Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 10, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. (vì Pháp bị thiệt hại sau chiến tranh Pháp - Phổ, thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thị trường trong nước bị thu hẹp).
(- Tư bản Pháp chú ý nhiều đến xuất cảng tư bản hơn là xây dựng, phát triển công nghiệp trong nước là do nghèo tài nguyên để phát triển công nghiệp trong nước so với các nước tư bản khác.)
- Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành, đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngàng công nghiệp mới ra đời như: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô,.
Tuần: 05 Tiết: 10 Bài 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX Ngày soạn: 16/09/2013 Ngày dạy: 18/09/2013 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS biết và hiểu: - Các nước tư bản lớn chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Tình hình và đặc điểm của từng nước đế quốc - Những điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc 2. Kĩ năng: - Bồi dưỡng thêm kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của CNĐQ. - Sưu tầm tài liệu để HS học tập về các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX 3. Tư tưởng: Nâng cao nhận thức về bản chất của CNTB, đề cao ý thức cảnh giác CM, đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh, bảo vệ hòa bình. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy-học: * Giáo viên: - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa thế kỉ XX - Những tư liệu nói về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước tư bản chủ yếu trong giai đoạn này * Học sinh: - SGK, vở. 2. Phương pháp: - Vấn đáp, trực quan…. III/ Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định (1’) 2. KTBC: (4’) Ý nghĩa lịch sử và bài học của công xã Pari? 3. Bài mới: Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, sau thời kì tự do cạnh tranh, các nước tư bản bước sang thời kì mới là tư bản độc quyền hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc. Sang thời kì này tình hình kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước đó có gì thay đổi, tìm hiểu qua bài học hôm nay. TG Hoạt động của GV Nội dung ghi bảng 12’ ? Nêu tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? a. Về kinh tế: Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức). (Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX tốc độ phát triển công nghiệp của Anh chậm lại, bị Mĩ và Đức vượt qua, nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.) (Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa là vì đầu tư vào thuộc địa để tạo điều kiện cho kinh tế Anh phát triển; Đầu tư vào thuộc địa vì ở đây có nguồn nhân lực lao động dồi dào). +Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời (5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh), chi phối toàn bộ nền kinh tế. b. Về chính trị: Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. c. Về đối ngoại: Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức. Chính vì vậy, Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. I/ Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ: 1. Anh: a. Kinh tế: - Tốc độ phát triển kinh tế chậm - Chú trọng đầu tư vào thuộc địa. - Nhiều công ti độc quyền ra đời. b. Chính trị: Quân chủ lập hiến bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. - Đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. => Đặc điểm: chủ nghĩa đế quốc thực dân. 12’ ? Em hãy cho biết tình hình nước Pháp sau năm 1871? - Là nước thua trận, phải bồi thường chiến tranh và diễn ra cuộc cách mạng vô sản. ? Nêu tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? a. Về kinh tế: - Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. (vì Pháp bị thiệt hại sau chiến tranh Pháp - Phổ, thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thị trường trong nước bị thu hẹp). (- Tư bản Pháp chú ý nhiều đến xuất cảng tư bản hơn là xây dựng, phát triển công nghiệp trong nước là do nghèo tài nguyên để phát triển công nghiệp trong nước so với các nước tư bản khác.) - Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành, đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngàng công nghiệp mới ra đời như: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô,... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. (2/3 số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng). - Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất rất cao (Năm 1914, Pháp xuất khẩu 60 tỉ phrăng, trong đó hơn một nữa là cho nước Nga vay, còn lại cho Thổ Nhĩ Kì, các nước Cận Đông, Trung Âu và Mĩ la-tinh Vay, chỉ có 2 – 3 tỉ đưa vào thuộc địa), nên Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. b. Về chính trị: Sau năm 1870, nền cộng hòa thứ ba (CH thứ nhất 1789, CH thứ hai 1848-1849) được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân. c. Về đối ngoại: Tăng cường xâm lược thuộc địa. Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km2. ? Hình thức xuất cảng tư bản giữa Anh và Pháp có gì khác nhau? - Đế quốc Anh đầu tư tư bản chủ yếu vào các thuộc địa. - Đế quốc Pháp hầu hết tư bản đều đầu tư cho những nước chậm tiến như cho Nga vay. 2. Pháp: a. Kinh tế - Từ sau 1871, kinh tế phát triển chậm lại. - Đầu thế kỉ XX, các công ti độc quyền ra đời. - Chú trọng xuất cảng tư bản. => . Đặc điểm: chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi b. Chính trị: - Thể chế cộng hòa - Quan hệ trong nước căng thẳng - Tăng cường xâm lược thuộc địa 11' ? Nêu tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?a. Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ). (Nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là do Đức đã thống nhất được thị trường dân tộc, giành được nhiều quyền lợi sau chiến tranh Pháp - Phổ “ Có An-dát, Lo-ren giàu quặng sắt, than đá, được bồi thường 5 tỉ Phrăng vàng” và ứng dụng những những thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. + Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, điện, hóa chất,... chi phối nền kinh tế Đức. (Công ti than vùng Rai-nơ – Ve-xpha- len (1893→1910) đã kiểm soát hơn 50% tổng sản lượng than ở Đức). b. Về chính trị, đối ngoại: Theo Hiến Pháp 1781, Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, do hoàng đế đứng đầu, “nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền. Bọn quân phiệt nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội và chính quyền ” thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang. + Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới. Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”. 3. Đức: a.Kinh tế: - Phát triển nhanh đứng thứ hai thế giới. - Các công ti độc quyền ra đời. b. Chính trị: - Thể chế liên bang, quyền lực nằm trong tay quí tộc địa chủ và tư sản độc quyền. - Chính sách đối nội, đối ngoại phản đông. => Đặc điểm: chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến 4. Củng cố: (4’) Lập bảng so sánh vị trí kinh tế của Anh, Đức, Pháp trước và sau năm 1870: Trước 1870 Sau 1870 Tên nước Vị trí Tên nước Vị trí Anh 1 3 Pháp 2 4 Đức 3 2 Đặc điểm chung nổi bật nhất trong đời sống kinh tế của các nước TB cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì? (Hình thành các công ti độc quyền) 5. Dặn dò: (1’) Học bài cũ theo nội dung câu hỏi SGK. Soạn phần tiếp theo: tình hình kinh tế, chính trị của Mỹ V. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 8tu5-t10.doc