Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 18, Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX

GV: Qua các phong trào đấu tranh của 3 nước Đông Dương hãy rút những nét chung nổi bật?

-GV: Liên hệ với tình hình hiện nay?

-Gv: Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nguyên nhân thất bại của phong trào?

-Hs: các phong trào đấu tranh liên tục nổ ra, nhân dân đã chiến đấu anh dũng, lực lượng tham gia đông đảo nhưng cuối cùng các phong trào đều bị thất bạ do Thực dâ phương Tây đang mạnh chế độ phong kiến suy yếu, thiếu tổ chức đường lối.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 18, Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/10/2014
Ngày giảng: 9/10/2014
Bài 11- Tiết 18: CáC nước Đông nam á Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
I . Mục tiêu bài dạy
1/ Kiến thức: HS cần nắm được những kiến thức cơ bản sau:
-Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các nước Đông Nam á là kết tất yếu của sự thống trị, bóc lột của Chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân Đông Nam á.-Về giai cấp lãnh đạo phong trào dân tộc: 
-Về diễn biến: các phong trào diễn ra rộng khắp ở các nước Đông Nam á từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Tiêu biểu là In- đô -nê -xi -a, Phi- lip- pin, Cam -pu- chia, Lào và Việt Nam.
2/ Tư tưởng: 
-Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì sự tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
3/ Kĩ năng:
-Biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện đấu tranh tiêu biểu.
II. Đồ dùng dạy học
-GV: Bài soan, SGK , SBT, SGV, đọc sách tham khảo lược đồ các nước Đông Nam á
HS: -Tìm hiểu bài mới dựa vào các câu hỏi trong SGK suy nghĩ và trả lời.
 III/ Hoạt động dạy học
1/ Ôn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 -Vì sao Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa? Vì sao cách mạng Tân Hợi được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để?
3/ Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
 HĐ 1: cá nhân, cả lớp
-Gv: Treo bản đồ: Các nước ĐNA: Giới thiệu vài nét về khu vực này.
-Gv hỏi: Em có nhận xét gì về vị trí địa lý của các quốc gia ĐNA?
-Hs: Nằm trên đường hằng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược quan trọng.
-Gv: Tại sao Đông nam á trở thành đối tượng nhòm ngó các nước TB phương Tây?
-Hs: Suy nghĩ trả lời.
-Gv: H/d hs chỉ trên bản đồ các nước Đông nam á đã bị TB phương Tây xâm chiếm.
-Hs: Chỉ lược đồ.
HĐ 2: Cả lớp.
-Gv: Nói thêm trong khu vực Đông nam á có nước Xiêm giữ được phần chủ quyền của mình.
GV: Đặc điểm chung nổi bật trong c/s cai trị thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông nam á?
-Hs: dựa vào đoạn chữ in nhỏ làm bài tập.( Chính trị: Cai trị , chia rẽ về tôn giáo … 
- Gv: Vì sao nhân dân Đông nam á tiến hành cuộc đấu tranh chống CNTD?
-Hs: Suy nghĩ trả lời.
-Gv: Các phong trào GPDT tiêu biểu ở ĐNá đã diễn ra như thế nào?
GV: Qua các phong trào đấu tranh của 3 nước Đông Dương hãy rút những nét chung nổi bật?
-GV: Liên hệ với tình hình hiện nay?
-Gv: Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nguyên nhân thất bại của phong trào?
-Hs: các phong trào đấu tranh liên tục nổ ra, nhân dân đã chiến đấu anh dũng, lực lượng tham gia đông đảo nhưng cuối cùng các phong trào đều bị thất bạ do Thực dâ phương Tây đang mạnh chế độ phong kiến suy yếu, thiếu tổ chức đường lối...
- GV: Liên hệ ở Việt Nam...
1/ Quá trình xâm lược của CNTD ở các nước Đông Nam á.
- Đông nam á là vùng chiến lược quan trọng giàu tài nguyên, đông dân và chế độ phong kiến suy yếu.
=>Cuối thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông nam á.
2/ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
a/ Chính sách cai trị thuộc địa:
Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
b.Các phong trào đấu tranh:
+ Nguyên nhân: Nhân dân thuộc địa >< với thực dân phương Tây.
+ Diễn biến:
- In - đô- nê- xi- a
- Cuối thế kỷ XIX phong trào đấu tranh GPDT phát triển mạnh với nhiều tầng lớp tham gia: Tư sản, nông dân, công nhân.
-Phi lip pin: Không ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Cam Pu Chia: Khởi nghĩa của A Choa xoa, của nhà sư Pu Côm Bô.
-Lào: Pha ca Đuốc lãnh đạo cuộc đấu tranh ở Sa van Na Khét và cuộc khởi nghĩa của nhân dân cao nguyên Bô lôven.
-Việt Nam: Phong trào cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế.
* Kết quả: Thất bại.
* Nguyên nhân thất bại: 
 4/ Củng cố bài học: 
 Hãy chọn đáp án đúng thể hiên những nét chung trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam á.
Xu hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc.
b.Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất không chịu khuất phục trước kẻ thù.
Có sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.
 d. Các phong trào đều giành được thắng lợi.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
. Bài cũ:
 - Ôn bài cũ dựa vào các câu hỏi ở SGK, làm các bài tập ( SBT).

File đính kèm:

  • doctuan 9(3).doc
Giáo án liên quan