Giáo án Lịch sử 8 – Kì II

 Tiết 45:

KIỂM TRA MỘT TIẾT

 1. Mục tiêu:

 a. Về kiến thức:

 Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu những kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX của HS :

 - Nêu được nội dung chính của những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

 - Trình bày được quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai.

 - Hiểu được phong trào Cần vương là một phong trào yêu nước được đánh giá cao.

 - Chứng minh được cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương

 2. Về kĩ năng:

 Rèn cho học sinh các kĩ năng trình bày ,giải thích chứng minh đánh giá vấn đề lịch sử

 c. Về thái độ:

 Giáo dục ý thức suy nghĩ độc lập , sáng tạo khi làm bài.

 

doc105 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 – Kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t 23.5000tấn trong đó có hoa màu chiếm tỷ trọng 50,2% có 6xã và 25 HTX đạt 5 tấn thóc trở lên / ha 
Chăn nuôi: điển hình chăn nuôi giỏi: các xã: Chiềng La, Phỏng Lài, Noong lay, chiềng Pấc Chiềng Ly, Thôm mòn 
Sản xuất lâm nghiệp được đẩy mạnh nổi bật là phong toàn dân bảo vệ rừng 
- Quan hệ sản xuất tập thể tiếp tục được củng cố vân động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý HTX được thí điểm ở ba xã : THôm Mòn, Chiềng Ly, Chiềng La. Sau đó triển khai mở rộng và hoàn thành ở 17xã gồm 98HTX 
HS trình bày:
Toàn huyện đã huy động hơn 900 ngàn dân công để mở mang các tuyến đường liên xã : Quỳnh- Thuận , Tranh Đấu, Co Mạ, Phỏng Lái ...
- Xây dựng các công trình thuỷ điện , sử chữa mương phai dẫn nước vảo ruộng .Thành lập các công trường xẻ gỗ 
HS trình bày:
- Lĩnh vực VHGD: Xã nào cũng có trường học ,nhà truyền thống , cuối năm 1978 nông trường Co Mạ được thành lập vơi 296 lao động 
Về lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Xí nghiệp của tỉnh đóng trên địa bàn: Xi măng Chiềng Pấc, xí nghiệp đường vượt mức kế hoạch.Bên cạnh đó các ngành cơ khí sản xuất nông cụ , chế biến lương thực cũng đẩy mạnh 
- Công tác giao thông vận tải và bưu điện phát triển mạnh làm mới và sửa chữa 19 cầu treo điển hình: Thôm Mòn, Phỏng Lái , chiềng Pấc , Chiềng bôm , Tông lệnh ...
- Tài chính ngân hàng không ngừng tăng nguồn thu có 100% số hộ tham gia gửi tiết kiệm các xã
Hoàn thành vượt mức là Noong lay, Phỏng Lái, Chiềng Ly, Chiềng Pha , Muổi nọi, Bó Mười, Mường Khiêng, Thị Trấn...
- Các ngành kinh doanh phục vụ : như cửa hàng ăn uống, ngoại thương, thương nghiệp, đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 
- Công tác bảo vệ sức khoẻ : Mạng lưới khám chữa bệnh được mở rộng ngoài bệnh viện có phân viện vùng cao Co Mạ, 34 trạm xá
- Phong trào TDTT phát triển mạnh 
- VHGD: được phát triển mạnh mẽ 33/35 xã có trường cấp I, có 11 trường cấp II, 1 trường cấp III
Công tác quân sự : Tiếp tục củng cố xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh , thường xuyên luyện tập kĩ thuật chiến đấu bảo vệ an ninh, tăng cừng trang bị vũ khí . công tác tuyển quân được đảm bảo 
Tuy nền kinh tế xã hội còn gặp nghiều khó khăn nhất định song nền KT- XH An ninh quốc phòng Thuận Châu cơ bản vững mạnh ổn định và phát triển nó chứng minh sức mạnh của phong trào quần chúng nhân dân đồng thời thể hiện rõ năng lực lãnh đạo chỉ đạo vững vàng của đảng bộ tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới .
II.Thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ Thuận Châu lần thứ XI-XII 
(1980 - 1986): (16') 
- Cả nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống lại bị chiến tranh phá hoại về nhiều mặt của các thế lực thù địch 
HS trình bày:
- Đề ra nhiệm vụ cụ thể là : 
+ Phấn đấu ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất văn hoá của nhân dân. 
+ Tiếp tục xây dựng trọng điểm một số cơ sở vật chất , kĩ thuật càn thiết phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống. 
+ Đẩy mạnh của cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN. 
+ Đáp ứng đầy đủ và ra sức củng cố quốc phòng an ninh chính trị. 
+ Ra sức xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. 
-Về Nông - lâm nghiệp: Sản xuất theo hướng thâm canh lúa ruộng ổn định cây trồng , nhiều HTX " 5 tấn xuất hiện " điển hình là HTX Thôm Mòn nhiều năm liền đạt năng xuất lúa bình quân 8,2tấn /ha cao nhất tỉnh 
-Về chăn nuôi: Đàn trâu tăng 2,4%, đàn lợn tăng 6,55% 
- Diện tích cây công nghiệp tăng nhất là cây chè phỏng lái 
- Công tác VH văn nghệ , TDTT đẩy mạnh cong tác giáo dục tư tưởng , phát động phong trào bảo vệ tổ quốc kiên quyết bài trừ các tệ nạn XH lạc hậu: cưới xin, ma chay ...
- Ngành y tế làm tốt công tác phòng dịch và điều trị 
- Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp , thương mại, dịch vụ được chỉ đạo , đầu tư phát triển , phục vụ tốt cho yêu cầu của đời sống. 
 c. Củng cố, luyện tập: (3’)
 Nhận xét chung: Những thành tựu cũng như yếu kém và vấp váp trong thời kì qua đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu cho đảng bộ cho đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thuận Châu vượt qua khó khăn thử thách cùng cả nước bước vào thời kì mới đầy thử thách thời kì đổi mới đất nước 
 Khôi phục và thúc đẩy KT- XH phát triển XD an ninh quốc phòng vững mạnh 
 Thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ Thuận Châu lần thứ XI-XII( 1980 - 1986) 
 Trình bày những nhiệm vụ cụ thể của ban chấp hành huyện uỷ thuận châu Khôi phục kinh tế - XH và XD an ninh quốc phòng 
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
Học, nắm chắc thông tin GV đã cung cấp.
Hoàn thành bảng theo mẫu đã cho.
Chuẩn bị bài: Làm bài tập Lịch Sử.
Yêu cầu: Xem lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu học kì hai.
Làm các dạng bài tập GV đã cho.
Rút kinh nghiệm sau bài giảng
- Thời gian giảng toàn bài : ........................................................................................ - Thời gian giảng từng phần :.....................................................................................
- Nội dung kiến thức : ................................................................................................. - Phương pháp giảng dạy : .........................................................................................
Ngày soạn: 9 /3/2014 
 Ngày dạy: 11/3/2014 dạy lớp 8B 
Ngày dạy: 14/3/2014 dạy lớp 8A 
 Tiết 43: 
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
 1. Mục tiêu.
 a. Về Kiến thức:
 Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học từ đầu học kì II.
 - Nắm được những kiến thức cơ bản về phần lịch sử VN từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
 - Thấy được sự hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn trước việc TDP sang xâm lược.
 - Thấy được tinh thần dũng cảm, và tinh thần yêu nước của các văn thân sĩ phu và nhân dân ta trong thời gian đó.
 b.Về Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng so sánh, phân tích sự kiện lịch sử, lập bảng thống kê.
 c. Về Thái độ: 
 Bồi dưỡng cho HS lòng căm thù TDP xâm lược và lòng yêu nước. Biết ơn những người anh hùng dân tộc.
 2. Phần chuẩn bị của GV và HS.
 a. Chuẩn bị của GV: 
 Ra một số dạng bài tập, tranh ảnh, lược đồ.
 Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh.
 - Phương pháp, kĩ thuật dạy học : động não , nhận xét , so sánh ,thảo luận,... 
 Kĩ thuật phòng tranh,...
 b. Chuẩn bị của HS: 
 Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 Xem lại các dạng bài tập trong chương trình học kì II
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra trong quá trình làm bài tập.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
 Để củng cố lại những kiến thức các em đã học từ đầu học kì II và rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh lịch sử.. 
 b.Dạy nội dung bài mới: (42’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV nêu yêu cầu bài tập và cho HS lên bảng thực hiện:
Điền từ vào chỗ trống những chi thiết cần thiết cho đầy đủ nội dung cơ bản của Hiệp ước 5.6.1862 (Nhâm Tuất).
GV nhận xét khuyến khích cho điểm
GV nêu yêu cầu
Treo bảng phụ
Viết chữ Đ hoặc S vào ô vuông dưới đây:
GV nhận xét cho điểm 
Từ năm 1858 →1913 ta có những cuộc khởi nghĩa nào lớn chống TDP. Hãy thống kê thành bảng.
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn (3’)
Bài tập 1:
HS lên bảng điền: 
Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền đông Nam Kì và Côn đảo.
 Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên) cho phép vào buôn bán.
 Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia tô, bãi bỏ lễnh cấm đạo trước đây.
 Bồi thường chiến phí cho Pháp một khoản tiền chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
 Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
Bài tập 2. 
HS lên bảng điền vào bảng phụ
Nội dung
Đ
S
1. Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu cần vương”.
Đ
2. “ Cần vương” có nghĩa là hết lòng giúp vua cứu nước.
Đ
3. Từ Quảng Tị, Tôn Thất Thuyến đưa vua Hàm Nghi đi dọc theo dãy Trường Sơn ra Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Đ
4. Cuối năm 1886 vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt.
S
5. Tháng 11/1888, Tôn Thất Thuyết sang TQ cầu viện.
S
Bài tập 3:
HS thảo luận – báo cáo 
STT
Thời gian
Người lãnh đạo
Tên cuộc khởi nghĩa
1
1886-1887
Phạm Bành- Đinh Công Tráng
KN Ba Đình
2
1883-1892
Nguyễn Thiện Thuật
KN Bãi Sậy
3
1885-1895
Phan Đình Phùng
KN Hương Khê
4
1884-1913
Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
KN Yên Thế
 Bài tập 4: Nối cột A tên ( cuộc khởi nghĩa ) với cột B ( người lãnh đạo )
 GV chuẩn bị bảng phụ - HS lên bảng thực hiện
 A. tên cuộc khởi nghĩa
B. Người lãnh đạo
1. Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế
a. Phạm Bành
2. Khởi nghĩa Ba Đình
b. Tôn Thất Thuyết
3. Khởi nghĩa Bãi Sậy
c. Phan Đình Phùng
4. Khởi nghĩa Hưng Khê
D. Nguyễn Thiện Thuật
 Bài tập 5:
 GV nêu yêu cầu bài tập
 HS hoạt động cá nhân
 So sánh điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần vương và phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp?
 * Giống nhau: Mục đích: Giải phóng dân tộc.
 Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.
 * Khác nhau :
Phong trào
Mục tiêu
Lãnh đạo
Địa bàn
Cần vương
Khôi phục chế độ phong kiến
Văn thân sĩ phu
Hoạt động nhiều tỉnh
PT tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng.
Giành lại cơm no, áo ấm.
Nông dân, tù trưởng miền núi.
Một địa phương nhất định
Sự khác biệt
Khởi nghĩa Yên Thế
Phong trào Cần Vương
Địa bàn
Huyện Yên Thế
Tỉnh Bắc Giang
Các tỉnh: Thanh Hóa, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Lãnh đạo.
Thủ lĩnh nông dân: 
Đề Nắm, Đề Thám.
Văn thân sĩ phu yêu nước.
Lực lượng.
 Nông dân.
Nông dân, văn thân sĩ phu yêu nước.
Thời gian hoạt động.
 29 năm
 11 năm
Mục đích.
Chóng ngoại xâm và chống lại triều đình.
Ủng hộ phong trào Cần Vương để chống Pháp và khôi phục lại triều đình.
 GV yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trình bày:
 Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn:
 GV nhận xét cho điểm
 Vì sao thực dân Pháp lại phải hai lần thương lượng và giảng hòa với nghĩa quân Yên Thế? Thực chất âm mưu giảng hòa của thực dân Pháp là gì?
GV nêu yêu cầu bài tập: Trình bày nội dung Thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ Thuận Châu lần thứ XI-XII( 1980 - 1986)
Bài tập 6: 
HS trình bày
Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa lớn, kéo dài, quyết liệt có ảnh hưởng sâu rộng. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng Cần vương mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để bảo vệ quyền lợi thiết thực giữ đất, giữ làng. Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt buộc thực dân Pháp phải hai lần giảng hoà.
Bàì tập 7:
HS thảo luận nhóm – báo cáo
 - TDP chỉ giảng hòa và thương lượng với nghĩa quân Yên Thế, khi chúng vấp phải khó khăn lớn như đòi điều đình để chuộc lại tên Sét-nay, hoặc để chúng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và bóc lột.
 Trong thời gian hòa hoãn, thực dân Pháp chuẩn bị lực lượng và bất ngờ tấn công trở lại. Chúng cho lính lùng sục, tập trung quân mở những trận càn liên tiếp, bao vây căn cứ, tiêu diệt dần lực lượng nghĩa quân và sát hại thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa. 
Bài tập 8:
HS đứng tại chỗ trả lời:
- Cả nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống lại bị chiến tranh phá hoại về nhiều mặt của các thế lực thù địch 
- Đề ra nhiệm vụ cụ thể là : 
+ Phấn đấu ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất văn hoá của ND 
+ Tiếp tục xây dựng trọng điểm một số cơ sở vật chất , kĩ thuật càn thiết phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống 
+ Đẩy mạnh của cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN 
+ Đáp ứng đầy đủ và ra sức củng cố quốc phòng an ninh chính trị 
+ Ra sức xây dựng đảng trong sạch vững mạnh 
 - Về nông -lâm nghiệp : sản xuất theo hướng thâm canh lúa ruộng ổn định cây trồng , nhiều HTX " 5 tấn xuất hiện " điển hình là HTX Thôm Mòn nhiều năm liền đạt năng xuất lúa bình quân 8,2tấn /ha cao nhất tỉnh 
 -Về chăn nuôi ; đàn trâu tăng 2,4%, đàn lợn tăng 6,55% 
- Diện tích cây công nghiệp tăng nhất là cây chè phỏng lái 
- Công tác VH văn nghệ , TDTT đẩy mạnh cong tác giáo dục tư tưởng , phát đọng phong trào CM bảo vệ tổ quốc kiên quyết bài trừ các tệ nạn XH lạc hậu : Cưới xin, ma chay ...
 - Ngành y tế làm tốt công tác phòng dịch và điều trị 
 - Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , thương mại , dịch vụ được chỉ đạo , đầu tư phát triển , phục vụ tốt cho yêu cầu của đời sống 
 - Những thành tựu cũng như yếu kém và vấp váp trong thời kì quá độ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu cho đảng bộ và nhân dân các dân tộc thuận Châu vượt qua mọi khó khăn , trở ngại , cùng cả nước bước vào thời kì mới đầy thử thác thời kì đổi mới đất nước 
 c. Củng cố: (1’) 
 GV nhắc lại nội dung cơ bản của tiết bài tập: Hình thức thực hiện; nội dung các bài tập theo các giai đoạn và chương trình lịch sử địa phương.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
 Học bài cũ, làm lại tất cả các bài tập.	
 Làm các bài tập SBT
 Chuẩn bị bài 28: Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
 Yêu cầu: Đọc kĩ các thông tin SGK
 Trả lời các câu hỏi:
 - Vì sao các sĩ phu, quan lại đưa ra những đề nghị cải cách.
 - Nội dung chính trong các đề nghị cải cách.
 - Hậu quả những cải cách đó.
 Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
- Thời gian giảng toàn bài : ........................................................................................ - Thời gian giảng từng phần :.....................................................................................
- Nội dung kiến thức : ................................................................................................. - Phương pháp giảng dạy : .........................................................................................
Ngày tháng 3 năm 2014
Kí, duyệt của tổ chuyên môn
.................................................................
.................................................................
Tổ trưởng
Vũ Thị Hoa
Ngày soạn: 16/3/2014
 Ngày dạy: 18/3/2014 dạy lớp 8B
 Ngày dạy:21/3/2014 dạy lớp 8A
Tiết 44: Bài 28:
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM
 NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
 1. Mục tiêu.
 a. Về kiến thức:
 - Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
 - Nội dung chính của phong trào cải cách Duy tân và nguyên nhân vì sao những cuộc cải cách này không được thực hiện.
 b. về kĩ năng.
 Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định một vấn đề lịch sử, liên hệ vận dụng giữa lí luận và thực tiễn.
 c. Về thái độ.
 Khâm phục tinh thần dũng cảm, cương trực và thẳng thắn; trân trọng những đề nghị cải cách của các nhà Duy tân nửa cuối thế kỉ XIX muốn tạo ra thực lực chống giặc ngoại xâm.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a. Chuẩn bị của GV.
 Đọc, nghiên cứu tài liệu soạn giáo án.
 Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài dạy.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học : Trình bày , phân tích , so sánh , thảo luận,... 
 b. Chuẩn bị của HS.
Học bài cũ theo yêu cầu của GV.
Đọc kĩ nội dung các mục SGK.
Tìm hiểu tư liệu về Nguyễn Trường Tộ.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Kiểm tra vở bài tập của HS, nhận xét
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
 Nửa cuối thế kỉ XIX. TDP đang mở rộng xâm lược VN, chuẩn bị đánh Bắc Kì, triều đình Huế vẫn thực hiện chính sách bảo thủ, lạc hậu về mọi mặt. Trào lưu tư tưởng mới, trào lưu cải cách duy tân đã xuất hiện ở nước ta nhằm đưa nước ta lên con đường DT tiến bộ, tạo ra 1 thực lực cho đất nước đánh ngoại xâm, nhưng cải cách đó không được nhà Nguyễn thực hiện. Vì sao?
 b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục I và nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận (3 nhóm, mỗi nhóm 1 nội dung): Trình bày những nét chính tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt nam cuối thế kỉ XIX?
GV mở rộng: Cuối thế kỉ XIX thực dân pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam kì và chuẩn bị cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam chúng ra sức gấp rút củng cố bộ máy cai trị thẳng tay thực hiện mọi thủ đoạn giết người bắt sưu đánh thuế bắt lính trong nhân dân vơ vét lúa gạo cướp doạt ruộng đất chúng mở trường đào tạo cấp tốc bọn tay sai các loại ra báo tuyên truyền cho việc đánh chiếm Bắc kì sắp tới. Trước âm mưu thâm độc như vậy nhưng triều đình nhà Nguyễn đã tỏ ra hoàn toàn bị động và bất lực không có những biện pháp kiên quyết để đối phó lại vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị ngoại giao lỗi thời lạc hậu 
GV bổ xung: Quả thực tình hình việt nam ngày càng bi đát bên ngoài thì thực dân pháp đang mưu đồ thôn tính cả nước ta trong khi đó triều đình phong kiến vẫn tiếp tục ra sức vơ vét bóc lột nhân dân cả nước vừa để thoả mãn nhu cầu xa xỉ của giai cấp phong kiến suy tàn vừa để có tiền bồi thường chiến phí cho pháp 280 vạn lạng bạc trong 10 năm trong khi triều đình thu hàng năm chỉ được 150 ngàn lạng bạc.
 Trong khi đó nông nghiệp thì bỏ trễ nạn vỡ đê mất mùa sảy ra thường xuyên, còn công nghiệp và thương nghiệp cũng không có gì khác trước, chính sách ức chế thương nghiệp bế quan toả cảng trong thương nghiệp cũng như chính sách công tượng trong công nghiệp kìm hãm ngặt nghèo sự phát triển của 2 ngành đó. 
Nền tài chính của nhà nước phong kiến ngày thêm thiếu hụt 1 cách trầm trọng đời sống nhân dẩn trong nước ngày 1 kiệt quệ mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đan xen với nhau làm cho xã hội thêm rối loạn, những người nông dân họ không chịu được nỗi thống khổ đã đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến.
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân chông triều đình phong kiến trong nửa cuối thế kỉ XIX?
GV: Đứng trước bối cảnh đó nước ta phải làm gì?
Vậy những trào lưa cải cách đó đã diễn ra như thế nào chúng ta đi tìm hiểu.
GV yêu cầu HS dựa vào SGK và trả lời câu hỏi: Vì sao các quan lại, sĩ phu lại đưa ra những đề nghị cải cách?
GV: Các sĩ phu đề xướng cải cách đất nước nhằm mục đích gì?
GV yêu cầu HS theo dõi phần chữ nhỏ SGK và trả lời câu hỏi: Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trảo cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX? Nội dung chính trong đề nghị cải cách ?
GV nhấn mạnh: Nội dung đổi mới yêu cầu đòi hỏi đổi mới về tất cả mọi mặt như mở cửa biển Trà Lí ở Nam Định cho nước ngoài vào buôn bán đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng, giáo dục, bộ máy quan lại, CTN, ngoại giao
- Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần yêu cầu cải cách quan lại, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục nhưng đều bị nhà Nguyễn cự tuyệt.
- Nguyễn Trường Tộ sinh ra trong 1 gia đình nhà nho theo đạo thiên chúa là người học cao biết rộng nhưng không được đi thi do theo đạo. Ông đã sang Pa ri sông 2 năm, sau đó trở về làm thông ngôn cho Pháp nhưng vẫn nặng lòng với triều đình. Những điều trần của Nguyễn Trường Tộ là sự kết tinh 3 yếu tố: Yêu nước, kính chúa và kiến thức sâu rộng. Nội dung cải cách của ông thể hiện ở nhiều mặt nhưng đã không được thực hiện.
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trao đổi, phát biểu suy nghĩ của mình về các nội dung:
- Nhận xét về những đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX.
- Nêu những hạn chế của những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX.
- Vì sao các đề nghị cải cách không thực hiện được?
GV theo dõi HS làm việc nhóm, nhận xét và nhấn mạnh.
GV nêu câu hỏi: Trào lưu duy tân có ý nghĩa như thế nào?
GV nêu vấn đề: Chúng ta đã được học và tìm hiểu về đất nước Nhật Bản giữa thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
Hãy so sánh điểm khác biệt giữa cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản và trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX?
GV khẳng định: Những đổi mới trong cuộc duy tân minh trị ở Nhật đựơc Thiên Hoàng Minh Trị thực hiện và tiến hành trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, quân sự. Cho nên đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
- Còn ở Việt Nam những đề nghị cải cách không được Triều Nguyễn chấp nhận nên, luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ phong kiến đương thời. 
I. Tình hình VN nửa cuối thế kỉ XIX:(15’)
HS tìm hiểu thông tin SGK thảo luận – báo cáo.
Nhóm 1:
- Chính trị:
Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu, bộ máy chính quyền mục ruỗng.
Nhóm 2:
- Kinh tế: Suy yếu; nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính suy kiệt.
Nhóm 3:
- Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt.
HS trình bày:
Do chính sách bảo thủ lạc hậu về mọi m

File đính kèm:

  • docLịch sử 8 - CDung.doc