Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 15, Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
- Quần chúng nhân dân bị bần cùng hóa và chết đói của quần chúng ngày càng tăng. (người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn Độ nảy sinh.)
- Sự xâm lược của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ. Dẫn đến, nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh.
Tuần: 08 Tiết: 15 Bài 9 ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XIX Ngày soạn: 01/10/2013 Ngày dạy: 07/10/2013 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước này ngày càng phát triển. - Sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ và điển hình là khởi nghĩa Xipay, khởi nghĩa Bombay và hoạt động của Đảng Quốc đại, của giai cấp tư sản ở Ấn Độ 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bộ của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ. Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống CN đế quốc. 3. Kĩ năng: Bước đầu phân biệt được các khái niệm “cấp tiến” và “ôn hòa”, đánh giá được vai trò của g/c TS Ấn Độ trong cuộc đấu tranh GPDT. Biết đọc và sử dụng bản đồ Ấn Độ để trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Bản đồ phong trào CM Ấn cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX - Bảng thống kê giá trị xuất khẩu lương thực và số người chết đói ở Ấn Độ - Niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa TK XIX-đầu TK XX 2. Học sinh: Vở ghi bài, sgk, các tài liệu liên quan nội dung bài học III. Phương pháp dạy học: - Gợi tìm -Tái hiện - Trực quan -Phân tích -So sánh IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: (1’) 2. KTBC: (4’) Nêu những thành tựu về KH-KT, KHXH trong các thế kỉ XVIII-XIX và các nhà KH lớn trong thời kì này? Những thành tựu đó có tác dụng gì trong cuộc sống của con người? 3. Bài mới: GV dùng bản đồ Ấn Độ giới thiệu về đất nước Ấn Độ rộng lớn, đông dân, tài nguyên phong phú, có truyền thống văn hóa lâu đời, nơi phát minh nhiều tôn giáo,. Năm 1489, Vaxcô-Đơ Gama đã tìm tới Ấn Độ -> các nước PTây xâm nhập Ấn Độ và cuộc đấu tranh GPDT của Ấn Độ như thế nào chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. TG Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng 19' ? Trình bày nguyên nhân, quá trình xâm lược của thực dân Anh, và chính sách thống trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ, và hậu quả của chính sách thống trị của thực dân Anh cho xã hội và nhân dân Ấn Độ như thế nào? (Thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX? a. Nguyên nhân. - Ấn Độ đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú, có một nền văn hóa lâu đời và là miếng mồi ngon không thể bỏ qua. b. Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ: - Từ đầu thế kỉ XVI, thực dân phương Tây đã từng xâm nhập vào châu Á, đặc biệt là Ấn Độ. - Sang đầu thế kỉ XVIII, sự cạnh tranh giữa Anh và Pháp ở Ấn Độ. - 1756 – 1763, Anh và Pháp đụng nhau trên đất Ấn Độ. - Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị đối với Ấn Độ. - Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. c. Chính sách cai trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ: - Về chính trị: + Thực dân Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ. + Thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị của mình như “chia để trị”, chia rẽ tôn giáo, dân tộc. - Về kinh tế: + Bóc lột thậm tệ nhân dân Ấn Độ, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ. d. Hậu quả: - Quần chúng nhân dân bị bần cùng hóa và chết đói của quần chúng ngày càng tăng. (người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn Độ nảy sinh.) - Sự xâm lược của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ. Dẫn đến, nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh. I/ Sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh: - Đầu thế kỉ XVIII, chiến tranh giành Ấn Độ giữa Anh và Pháp, kết quả thực dân Anh chiếm Ấn Độ và đặt ách thống trị. - Chúng thi hành những chính sách vơ vét tàn bạo. => Hậu quả: ngăn chặn sự phát triển của đất nước, đời sống nhân dân bần cùng, chết đói hàng loạt. 16' ? Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859 ) ở Ấn Độ. a. Nguyên nhân - Do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách “chia để trị”, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. - Duyên cớ trực tiếp của cuộc khởi nghĩa: do binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống đối. (Trong quân đội, những người lính Xi-pay đã bị sĩ quan Anh đối xử tàn tệ nên rất căm phẫn. Bọn Anh thường nhạo báng tôn giáo của họ. Hồi đó, các viên đạn đại bác được bọc bằng giấy tẩm mở lợn để chống ẩm. Lính Xi-pay phải dùng răng để xé những mãnh giấy bọc. Theo tục lệ, người theo đạo hồi kiêng thịt bò, người theo đạo Ấn kiêng thịt lợn. Họ cảm thấy bị xúc phạm nên tìm cách chống lại.) (Tại sao gọi là khởi nghĩa Xi-pay? Xi-pay là tên gọi những đội quân người Ấn đánh thuê cho đế quốc Anh. Họ là những người nghèo khổ phải đi lính để kiếm sống. Họ đã nổi dậy chống lại Anh nên gọi là khởi nghĩa Xi-pay). b. Diễn biến: - Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. - Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân (nông dân, thợ thủ công…), nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. c. Kết quả - Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu. d. Ý nghĩa: - Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập. ? Vì sao khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859 ) ở Ấn Độ thất bại? - Vì lãnh đạo khởi nghĩa là những phần tử quý tộc phong kiến, vừa thiếu khả năng, tinh thần chiến đấu, vừa dễ dao động. Nhân dân lại chưa kết thành một khối, thiếu vũ khí, không có người chỉ huy giỏi. ? Trình bày phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? - Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh. - 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Đảng Quốc Đại), chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ được thành lập. (Đảng Quốc Đại được thành lập nhằm mục tiêu giành tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc). * Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai phái: + Phái “ôn hòa”: chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ Anh tiến hành cải cách. (Do bản chất thỏa hiệp, bảo vệ quyền lợi của mình nên giai cấp tư sản Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh không triệt để). + Phái “Cấp tiến”: do Ti-lắc cầm đầu thì kiên quyết chống thực dân Anh. (06-1908, chính quyền Anh bắt giam Ti-lắc và nhiều chiến sĩ cách mạng khác.) - 7 – 1905, chính quyền thực dân Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Ben-gan. + Miền Đông: của người theo đạo hồi. + Miền Tây: của người theo đạo Ấn. - 7 – 1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, thành lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy chống lại quân đội Anh. Thực dân Anh đàn áp rất dã man. (Nét mới của phong trào đấu tranh ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX là giai cấp công nhân tham gia ngày càng đông, có tổ chức, thể hiện tính giai cấp ngày càng cao). - Các phong trào đấu tranh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX thất bại. Các phong trào thất bại do Sự đàn áp chia rẽ của thực dân Anh. Chưa có sự lãnh đạo thống nhất, chưa có sự liên kết đấu tranh và chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn. *Kết luận: Từ giữa TKXIX-đầu TKXX, PTĐTGPDT Ấn Độ phát triển mạnh mẽ, tuy thất bại nhưng đặt cơ sở cho những thắng lợi sau này. II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ: 1. Khởi nghĩa Xipay (1857-1895): - Nguyên nhân: + Do sự xâm lược, thống trị tàn ác của thực dân Anh. + Nhân dân Ấn Độ >< TD Anh - Diễn biến: (SGK) - Ý nghĩa: Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất chống CN thực dân, GPDT của nhân dân Ấn Độ 2. Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản lãnh đạo PTĐTGPDT : - 1885, Đảng Quốc Đại thành lập. - Nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc. => phân hóa thành hai phái: “ôn hòa” và “cấp tiến” 3. Khởi nghĩa Bompay (1908) : - 6/1908, thực dân bắt Tilăc, đưa xử án. - 7/1908, công nhân Bom-pay nổi dậy, tổng bãi công, đây là đỉnh cao của PTGPDT Ấn Độ đầu thế kỉ XX. - Kết quả phong trào bị thất bại 4. Củng cố: (4') - Hướng dẫn HS lập niên biểu về PT đấu tranh chống TD Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa TK XIX-đầu TK XX. Niên đại Sự kiện 1857 – 1859 Khởi nghĩa Xi-pay, binh lính cùng nhân dân nổi dậy. 1875 - 1885 Phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân Ấn Độ thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh. 7 - 1908 Tổng bãi công ở Bom-bay, đây là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ, được xem là đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ. - Đảng Quốc Đại thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì? 5.Dặn dò: (1’) Đọc trước bài 10 Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. . Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 8tu8-t15.doc