Giáo án Lịch sử 8 - Học kỳ I - Trương Minh Tân

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: học sinh biết và hiểu.

 - Sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước ngày càng phát triển.

 - Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặc biệt là Đảng quốc đại, trong phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống thực dân Anh, điển hình là khởi nghĩa Xipay, khởi nghĩa Bombay.

 - Nhận thức đầy đủ hơn về thời kỳ “Châu Á thức tỉnh” và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ đế quốc chủ nghĩa.

 2. Tư tưởng.

- Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân đối với nhân dân Ấn Độ.

- Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.

3. Kỹ năng.

 - Bước đầu biết phân biệt các khái niệm “cấp tiến”, “ôn hoà” và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ.

 - Biết đọc và sử dụng bản đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU PHỤC VỤ BÀI GIẢNG.

- Giáo viên: - giáo án ,SGK+SGV lịch sử 8

- Bản đồ: phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Những tư liệu nói về đất nước Ấn Độ.

 - Học sinh: -SGK lịch sử 8

 - Sưu tầm tư liệu nói về đất nước Ấn Độ.

C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức lớp. (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cuõ. (5 phút)

 - Nêu những thành tựu về khoa học và văn học nghệ thuật?

 - Những thành tựu đó có tác dụng như thế nào đối với xã hội?

 3. Bài mới:

 Giới thiệu: Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân nằm ở phía nam Châu Á với diện tích gần 4 triệu km2, có nền văn hoá lâu đời, là nơi phát sinh nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

 

doc174 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4093 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Học kỳ I - Trương Minh Tân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng lớn, đông dân có lịch sử lâu đời, giàu tài nguyên khoáng sản, lợi dụng chính quyền phong kiến mãn thanh suy yếu nên các đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc.
+ Trung Quốc: là xã hội tồn tại chế độ phong kiến, được độc lập về chính trị nhưng thực tế chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế chính trị của 1 hay nhiều nước đế quốc. Sau chiến tranh thuốc phiện 1840 Trung Quốc bị Anh, Đức, Pháp, Nga, Nhật xâm lược ® biến thành nước thuộc địa.
+ Việt Nam: Cơ bản vẫn là nước phong kiến (giống Trung Quốc) nhưng thực tế chịu sự chi phối của Pháp ® biến thành nước thuộc địa.
- Đọc mục II SGK.
- Trả lời:
 + Sự xâu xé, xâm lược của các nước đế quốc.
 + Sự hèn nhát khuất phục của triều đình mãn thanh trước quân xâm lược.
- Phong trào đấu tranh tiêu biểu:
 + Cuộc vận động Duy Tân.
 + Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn 1900.
- Dựa vào đoạn chữ in nhỏ SGK – 61 để trả lời.
- Giai cấp tư sản sợ phong trào đấu tranh của quần chúng thương lượng triều đình Mãn Thanh thoả mãn với các nước đế quốc.
- Tính chất: Chống đế quốc và phong kiến.
- Quy mô: rộng khắp liên tục từ thế kỉ XIX-XX.
I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia sẻ.
- Cuối thế kỉ XIX triều đình Mãn Thanh khủng hoảng suy yếu các nước đế quốc xâu xé chiếm Trung Quốc thành thuộc địa.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh chống đế quốc phong kiến đã nổ ra ở Trung Quốc.
- Tiêu biểu: Cuộc vận động Duy Tân, phong trào Nghĩa Hoà Đoàn.
- Kết quả: Thất bại nhưng thúc đẩy nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh chống đế quốc.
III. Cách mạng Tân Hợi 1911:
- Diễn biến: Ngày 10.10.1911, khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương, sau lan ra các nơi khác như: Thượng Hải, Nam Kinh, Thanh Đảo, …
- Kết quả: thắng lợi 29.12.1911 nước Trung Hoa được thành lập 
- Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
- Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho CNTB phát triển ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
	4. Củng cố: (3 phút)
	- Hãy kể tên các phong trào đấu tranh lớn của nhân dân Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
	- Dựa vào bản đồ: trình bày diễn biến cách mạng Tân Hợi (1911)?
	Tổng kết cuối bài: Cuối thời mãn thanh, nước Trung Hoa phong kiến dần dần suy yếu, bị các nước tư bản phương tây xâm chiếm. Nhân dân Trung Quốc đấu tranh quyết liệt chống đế quốc và phong kiến: tiêu biểu là phong trào Nghĩa Hoà Đoàn 1900, cách mạng Tân Hợi 1911.
	5. Dặn dò: (1 phút)
	- Các em về học lại nội dung bài này.
	- Soạn bài, làm những câu hỏi và bài tập ở cuối bài trang 62.
	- Tìm hiểu nội dung bài 11 tiết sau học tiếp.
	6. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………….
......................................................................................................................................................................……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………
Tuaàn: 08 - 09
Tieát: 
Ngaøy soaïn: 06 /10
Ngaøy daïy: 
Bài 11
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
CUỐI THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: học sinh biết và hiểu.
 - Sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á nói riêng.
	- Trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ, tay sai cho chủ nghĩa thực dân, tì giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức, lãnh đạo các phong trào đấu tranh. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên nắm giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
	- Những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước Đông Nam Á: trước tiên là ở Inđônêxia, Philippin, Campuchia, Việt Nam.
	2. Tư tưởng.
- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
- Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
3. Kỹ năng.
 - Biết sử dụng bản đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX trong SGK để trình bày những sự kiện tiêu biểu.
	- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU PHỤC VỤ BÀI GIẢNG.
- Giáo viên:	- giáo án ,SGK+SGV lịch sử 8 + phấn màu.
- Bản đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh, đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống thực dân.
	- Học sinh:	- SGK lịch sử 8
	- Tìm hiểu nội dung và kênh hình SGK.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp. (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
	Tại sao nói cách mạng Tân Hợi được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để?
	3. Bài mới:
	Giới thiệu: Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trở thành miếng mồi béo bở cho sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương tây. Tại sao như vậy? Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng giải quyết vấn đề này qua nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 (15 phút)
- Sử dụng bản đồ: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, giới thiệu: Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là ngã ba đường giao lưu từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
- Qua phần giới thiệu em có nhận xét gì về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á?
- Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các tư bản phương tây? 
- Các nước tư bản phương tây đã phân chia xâm lược Đông Nam Á như thế nào?
- Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ các nước Đông Nam Á bị các nước tư bản phương tây xâm lược.
- Tóm ý ghi bảng Þ
- Nêu câu hỏi, thảo luận: Tại sao trong các nước Đông Nam Á chỉ có Xiêm giữ được phần chủ quyền của mình.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
* Hoạt động 2 (20 phút)
- Yêu cầu học sinh theo dõi SGK để trả lời: Chính sách thuộc địa của thực dân phương tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?
- Bổ sung: Tuỳ tình hình mỗi nước mà bọn thực dân có chính sách cai trị, bóc lột. Song có điểm chung là:
 + Chính trị: Chia rẽ dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, đàn áp nhân dân.
 + Kinh tế: Vơ vét bóc lột, tài nguyên thiên nhiên, kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
- Vì sao nhân dân Đông Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?
- Mục tiêu chung của các cuộc đấu tranh là gì?
- Các phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào?
- Sử dụng bản đồ trình bày: 
 + Inđônêxia: Là nước lớn nhất Đông Nam Á, 1 quần đảo rộng lớn với hàng nghìn đảo nhỏ, giống như một chuỗi ngọc quấn vào đường xích đạo.
- Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hà Lan xâm lược Inđônêxia ® xã hội biến đổi xuất hiện giai cấp mới công nhân và tư bản. Ý thức được yêu cầu độc lập dân tộc, các giai cấp tích cực tổ chức và tham gia các phong trào đấu tranh do giai cấp tư sản khối xướng, phong trào nông dân do Samin phát động. Qua các phong trào giai cấp công nhân trưởng thành ® 5.1920 ĐCS Inđônêxia được thành lập.
 + Philippin: Là một quốc gia hải đảo xinh đẹp, được ví như một dãy lửa trên biển vì sự hoạt động nhiều núi lửa.
- Năm 1571 thực dân TBN đã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị lên nước này ® phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Sang thế kỉ XIX các cuộc khởi nghĩa của nông dân phát triển mạnh ® cuộc cách mạng 1896 – 1898 đưa tới sự thành lập nước cộng hoà Philippin.
 + Campuchia: có cuộc khởi nghĩa A-Cha-Xoa, của nhà sư Pucômbô.
 + Lào: Cuộc đấu tranh vũ trang ở Xa va na khét dưới sự lãnh đạo của Phacađuốc, khởi nghĩa của nông dân ở cao nguyên Bôlôven.
 + Việt Nam: Phong trào Cần vương, nông dân Yên Thế.
- Tóm ý ghi bảng Þ 
- Kết luận: Qua đó các em thấy cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á làm thuộc địa phong trào đấu tranh giải phóng phát triển mạnh mẽ đã trở thành phong trào rộng lớn.
- Quan sát bản đồ, theo dõi phần giới thiệu.
- Có vị trí chiến lược quan trọng, là ngã ba đường giao lưu từ bắc xuống nam, từ đông sang tây…
- Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa, mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu ® trở thành miếng mồi béo bở cho các tư bản phương tây xâm lược.
+ Anh: Mã Lai, Miếng Điện.
+ Pháp: VN, Campuchia, Lào.
+ TBN, Mĩ: Philippin.
+ Hà Lan, BĐN: Inđônêxia.
- Chỉ tiêu bản đồ theo sự phân chia của các nước tư bản phương tây.
- Thảo luận trình bày ý kiến: Cùng có điều kiện giống như nhau nhưng giai cấp thống trị Xiêm có chính sách khôn khéo, lợi dụng mâu thuẫn của Anh – Pháp nên giữ được phần chủ quyền của mình. Nhưng thực chất Xiêm phụ thuộc chặt chẽ vào Anh – Pháp.
- Theo dõi nội dung SGK.
- Trả lời: Có điểm chung là đều bóc lột, kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa.
- Vì chính sách thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân.
- Mục tiêu: Giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
- Diễn ra liên tục và rộng khắp. Trước tiên là ở Inđônêxia, Philippin, Campuchia, Lào, Việt Nam.
I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á.
- Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương tây hoàn thành cuộc xâm lược Đông Nam Á.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh diễn ra ở nhiều nước chống ách thống trị bóc lột của chủ nghĩa thực dân để giải phóng dân tộc .
	4. Củng cố: (3 phút)
	- Trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
	- Tại sao những phong trào đều thất bại?
	Tổng kết cuối bài: Với vị trí chiến lược và là khu vực giàu tiềm năng, Đông Nam Á trở thành miếng mồi béo bở cho sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương tây, cuộc kháng chiến chống xâm lược ở các nước Đông Nam Á diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều tầng lớp tham gia. Điển hình là phong trào đấu tranh của nhân dân Inđônêxia, Philippin, VN, Lào, Campuchia.
	5. Dặn dò: (1 phút)
	- Các em về học lại nội dung bài này.
	- Làm những câu hỏi cuối bài học.
	- Tìm hiểu nội dung bài 12 tiết sau học tiếp.
	- Sưu tập các tranh ảnh nói về các nước Nhật Bản.
 6. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
……………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………….
......................................................................................................................................................................………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tuaàn: 09
Tieát: 18
Ngaøy soaïn: 07/10
Ngaøy daïy: 09 - 12/10
Bài 12
NHẬT BẢN
GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: học sinh biết và hiểu.
 - Những cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868 thực chất đây là cuộc cách mạng tư sản đưa nước Nhật phát triển nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
	- Thấy được chính sách xâm lược từ rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX.
	2. Tư tưởng.
- Nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến đấu thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.
3. Kỹ năng.
 - Nắm được khái niệm: cải cách, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU PHỤC VỤ BÀI GIẢNG.
- Giáo viên:	- Giáo án ,SGK+SGV lịch sử 8 + phấn màu.
- Bản đồ thế giới.
- Tranh ảnh tư liệu nói về nước Nhật đầu thế kỉ XX.
	- Học sinh:	- SGK lịch sử 8
	- Tìm hiểu nội dung bài 12.
	- Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài 12.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp. (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
	Kể một vài sự kiện chứng tỏ sự đoàn kết đấu tranh của nhân dân 3 nước Đông Dương chống kẻ thù chung là thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX.
	3. Bài mới:
	Giới thiệu: Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở Châu Á trở thành thuộc địa và phụ thuộc các nước tư bản phương tây. Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và còn phát triển kinh tế nhanh chóng, trở thành nước đế quốc chủ nghĩa.
	Các em hãy chú ý tìm hiểu qua bài học hôm nay để giải thích điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 (15 phút)
Sử dụng bản đồ giới thiệu: Nước Nhật là một đảo nằm ở đông bắc Châu Á, trải dài theo hình cánh cung gồm 4 đảo chính: HônSu, Cốccaiđô, KiuSiu, SiCôCư, diện tích khoảng 374.000 km2 vào giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến Nhật Bản suy thoái, không đủ sức chống lại các đế quốc Âu – Mĩ như: Mĩ, Nga, Anh, Pháp. Trước tình hình ấy, Nhật Bản đứng trước 2 con đường: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương tây hoặc canh tân phát triển đất nước.
 Trong các nước đế quốc Mĩ là kẻ đầu tiên buộc Nhật phải mở cửa. Mĩ không chỉ coi Nhật Bản là một thị trường, mà còn dùng bàn đạp tấn công Triều Tiên và Trung Quốc.
- Tình hình nước Nhật cuối thế kỉ XIX có điều gì giống với các nước Châu Á nói chung?
- Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho nước Nhật?
- Nước Nhật chọn con đường nào?
- Ai đứng ra thực hiện cuộc cải cách đó?
- THMT vua MutSuKitô lên kế ngôi vua cha 11.1867 khi mới 15 tuổi, ông là người thông minh dũng cảm, biết chăm lo việc nước, biết theo thời thế và biết dùng người. Tháng 1.1868 ông ra lệnh truất quyền Sôgun và thành lập chính phủ mới thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, lấy hiệu là Minh Trị đã tiến hành những cải cách tiến bộ theo phương tây để canh tân đất nước.
- Trình bày nội dung và kết quả của cuộc duy tân Minh Trị?
- Vì sao Nhật không thành nước thuộc địa hay nữa thuộc địa?
- Vì sao Duy tân Minh Trị ở Nhật có sự cuốn hút các nước châu Á noi theo?
- Liên hệ nước ta có duy tân nào?
- Vậy duy tân Minh Trị có phải là cuộc cách mạng tư sản không? Tại sao?
* Hoạt động 2 (20 phút)
- So với các cuộc CMTS ở Âu – Mĩ, cuộc CMTS ở Nhật có đặc điểm gì nổi bật?
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2.
- Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện nào?
- Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật chuyển sang chủ nghĩa đế quốc?
- Những biểu hiện đó có giống các nước Âu – Mĩ không?
- Giới thiệu vài nét về công ty độc quyền Mít - Xủi: là một tổ chức độc quyền lớn ra đời vào thế kỉ XVII từ 1 hãng buôn và ngày càng phát triển, cho vay lãi. Do tích cực ủng hộ Thiên Hoàng nên giành được nhiều đặc quyền. Đầu thế kỉ XX, Mít-Xủi nắm được nhiều ngành kinh tế quan trọng khai mỏ, dệt, điện, chi phối đời sống xã hội Nhật. Một nhà báo kể lại: Anh có thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thuỷ của hãng Mít-Xủi, tàu chạy bằng than đá của Mít-Xủi, cặp bến cửa Mít-Xủi, sau đó lại đi tàu điện của Mít-Xủi đóng, đọc sách báo do Mít-Xủi xuất bản, dưới ánh sáng do Mít-Xủi chế tạo …
- Em hãy kể 1 số hàng hoá của hãng Mít-Xủi, MítSuBiSi ở Việt Nam?
- Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa tình hình chính trị Nhật có gì nổi bật?
- Vì sao chủ nghĩa đế quốc Nhật được coi là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến?
- Yêu cầu học sinh đọc mục 3 sgk.
- Vì sao công nhân Nhật đấu tranh?
- Cuộc đấu tranh của công nhân NB đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?
- Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của công nhân Nhật Bản đầu thế kỉ XX (đặc biệt từ1912 -1917)?
- Các nước tư bản phương tây nhòm ngó, xâm lược.
- Chế độ phong kiến Nhật khủng hoảng, suy yếu.
- Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát ® miếng mồi cho chủ nghĩa tư bản phương tây.
- Hoặc tiến hành cải cách để canh tân đất nước.
- Thực hiện cải cách.
- Thiên Hoàng Minh Trị.
- Dựa vào SGK trình bày về chính trị, kinh tế, quân sự.
- Những cải cách duy tân đưa đất nước Nhật phát triển mạnh theo con đường TBCN ® không bị biến thành thuộc địa hay nữa thuộc địa như các nước Châu Á.
- Vì những cải cách đưa đất nước Nhật phong kiến lạc hậu ® CNTB phát triển.
- Của Phan Bội Châu diễn ra đầu thế kỉ XX.
- Là 1 cuộc cách mạng tư sản.
- Đầu năm 1868 chế độ phong kiến Nhật chấm dứt, chính quyền Sôgun chuyển sang tay quý tộc hoá đứng đầu là Mây-Gi (THMT).
- Những cải cách xoá bỏ sự chia cắt các phiên thống nhất thị trường dân tộc 1871, tiền tệ, xoá bỏ sở hữu ruộng đất phong kiến 1871, thiết lập quân đội thường trực theo nghĩa vụ quân sự 1872.
- Tự so sánh với các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ: là do sự liên minh quý tộc tư sản tiến hành từ trên xuống, có nhiều hạn chế ® mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật thoát khỏi bị biến thành thuộc địa.
- Đọc mục 2, SGK.
- CNTB phát triển ở Nhật sau cải cách duy tân 1868.
- Cuối thế kỉ XIX Nhật đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược vơ vét của cải, nhờ tiền bồi thường chiến tranh.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, tập trung công nghiệp, thương nghiệp ngân hàng.
- Sự thành lập các công ty độc quyền: Mít - Xủi, MitSukiSi.
- Bóng đèn, máy may, máy chạy, …
- Là một nước quân chủ lập hiến thi hành nhiều chính sách:
 + Đối nội: Hạn chế các quyền tự do dân chủ, đàn áp nhân dân.
 + Đối ngoại: Tìm cách xoá bỏ những ước bất bình đẳng mà nhật ký với nước ngoài; tiến hành chiến tranh xâm lược.
- Do liên minh quí tộc tư sản nên nắm quyền.
+ Thi hành chính sách đối ngoại,xâm lược,hiếu chiến.
- Đọc mục 3 sgk.
- Bị bóc lột nặng nề lao động 12, 14h giờ/ngày tiền lương thấp
- Một số nghiệp đoàn ra đời lãnh đạo phong trào.
- Đảng xh Nhật thành lập 191 do cataiane ken lãnh đạo.
- 1981 ĐCS Nhật được thành lập.
- Diễn ra liên tục hình thức đấu tranh phong phú, các tổ chức tích cực lãnh đạo phong trào.
I. Cuộc duy tân Minh Trị.
- Tháng 1. 1868 cải cách duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự … đưa nước Nhật từ nước phong kiến nông nghiệp > nước TBCN phát triển.
II. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
- Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản thi hành đối nội, đối ngoại xâm lược phản động --> chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.
II. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.
- Phong trào đấu tranh diễn ra liên tục sôi nổi với nhiều hình thức phong phú ở đầu thế kỉ XX do các nghiệp đoàn lãnh đạo.
	4. Củng cố: (3 phút)
	- Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện nào?
	- Tại sao nói cuộc duy tân Minh Trị là cuộc CMTS?
	- Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của người Nhật Bản đầu thế kỉ XX?
	Cuộc Minh Trị duy tân là cuộc CMTS có ý nghĩa tiến bộ mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật, song còn nhiều hạn chế do sự phát triển của liên minh quí tộc tư sản hoá , quyền lợi của nhân dân lao động bị hạn chế.
	- Giống các nước TB Tây Âu - Mĩ phát triển chuyển sang ĐQCM ở Nhật cũng được đánh dấu bằng sự xuất hiện các công ty độc quyền , thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến, xâm lược.
	5. Dặn dò: (1 phút)
	- Về nhà học nội dung bài và tìm hiểu SGk.
	- Làm 2 câu hỏi cuối bài.
	- Tìm hiểu 

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su 8 hoc ki I.doc
Giáo án liên quan