Giáo án Lịch sử 8 tiết 1 đến 34

TIẾT 20 - BÀI 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914- 1918)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Những nét chính về mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và sự hình thành hai khối quân sự châu Âu: khối Liên minh (Đức – Áo – Hung, I-ta-li-a), khối Hiệp ước (Anh, pháp, Nga). Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.

- Sơ lược diễn biến của chiến tranh qua hai giai đoạn:

 + 1914- 1916: ưu thế thuộc về phe Đức – Áo – Hung.

 + 1917 - 1918: ưu thế thuộc về Anh – Pháp.

- Hậu quả của chiến tranh

 

doc178 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tiết 1 đến 34, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập; 1908: Hội liên hiệp công nhân In- đô- nê- xi-a ra đời truyền bá tư tưởng dân chủ, đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
+ 5/ 1920 Đảng Cộng sản In- Đô- nê- xi- a thành lập.
Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh ở In- Đô- nê- xi- a?(K)
- Mang màu sắc dân tộc, dân chủ sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết dân toocjcuar các giai cấp. Đấu tranh có người lãnh đạo, có tổ chức.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin đã diễn ra như thế nào ?
Dựa vào SGK.
Sử dụng bản đồ giới thiệu Philip-pin và qua trình..
- Cuộc CM 1896- 1898 bùng nổ= > sự ra đời của nước CH Phi- Líp- Pin. 
- Núp dưới danh nghĩa giúp đỡ nhân dân Phi- Líp- Pin. Mĩ đã từng bước gây chiến tranh với Tây- Ban – Nha rồi thôn tính Phi- Líp- pin. Chúng đưa 70.000 quân đến đàn áp, giết 60.000 người yêu nước => phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lắng xuống một thời gian rồi lại tiếp tục bùng phát ở đầu TK XX để giành độc lập dân tộc.
Nhận xét gì về diễn biến cuộc đấu tranh? 
– Diễn ra quyết liệt, mặc dù kẻ thù đàn áp rất dã manà thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các giai cấp tầng lớp
GT Vị trí 3 nước Việt Nam, Lào, Cam – Pu- Chia, cùng năm trên bán đảo Đông Dương, có mối quan hệ mật thiết, liên minh chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống TD Pháp.
Nêu những nét cơ bản về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Cam- pu- chia, Lào và Việt Nam ?
Thuật DB ( sgk – 65 ).
.........................................
Qua phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của 3 nước Đông Dương, hãy rút ra những nhận xét chung nổi bật của phong trào?
Giới thiệu thêm phong trào mianma Miễn Điện.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Anh ( 1885 ) diễn ra quyết liệt
Cho biết kết quả đấu tranh của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐôngNam Á ?
Các phong trào đều thất bại .
 Vì sao các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA lại thất bại?(K)
+ Lực lượng bọn thực dân xâm lược còn mạnh.
+ Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho giặc => phản bội dân tộc.
+ Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức, thiếu kiên quyết.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với quá trình xâm lược ĐNA làm thuộc địa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ trở thành một phong trào rộng lớn.
 Sơ kết bài học:
I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
- Các nước tư bản cần thuộc địa, thị trường.
- Có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên
àmiếng mồi béo bở cho các nước tư bản phương Tây.
* Quá trình xâm lược của CNTD Phương Tây
- Từ nửa sau t/kỉ XIX tư bản p/ Tây xâm lược Đ.N Á
+ Anh: chiếm M.Lai, M/ Điên 
+ Pháp: chiếm VNam, Lào, CPC
+ TBNha, Mĩ: chiếm Phi-lip-pin
+ H/Lan, rồi BĐNha: In-đô-nê-xi-a.
-> Cuối thế kỉ XIX hầu hết các nước ĐNA Hầu hết trở thành thuộc địa, trừ Xiêm.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
* Nguyên nhân
- Do chính sách thống trị và bóc lột hà khắc của thực dân -> Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với thực dân ngày càng gay gắt.
=> Các phong trào bùng nổ.
2. Diễn biến
a) In- Đô- nê- xi- a
- Cuối thế kỷ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời.
- Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCS ( 1920).
b) Phi- Líp – Pin
- Cuộc cách mạng 1896 – 1898 bùng nổ và giành thắng lợi., nước cộng hòa Phi-Lip-pin thành lập, sau đó lại bị Mĩ thôn tính.
c) Ở Lào, Việt Nam, Cam- Pu- Chia
- Cùng bị thực dân Pháp xâm lược.
- Phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ.
- Ba nước liên minh chống Pháp
4. Củng cố
? Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của nhân dân ĐNA cuối thế kỷ XI X- đầu thế kỷ XX?
Tên quốc gia bị xâm lược
Đế quốc
Thời gian
Phong trào đấu tranh
Thành quả
In- đô- nê- xi-a 
Hà Lan,
Bồ Đào Nha
1905
Phong trào đấu tranh của công nhân
Năm 1920 ĐCS được thành lập
5. Dặn dò 
- Về học bài – trả lời câu hỏi cuối mục sgk. Hoàn thiện bài tập trên.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Nhật Bản TK XIX - đầu TK XX
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:12/10/2013 
Ngày giảng:18/10/2013 BÀI 12
TIẾT 18: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Trình bày những nội dung, ý nghĩa chính của cuộc Duy Tân Minh Trị.
- Quá trình Nhật Bản trở thành một nước Đế Quốc.
2. Tư tưởng
- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa tiến bộ của những cải cách đối với sự phát triển của XH. 
- Giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với CNĐQ. 
3. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ
B. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. 
 - Bản đồ nước Nhật cuối TK XIX đầu TK XX.
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Kiểm tra 
? Vì sao ĐNA lại trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc PT?
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài: Cuối TK XIX đầu TK XX hầu hết các nước Châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoẳng suy yếu, bị các nước đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế trở thành một đế quốc duy nhất ở Châu Á. Vậy tại sao trong bối cảnh chung của Châu Á Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước Phương Tây trở thành một cường quốc đế quốc ? Để hiểu được bài này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài 12 – Tiết 18 .. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KT cần đạt
GV
HS
?
GV
?
?
?
?
HS
GV
?
?
?
?
?
?
?
HS
?
?
GV
?
?
?
HS
?
GV
- Cho HS quan sát lược đồ.
- Sử dụng lược đồ: “ Đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ”- giới thiệu khái quát về nước Nhật.
Theo dõi bản đồ và giới thiệu của GV – SGK cho biết.
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX tình hình nước Nhật Bản như thế nào? có điểm gì giống với các nước Châu Á nói chung.
Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho đất nước Nhật?
- Nhật Bản cần có sự lựa chọn (2 con đường)
- Hoặc tiếp tục duy trì CĐPK mục nát để trở thành miếng mồi cho TD Phương Tây.
- Hoặc tiến hành cải cách để canh tân đất nước.
Nhật Bản chọn con đường nào?
- Tiến hành Duy tân
Duy tân Minh Trị được thực hiện vào thời gian nào? Ai là người khởi xướng?
Nêu hiểu biết của em về Thiên Hoàng Minh Trị? Ông có vai trò ntn đối với cuộc cải cách Duy Tân Minh trị ?
Nội dung chủ yếu của cuộc duy tân Minh trị là gì?
- Cải cách tiến hành trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, và văn hoá, giáo dục, quân sự.
Cải cách (duy tân về kinh tế diễn ra như thế nào ?
Chú ý vào phần chú thích chữ nhỏ nêu.
- Thống nhất tiền tệ
- Thống nhất thị trường tiền tệ.
- Xóa bỏ độc quyền ruộng đất.
- Phát triển KTTBCN ở nông thôn
- Xây dựng cơ sở hạ tầng , đường xá cầu cống.
Phân tích để thấy được cái mới của duy tân Minh Trị.
Qua phân tích những điểm tiến bộ trên. Em có nhận xét gì về các cải cách trên lĩnh vực kinh tế?(K)
- Toàn diên : Tài chính, công nghiệp, nông nghiệpànền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được ổn định hơn trước.
Duy tân về chính trị, xã hội được thực hiện như thế nào ? chỉ ra những điểm tiến bộ của nó ?
- Cải cách chế độ nông nô, đưa quí tộc tư sản hoá và đại tư sản lên cầm quyền
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử HS ưu tú du học phương Tây.
Duy tân quân sự được Minh Trị thực hiện như thế nào?
- Quân đội tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây, 
- Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, 
- Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
Nhìn vào nội dung cải cách của cuộc duy tân Minh trị ? ? em có nhận xét gì về những cải cách trên.
Những cải cách trên đã đem lại kết quả gì cho nước Nhật?
Vì sao DuyTân Minh Trị Nhật có sức cuốn hút các nước Châu Á noi theo? Liên hệ thực tế với cuộc Duy Tân theo tư tưởng Nhật Bản ở Việt Nam?(G)
- Cải cách Duy Tân đưa nước Nhật phát triển mạnh theo con đường TBCN => Nhật không bị biến thành thuộc địa hay nửa thuộc địa như các nước Châu Á.
- Cải cách Duy Tân đưa nước Nhật từ 1 nước PK lạc hậu trở thành 1 nước TB phát triển => ở châu Á chưa nước nào thực hiện được.
à Có sức lôi cuốn: Việt Nam Duy Tân theo tư tưởng Nhật Bản diễn ra đầu TK XX do các sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng ( tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh).Ở Trung Quốc có Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.
Cuộc Duy Tân Minh Trị có phải là cuộc CM TS không? Tại sao?(K)
- Là cuộc CM TS vì:
+ Chấm dứt CĐPK (1868 ) của Sô- Gun, lập chính quyền của quý tộc TS hoá đứng đầu là Nây- Gi ( Minh trị ).
+ Cải cách toàn diện, mang tính chất TS
Theo dõi đoạn đầu SGK và cho biết.
Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện hoàn cảnh nào ?
* Hoàn cảnh
+ Thắng lợi trong chiến tranh Trung – Nhật.
+ Cải cách Minh Trị thành công.
Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật tiến sang CNĐQ? 
Giới thiệu một số nét về công ty độc quyền Mít-xưi: là một tổ chức độc quyền lớn ra đời vào thế kỉ XVII từ một hàng buôn và ngày càng phát triển, cho vay lãi. Do tích cực ủng hộ Thiên hoàng nên giành được nhiều đặc quyền, Đầu thế kỉ XX Mít-xưi đã nắm được nhiều ngành kinh tế lớn quan trọng: Khai mỏ, điện, diệt Một nhà báo kể lại “.Anh có thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thủy của hãng Mit xưi, tàu chạy bằng than đá của Mit xi, cập bến của Mit xưi, sau đó đi đến tàu điện của Mit xưi đóng, đọc sách do Mit xưi xuất bản, dưới ánh bóng điện do Mit xưi chế tạo”
Qua lời kể của nhà báo, em có nhận xét gì về vai trò của các công ty độc quyền?
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tình hình chính trị Nhật có điểm gì nổi bật?
Dựa vào lược đồ em hãy xác định vị trí bành trướng của Nhật cuối TK XIX, đầu TK XX?
Xác định
Em có nhận xét gì về chính sách xâm lược và bành trướng của Nhật?(G)
- Chính sách ngoại giao, xâm lược bành trướng, hung hãn của Nhật bản không kém gì các nước Tây Âu .
Như vậy ngoài việc đẩy mạnh chính sách xâm lược bành trướng lãnh thổ, Nhật cũng thi hành một loạt các chính sách đối nội rất phản động, Vì vậy nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh. Các cuộc đấu tranh đó diễn ra như thế nào các em về đọc thêm cho cô phần III. 
I. Cuộc Duy Tân Minh Trị
* Hoàn cảnh
- CĐPK Nhật khủng hoảng nghiêm trọng.
- CNTB phương Tây, đi đầu là Mĩ tìm cách xâm lược.
* Nội dung 
 - Tháng 1.1868 cải cách Duy Tân Minh Trị được thực hiện.
àTrên tất cả các mặt
* Kinh tế 
* Chính trị, xã hội
* Quân sự
àCải cách tiến bộ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, cải cách theo con đường TBCN.
* Kết quả
- Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
*Biểu hiện
- Kinh tế TBCN phát triển mạnh. 
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, tập chung công nghiệp,thương nghiệp và ngân hàng.
+ Sự ra đời các công ty độc quyền( Mít- Xưi ; Mít- su- bi- si ....)àBao trùm toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
- Chính trị 
+ Là nước quân chủ lập hiến, 
+ Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ. 
-> Nhật là nước đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.(Giảm tải)
4. Củng cố
? Nội dung và kết quả của cuộc cải cách duy tân Minh Trị
5. Dặn dò 
- Hướng dẫn học ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK. Nhắc nhở HS nội dung ôn tập, kiểm tra 45 phút.
=============================================================
Ngày soạn:16/10/2013 
Ngày giảng:21/10/2013 
 TIẾT 19: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhằm kiểm tra đánh giá quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của HS trong chương trình lịch sử từ đầu năm -> nay.(kiến thức cơ bản trọng tâm của hai chương I, II).
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng hs ý thức về tính chích xác, sự ham học bộ môn. Bước đầu hình thành được ý thức đúng đắn về sự phát triển của lịch sử thế giới từ những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ( thế kỉ XVI ) đến đầu thế kỉ XX.
3. Kỹ năng 
- Biết lựa chọn kiến thức để làm bài kiển tra, biết trình bày 1 bài viết Lịch sử
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án + biểu điểm
2. Học sinh: Ôn tập
III. THIẾT KẾ MA TRẬN
 Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
CĐ1: 
Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Trình bày nguyên nhân dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh.
Nhận xét 
được đặc điểm chung của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ?
Số câu 
Số điểm 
Số câu: 1/2 
Số điểm: 2 
Số câu:0 
Số điểm:0 
Số câu:1/2 
Số điểm: 2 
Số câu:0 
Số điểm:0 
 Số câu:1
4 điểm=
 40 %
CĐ2. 
Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Giải thích được vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản Phương Tây
.
Số câu 
Số điểm 
Số câu:0 
Số điểm: 0 
Số câu:1
Số điểm:2 
Số câu:0 
Số điểm: 0 
Số câu:0 
Số điểm: 0 
Số câu: 1
2 điểm= 
20 %
CĐ3. 
Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Trình bày nội dung và kết quả của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
Số câu 
Số điểm 
Số câu:1 
Số điểm: 4 
Số câu:0
Số điểm:0 
Số câu:0 
Số điểm: 0 
Số câu:0 
Số điểm: 0 
Số câu: 4
4 điểm= 10 %
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2/3+2/3 
Số điểm: 6
 60 %
Số câu:1/3+1 
Số điểm: 2 
20 %
Số câu:1/3 
Số điểm: 2 
 20 %
Số câu:0 
Số điểm:0
Số câu :3
Số điểm:10 
= 100%
IV. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
- GV chép đề
* Câu 1 (4 điểm)
Trình bày nguyên nhân dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh? Nêu nhận xét của em về đặc điểm chung của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ?
* Câu 2(2 điểm)
Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản Phương Tây ?
* Câu 3 (4 điểm)
Trình bày nội dung và kết quả của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu
Nội dung
Điểm
1
+ Nguyên nhân => tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh.
- Do công nghiệp ở Anh phát triển sớm nên máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. 
-Giai cấp tư sản Anh chú trọng lại đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.
+ Nhận xét của em về đặc điểm chung của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ?
- Anh: Chủ nghĩa ĐQ Anh là “ CNĐQ thực dân ”
- Pháp: Chủ nghĩa ĐQ Pháp là “ CNĐQ cho vay lãi ”.
- Đức: Chủ nghĩa ĐQ Đức là “ CNĐQ quân phiệt , hiếu chiến”
- Mĩ : Đế quốc của “các ông vua công nghiệp”
1 điểm
1 điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
2
+ Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản Phương Tây vì.
- Các nước tư bản phát triển cần thuộc địa, thị trường 
- Đông Nam Á là vùng có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên.
- Chế độ phong kiến suy yếu 
-> Trở thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước tư bản phương tây xâm lược.
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
 3
+ Nội dung và kết quả của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
- Kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ. Phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống phục vụ giao thông liên lạc. 
- Chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc đại tư sản. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, xóa bỏ chế độ nông nô. 
- Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kỷ thuật trong giảng dạy. Cử học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. 
- Quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng
* Kết quả: Đưa nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, mở đường cho CNTB phát triển. 
0,75điểm 
0,75điểm 
0,75điểm
0,75điểm
1 điểm
* Củng cố và dặn dò
- Gv nhận xét giờ kiểm tra
- Thu bài, kiểm tra số lượng bài / số lượng học sinh
- Đọc trước bài mới : Bài 13
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:19/10/2013 
Ngày giảng:26/10/2013 
CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914- 1918)
TIẾT 20 - BÀI 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914- 1918)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Những nét chính về mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và sự hình thành hai khối quân sự châu Âu: khối Liên minh (Đức – Áo – Hung, I-ta-li-a), khối Hiệp ước (Anh, pháp, Nga). Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.
- Sơ lược diễn biến của chiến tranh qua hai giai đoạn:
 + 1914- 1916: ưu thế thuộc về phe Đức – Áo – Hung.
 + 1917 - 1918: ưu thế thuộc về Anh – Pháp.
- Hậu quả của chiến tranh 
2. Tư tưởng 
- Tinh thần đấu tranh kiên quyết chống CNĐQ, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
3. Kỹ năng
- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐCS, đấu tranh chống CNĐQ gây chiến.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. 
 Chiến tranh thế giới thứ nhất - Bảng thống kê kết quả của chiến tranh.
2. Học sinh : Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
? Nêu nội dung chủ yếu của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản? Vì sao đế quốc ? 
? Nhật được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Thế kỷ XX đã đi qua với những cuộc chiến tranh bùng nổ. Trong đó có hai cuộc chiến tranh lớn có qui mô toàn thế giới là chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã bùng nổ như thế nào, diễn biến và kết cục mà nó đem lại ra sao?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KT cần đạt
GV
?
?
?
GV
?
?
?
 ?
?
GV
GV
GV
HS
?
GV
GV
?
GV
GV
GV
HS
?
?
?
?
 Gợi cho hs nhớ lại tình hình các nước đế quốc Anh, Pháp , Đức, Mĩ cuối thê kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
 Điểm chung nổi bật nhất của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?
- Nền kinh tế phát triển mạnh => sự hình thành các công ty độc quyền (chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị ở các nước đó) => Đánh dấu thời kỳ chuyển sang giai đoạn CNĐQ ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
 Hiện tượng gì đã xảy ra khi các công ty độc quyền ra đời ở các nước đế quốc ?
Sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc => sự thay đổi gì giữa các nước đế quốc?
Những nước phát triển sau cần có nhiều thị trường, trong khi những nước đi trước tuy đã chiếm một số lớn thuộc địa, nhưng vẫn muốn chiếm thêm thị trường mới.. Do đó nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước đế quốc để giành giật của nhau thị trường, thuộc địa và phân chia lại thế giới. 
 Những cuộc đấu tranh ấy đã bắt đầu diễn ra từ những năm cuối thế kỉ XIX – và đầu thế kỉ XX .
- Đọc đoạn chữ in nhỏ ( sgk- 70 ).
 Em có nhận xét gì về các cuộc chiến này? (K)
(Thảo luận).
- Đều là các cuộc chiến tranh giành thuộc địa lẫn nhau giữa các nước đế quốc: Mĩ – Tây Ban - Nha; Nga - Nhật.
 Chiến tranh để giành thuộc địa và thôn tính đất đai: Anh, liên quân tám nước can thiệp vào Trung Quốc.
 Những cuộc chiến tranh đó phản ánh điều gì?
- Phản ánh tham vọng của các nước đế quốc xâm chiếm thuộc địa và thị trường, đồng thời phản ánh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nhân dân đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.
- Đế quốc Đức là hung hãn nhất vì nước Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhưng lại ít thuộc địa.
 Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã => hậu quả gì?
+ 1882 thành lập khối liên minh: Đức, Áo, Hung , Thổ Nhĩ Kì.
+ 1907 Thành lập khối hiệp ước: Anh , Pháp, Nga.
Để giải quyết mâu thuẫn trên, hai khối đế quốc đã làm gì ?
 Hãy cho biết duyên cớ dẫn đến cuộc chiến tranh ?
Nhân sự kiện này, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28/7/1914); Đức tuyên chiến với Nga (1/8) rồi Pháp (3/8) Anh tuyên chiến với Đức (4/8) => Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bùng nổ).
 Nêu: Cuộc chiến tranh thế giới được chia làm hai giai đoạn 
 + Giai đoạn 1: 1914- 1916.
 + Giai đoạn 2: 1917- 1918.
Dùng bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất để trình bày những nét chính về diễn biến chiến sự giai đoạn 1:
Trình bày diễn biến theo SGK
Em có nhận xét gì về tình hình chiến sự trong giai đoạn thứ nhất?
Lúc đầu chỉ có năm cường quốc Châu Âu, dần dần tăng 38 nước trên thế giới, nhiều thuộc địa của các nước đế quốc bị lôi cuốn và

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_SU_8_CA_NAM_20150726_011627.doc
Giáo án liên quan