17' ? Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản. a. Hoàn cảnh: - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này đòi “mở cửa” . b. Nội dung - Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ: + Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...phục vụ giao thông liên lạc. + Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền. Ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. + Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. + Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng… c. Kết quả: - Nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp. d. Ý nghĩa: - Cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa nước Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản phát triển. - Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XIX, Nhật bản không những thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa mà còn phát triển lên thành một đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á. - Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo (VN: Phan Bội Châu ; phong trào Đông du 1905 – 1909). ? Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản? - Chính quyền phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa. - Chính sách kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, quân sự mang tính tư sản. I/ Cuộc Duy tân của Minh Trị: - 1/1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy tân đất nước. - Nội dung: 1/ Kinh tế: 2/ Chính trị-xã hội: (SGK) 3/ Quân sự: - Kết quả: Nhật Bản thoát đợc nguy cơ trở thành thuộc địa -> phát trển thành 1 nướcTB công nghiệp. - Tính chất: cải cách của Minh Trị là CMTS không triệt để. 17' ? Những dấu hiệu nào chứng tỏ Nhật Bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc? - Sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được của Triều tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ. - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản. - Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan (1895), Trung Quốc (1894 – 1895), Nga (1904 – 1905), Triều Tiên (1910)... Nhật Bản trở thành nước “đế quốc phong kiến quân phiệt”. (Còn gọi là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt”. II. Nhật Bản chuyển sang CN đế quốc: - Cuối thế kỉ XIX kinh tế Nhạt phát triển mạnh. - Đầu thế kỉ XX + Xuất hiện công ti độc quyền + Xâm lược thuộc địa + Phát triển công nghiệp, ngân hàng. 1' HĐ3: Không dạy III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản:( không học) 4. Củng cố: (4’) Nêu nội dung và ý nghĩa của cuộc duy tân Minh Trị 1868? Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối TK XIX-đầu TK XX Nhật trở thành nước đế quốc? 5. Dặn dò (1’) Học bài 2 câu hỏi SGK Vẽ lược đồ H49 vào vở, làm bài tập ở VBT Soạn bài: Chiến tranh thế giới thứ nhất, tìm hiểu các câu hỏi 1, 2/tr.73. V. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 8tu9-t18.doc