Giáo án Lịch sử 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tam Lập

Chú ý mục 1.

Nhắc lại ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng mười Nga?

Sau khi cách mạng thành công nhiệm vụ đặt ra trước mắt cho nước Nga là gì?

Giới thiệu bức ảnh Lê - Nin tại đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ 2.

Nét đặc trưng nhất mà CM tháng 10 đã đem lại là gì?

- Không sử dụng bộ máy chính quyền cũ mà thành lập chính quyền CM của g/c công - nông – binh .

Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ 2 đã thông qua quyết định nào?

Chú ý đoạn chữ in nhỏ ( sgk- 89 ) về nội dung sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất.

Cho biết nội dung và kết quả của việc thực hiện hai sắc lệnh trên?

- Sắc lệnh hoà bình đã đáp ứng mong muốn hoà bình, chấm dứt chiến tranh của đại đa số quần chúng nhân dân lao động, những người đã bị chiến tranh làm kiệt quệ, khốn đốn và vô cùng đau khổ.

- Sắc lệnh ruộng đất: đáp ứng quyền lợi thiết thực của nông dân, lần đầu tiên toàn thể nông dân Nga có ruộng đất để cày cấy.

Vì sao việc làm đầu tiên của chính quyền mới đem lại là thông qua sắc lệnh hoà bình và ruộng đất?(K)

Thảo luận cặp 2’ – trình bày.

- Rút ra khỏi cuộc chiến tranh để tránh tiếp tục gây ra những tổn thất nặng nề cho đất nước, nhân dân.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất - quyền lợi thiết thực cho nông dân – lực lượng tham gia chủ yếu đưa đến thắng lợi của CM ).

Ngoài việc ban hành sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất chính quyền Xô Viết còn thực hiện những biện pháp gì?

- Chính trị: Chính quyền Xô Viết xoá bỏ các đẳng cấp XH và đặc quyền giáo hội, thực hiện các quyền tự do dân chủ. quyền dân tộc tự quyết.

- Kinh tế: Nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt : Ngân hàng, ngoại thương, hầm mỏ . giao quyền quản lí kiểm soát cho công nhân.

Để Nga rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc chính quyền Nga có quyết định nào?

- Đối ngoại: Chính quyền Xô Viết kí hoà ước Brét- li- tốp với Đức ( 3/ 1918 ). Hòa ước đã mạng lại cho nước Nga thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng, phát triển kinh tế.

Em có nhận xét gì về các chính sách, biện pháp của chính quyền Xô Viết và vai trò của Lê – Nin?(K)

=> Với những chính sách, biện pháp đó, chính quyền Xô Viết đã từng bước ổn định được tình hình mọi mặt của đất nước, kế tục và bảo vệ được thành quả CM, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng kẻ thù luôn tìm cách phá hoại CM. Đây thực sự là tính ưu việt của CĐ mới.

Đó là những việc làm cần thiết, cấp bách nhất, củng cố lòng tin của nhân dân và chính quyền mới, góp phần giải quyết tháo gỡ từng khó khăn sau CM để tiếp tục xây dựng và bảo vệ chính quyền.

 

doc329 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tam Lập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn cảnh cực kì gian khổ, khó khăn, song liên tục, sôi nổi & trưởng thành không ngừng cả về lượng & chất.
- Góp phần không nhỏ vào cuộc ĐT chống PX Nhật của ND toàn thế giới.
I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1939
1. Những nét chung
- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bước sang thời kỳ phát triển mới.
- Phong trào diễn ra mạnh, lan rộng ở nhiều khu vực, tiêu biểu phong trào ở: 
+ Trung Quốc: 1919, phong trào Ngũ tứ.
+ Mông Cổ: cách mạng thành công thành lập nhà nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.
+ Ấn Độ: phong trào đấu tranh của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M.Ganđi đứng đầu.
+ Thổ Nhĩ Kỳ: chiến tranh giải phóng giành thắng lợi, thành lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
* Kết quả
- GCCN tích cực tham gia đấu tranh CM.
- ĐCS thành lập: TQ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, lãnh đạo PTCM.
2. CM Trung Quốc trong những năm 1919-1939
a. Từ 1919-1925
* Phong trào Ngũ Tứ ( 4/5/1919): cuộc biểu tình của 3000 HS ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé của đế quốc, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân, công nhân tham gia.
- Kết quả: mở đầu cao trào chống đế quốc – PK.
+ Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin.
- 1/7/1921, ĐCS Trung quốc thành lập.
b. Từ 1926-1937:
- Tình hình chính trị Trung Quốc có nhiều biến động.
- 1926-1927: cuộc chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước.
- 1927 – 1937, cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng (Tưởng Giới Thạch) và Đảng Cộng Sản TQ.
- 7/1937, Nhật phát động cuộc tấn công xâm lược TQ.
- Đảng cộng sản TQ và Quốc dân đảng đã đình chiến, cùng hợp tác chống Nhật.
- Cách mạng TQ chuyển sang thời kỳ mới: Quốc – Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật. 
Củng cố nội dung bài giảng.
? Trình bày những nét chính về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm1918 – 1939?
? Tóm tắt phong trào cách mạng TQ giai đoạn 1919 – 1939?
Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
- Học & nắm chắc kiến thức cơ bản trong bài học , biết so sánh để rút ra bài học 
- Đọc & tìm hiểu nội dung phần II
D. RÚT KINH NGHIỆM
 	BÀI 20
 PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á 1918-1939 (Tiết 30)
Tuần: 15
Ngày soạn: 10 tháng 11 năm 2015
Ngày dạy: 25 tháng 11 năm 2015
Ngày dạy: 25 tháng 11 năm 2015
Mục tiêu bài học: 
Kiến thức: 
Những nét lớn của tình hình ĐNA, phong trào dân tộc diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước. 
Kỹ năng
Sử dụng bản đồ, biết khai thác tư liệu & tranh ảnh LS để hiểu bản chất các sự kiện.
Thái độ:
Tính chất tất yếu của cuộc CT giành ĐL của các quốc gia Châu Á chống CNTD.
Mỗi quốc gia Châu Á có những đặc điểm riêng, nhưng đều chung 1 mục đích là quyết tâm đứng lên đấu tranh giành ĐLDT.
Chuẩn bị:
 Giáo viên
 - Bản đồ nước Nga ( hoặc bản đồ Châu âu ) trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - Tranh ảnh nước Nga trước và trong cách mạng tháng mười Nga.
 - Tư liệu lịch sử nói về cách mạng Tháng Mười Nga và Lê-nin.
 Học sinh
- Học bài cũ, đọc trước bài mới
Tổ chức hoạt động học tập:
Ổn định:
8A1 :	
8A2 :	
Kiểm tra kiến thức cũ: 
Giảng kiến thức mới.
	 Tiết học trước chúng ta đã hiểu được những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á và những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở Trung Quốc thời gian 1919 – 1939. Trong tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc trong thời gian này ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào và sẽ đi sâu hơn ở một số nước đê thấy rõ điểm nổi bật của phong trào so với thời gian trước chiến tranh
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung KT cần đạt
Sử dụng bản đồ Đông Nam Á (phóng to) treo bảng 
GV chỉ khu vực các nước Đông Nam Á
Yêu cầu HS quan sát.
Em hãy kể tên các nước Đông Nam Á và xác định vị trí của các nước trên bản đồ?
- ĐNA gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan Cam- pu- chia, In -đô -nê- xi -a, Phi- líp - pin, Ma- lai- xi- a, Bru – nây, Sin- ga-Po, Miến Điện, Đông- ti- mo,( vào thời điểm đầu thế kỉ XX gồm 10 nước ) 
Từ nước In - đô- nê-xi-a tách ra thành một quốc gia đó là Đông-ti-mo(Từ tháng 5 năm 2002).
- Trong 11 nước này thì ba nước Đông Đương: Là nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến của Pháp.
Nêu những nét chung nhất của các quốc gia Đông Nam Á đầu thế kỉ XX?
Đầu thế kỉ XX các nước trong khu vực Đông Nam Á trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân nào
 (Giáo viên chỉ trên lược đồ)
Tại sao trong các nước Đông Nam Á chỉ có Xiêm lại giữ được chủ quyền của mình?
Cũng như các nước khác ở Đông Nam Á thì Xiêm cũng bị thực dân phương tây nhòm ngó. Do giai cấp tư sản xiêm có chính sách ngoại giao khôn khéo biết lợi dụng mâu thuẫn giưã Anh và pháp, vì vậy đã gữi được chủ quyền của mình.Chính việc đó Xiêm đã trở thành nước đệm của Anh và pháp song thực chất xiêm lại bị lệ thuộc chặt chẽ vào Anh và pháp.
Thế nhưng phong trào cách mạng Đông Nam Á đầu thế kỉ XX phát triển như thế nào?
Đây là nét điển hình của tầng lớp tri thức mới ở châu Á đầu thế kỉ XX, đều muốn hướng cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng dân chủ tư sản, duy tân tự cường theo gương Nhật Bản để có thể thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Âu, Mĩ, như Trung Quốc, Việt Nam.
Những phong trào cách mạng dân chủ tư sản điển hình ở ĐNA và phong trào này có điểm gì mới?
- Trước đây chỉ xuất hiện những nhóm, phái hoặc các hội do các nhà yêu nước sáng lập.
- Lúc này đã xuất hiện các chính đảng có ảnh hưởng xã hội rộng lớn:
+ Đảng Dân tộc ở In đô nê xi a.
+ Phong trào Cha Kin ( Miến điện ).
+ phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ( Mã Lai ).
Quan sát H 73 (sgk 101): lãnh tụ tiêu biểu của cách mạng giải phóng dân tộc Mã Lai 
Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng ở ĐNA phát triển mạnh?(K)
- Bọn thực dân tăng cường áp bức, bóc lột để bù lấp vào những thiệt hại sau chiến tranh của chính quốc.Tư bản phát triển cần thuộc địa và thị trường mà Đông Nam Á có vị trí chiến lược quạn trọng lại là mảnh đất giàu tài nguyên nên chủ nghĩa thực dân không bỏ qua.
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917.
Đọc thầm đoạn: “ Bắt đầu từ . Hết”
Từ những năm 20 của thế kỉ XX trở đi, phong trào cách mạng ĐNA có nét gì mới?
 (Thảo luận nhóm nhỏ )
Đó là Đảng cộng sản ở những nước nào ? lên xác định vị trí những nước đã xuất hiện ĐCS trên bản đồ Đông Nam Á ?
Đảng Cộng sản In đô nê xi a thành lập 5/1920 .
- năm 1930: Việt Nam tháng 2/930, Mã Lai và Xiêm 4/1930, Phi líp pin 11/1930, Miến Điện 1939.
- Sự thành lập các đảng cộng sản là kết quả của quá trình phát triển phong trào yêu nước kết hợp với phong trào công nhân, tiếp nhận và vận dụng học thuyết Mác -Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của các nước Đông Nam Á .Đó cũng là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 1929 làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc với chủ nghĩa đế quốc càng trở nên gay gắt.Giai cấp công nhân và nhân dân lao động cùng những người yêu nước hướng về Đảng cộng sản.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản giai cấp công nhân và nhân dân lao động một số nước vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc,
Em hãy nêu một số phong trào đấu tranh điển hình ở Đông Nam Á trong những năm 20 và 30?
Nêu dẫn chứng ( sgk – 101 ): “ Dưới sự lãnh đạo của Đảng . Trấn áp ”.
Các phong trào cách mạng này kết quả ra sao?
- Các phong trào đều bị đàn áp.
- phong trào cách mạng vô sản phát triển.
Đọc mục 2 ( Sgk/102 )
Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở ĐNA phát triển ntn?
Còn ở Đông Dương thì sao ?
Kể tên một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam Pu chia ?
+ Ở Lào: Cuộc khởi nghĩa do Ông Kẹo và Com –ma-đam ( 1901 – 1930 ), lôi cuốn đông đảo tầng lớp tham gia.
+ Ở Cam Pu chia: phong trào yêu nước theo hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-chu-hem-siêu đứng đầu(1930 – 1935).
+ Ở VN: Từ khi đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, phong trào phát triển mạnh: phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 
( 30 – 31 ),phong trào Dân chủ tư sản (1936 – 1939)
Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng ở Đông Dương? 
Phong trào cách mạng Đông dương phát triển sôi nổi, liên tục với nhiều hình thức phong phú.
Phong trào cách mạng ở các nước ĐNA hải đảo phát triển như thế nào?
- ĐNA hải đảo bao gồm các nước: In đô nê xi a, Mã lai, Sin ga-po, Bru-nây.
Tiêu biểu là phong trào ở In- đô nê- xi- a. Đảng cộng sản ở In-đô thành lập sớm nhất : 5/1920
Phong trào độc lập ở In đô nê xi a diễn ra ntn? Kết quả và ý nghĩa của nó.
- 1926-1927 khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra, sau đó ngả theo hướng tư sản do Xu-các-nô lãnh đạo
Xu-các-nô tham gia hoạt động dân chủ ,yêu nước chống ách thống trị của Hà Lan. Tháng 7-1927, ông cùng với một số tri thức tiểu tư sản và tư sản dân tộc thành lập liên minh dân tộc In-đô-nê-xia.đảng quốc dân In đô nê xi a đòi độc lập cho In đô nê xi a, không hợp tác với chính quyền thuộc địa và đoàn kết thống nhất trong phong trào giải phóng dân tộc /148
Giới thiệu: Xu-các-nô (Kênh hình/148)
Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á hải đảo?(K)
- Phát triển nhưng đường lối chưa vững chắc, dễ lung lay.
Từ 1940, cách mạng Đông nam Á có gì chuyển biến?
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, cách mạng ĐNA chưa giành được thắng lợi quyết định, từ năm 1940 trở đi, chủ yếu là chống Phát xít Nhật.
Sau khi chiến tranh thứ 2 bùng nổ, phát xít Nhật tràn vào đông dương, nhân dân đông dương nói riêng, nhân dân thế giới nói chung ra sức ngăn chặn chủ nghĩa phát xít đang đe doạ an ninh loài người. (Nhật vào Lạng Sơn (Việt Nam) ngày 22/ 9/1940).
Em có nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc của các nước ĐNA giữa hai cuộc chiến tranh TG? 
- Phong trào lên cao và lan rộng nhiều nước, có nhiều nét mới: sự lớn mạnh của giai cấp vô sản, phong trào DCTS cũng phát triển. nhưng chưa giành thắng lợi. 1940, phong trào chĩa mũi nhọn vào chống Nhật.
II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á (1918 – 1939 )
1. Tình hình chung
- Đầu thế kỉ XX hầu hết đều là thuộc địa(Trừ Thái Lan ).
- Cách mạng phát triển mạnh, vận động theo hướng dân chủ tư sản.
- Nét mới 
+ Giai cấp vô sản trưởng thành.
+ Một loạt các đảng Cộng sản ra đời.
- Những phong trào điển hình.
+ Khởi nghĩa Xu- na- tơ - ra( In đô nê xi a ).
+ Xô viết Nghệ Tĩnh (VN).
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á 
- Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.
- Ở Đông Dương: phong trào diễn ra sôi nổi, phong phú. 
- Ở Đông Nam Á hải đảo, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
- Từ 1940 chống Phát xít Nhật.
Củng cố nội dung bài giảng:
? Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA?
Thời gian
Quốc gia
Phong trào đấu tranh
1926- 1927
In-đô-nê-xi-a
Khởi nghĩa Gia-va, Xu-ma-tơ-ra.
1930-1931
Việt Nam
Xô Viết Nghệ Tĩnh
? Em có nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA ( 1918 – 1939)?
Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. RÚT KINH NGHIỆM
 	CHƯƠNG IV
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1939 – 1945 
BÀI 21
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1939 – 1945 (Tiết 31)
Tuần: 16
Ngày soạn: 25 tháng 11 năm 2015
Ngày dạy: 02 tháng 12 năm 2015
Ngày dạy: 02 tháng 12 năm 2015
Mục tiêu bài học: 
Kiến thức: 
Giúp hs hiểu được
- Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.
- Diễn biến chính của cuộc chiến tranh: các giai đoạn, các sự kiện chính và tác động của nó đối với tiến trình chiến tranh.
Kỹ năng
- Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Sử dụng bản đồ & tranh ảnh lịch sử.
Thái độ:
- Giáo dục cho HS học tập tinh thần ĐT kiên cường, bất khuất của nhân loại chống CNPX, bảo vệ độc lập dân tộc.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai; tranh ảnh lịch sử và tài liệu về chiến tranh thế giới thứ hai.
Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới
Tổ chức hoạt động học tập:
Ổn định:
8A1 :	
8A2 :	
Kiểm tra kiến thức cũ: 
- Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất
Giảng kiến thức mới.
 	Sau cuộc khủng hoẳng kinh tế 1929-1933. Tình hình các nước tư bản có nhiều thay đổi, một số nước tư bản đã phát xít hóa chính quyền. CNPX nên lắm quyền ở một số nước đã đặt nhân loại trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới – chiến tranh thế giới thứ hai? Để tìm hiểu rõ về cuộc chiến tranh này chúng ta tìm hiểu bài 21
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung KT cần đạt
Cho HS đọc SGK phần I. 
Cho biết tình hình các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước thắng trận, bản đồ thế giới được chia lại, Đức mất nhiều thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
Giữa các nước đế quốc lại nảy sinh những mâu thuẫn mới. Đó là những mâu thuẫn nào?
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh và ngày càng gay gát hơn?
Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc lại sảy ra mâu thuẫn?
- Các nước đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật “bất mãn” vì bị thua thiệt sau chiến tranh thế giới thứ nhất: bị mất hết thuộc địa. 
Sự kiện nào mà nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa?
- Năm 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản kéo dài đến năm 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc.. 
Cuộc khủng hoẳng đó dẫn tới điều gì?
- CNPX lên cầm quyền ở nhiều nước, tiêu biểu là 3 nước Đức – Italia – Nhật Bản.
Sau khi chủ nghĩa phát xít hình thành ở Italia, Đức, Nhật, tình hình thế giới TBCN có sự thay đổi, đó là sự thay đổi như thế nào?
- Các nước đế quốc phân chia thành hai khối đối địch nhau 
+ Khối PX: Đức, I ta li a, Nhật Bản.
+ Khối: Anh, Pháp, Mĩ.
à Tình hình thế giới lúc này rất căng thẳng, như một lò lửa chiến tranh
Vì sao hai khối này lại đối địch nhau?
- Mâu thuẫn gay gắt về thị trường và thuộc địa.
Anh, Pháp, Mĩ muốn duy trì nguyên trạng thế giới vì có lợi cho họ; Đức, Nhật, I-ta-li-a đòi chia lại thị trường thế giới.
Cả hai khối đế quốc này tuy mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù chung cần phải tiêu diệt.
Vì sao cả hai khối này đều muốn tiêu diệt Liên Xô?(K)
- Liên Xô là nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, có ảnh hưởng rất to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nên hai khối này đều muốn tiêu diệt Liên Xô.
Như thế lúc này sẽ nảy sinh thêm những mâu thuẫn gì?
- Mâu thuẫn giữa Liên Xô với các nước đế quốc.
Với ý đồ tiêu diệt Liên Xô các nước đế quốc đã có cách giải quyết như thế nào?
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ muốn mượn bàn đạp của các nước phát xít để tiêu dệt Liên Xô –> họ thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh vế phía Liên Xô.
- Đỉnh cao của chính sách thoả hiệp là việc Anh, Pháp, Mĩ nhượng bộ cho Đức thôn tính Tiệp Khắc để đổi lấy việc Đức nhận lời quay sang tấn công Liên Xô.
Chính sách thỏa hiệp của Anh-Pháp có thực hiện được không? 
- Không, khi đã chiếm được Tiệp Khắc (3- 1939) Hít Le thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô (lúc này Liên Xô đã vững mạnh), nên định quay sang tấn công các nước Châu Âu trước. 
Quan sát H 75 – 105 .
Quan sát bức tranh, em có nhận xét gì về bức tranh này?(K)
- Đây là một bức biếm hoạ do một hoạ sĩ người Thuỵ Sĩ vẽ và được đăng lên trên các tờ báo ở Châu Âu năm 1939. Trong bức tranh Hít le được ví như người khổng lồ Giu-li-vơ trong truyện Giu-li-vơ du kí, xung quanh là các nhà lãnh đạo nhà nước Châu Âu ( Anh, Pháp ) được xem như là những người tí hon bị Hít-le lên điều khiển.
Em hãy giải thích tại sao Hit-le lại tấn công các nước châu Âu trước?
- Thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô, cần phải tích lũy lương thực đủ mạnh để tấn công Liên Xô và Chính thái độ nhượng bộ thoả hiệp của giới lãnh đạo các nước Châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít Le tự do hành động tấn công xâm lược Châu Âu trước.
Và đây cũng là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đó là 
Đọc mục 1/SGK
HDHS lập niên biểu diễn biến chính giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ hai.
Khái quát: Từ sau khi mặt trận đồng minh chống phát xít ra đời, tương quan lực lượng giữa khối đế quốc và khối phát xít có nhiều thay đổi và chiến sự sẽ chuyển sang tình huống mới. Từ đầu năm 1943 -> 8/ 1945 tình hình chiến sự diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ học ở tiết sau.
I. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933.
à CNPXhình thành ở Đức, Italia, Nhật.
Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với khối phát xít
=> Chiến tranh thế giới thứ hai 
II. Những diễn biến chính
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (Từ ngày 1/9/ 1939 đến đầu 1943)
* Lập niên biểu diễn biến chính giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ hai
Thời gian
Sự kiện
22/ 6/ 1941 
7/ 12/ 1941 
9/ 1940 
1/1942
Đức tấn công Liên Xô.
Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.
I-ta-lia tấn công Ai Cập. 
Mặt trận Đồng Minh chống phát xít thành lập.
Củng cố nội dung bài giảng.
? Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai?
? Hãy nối ô ở cột I ( thời gian ) với ô ở cột II ( sự kiện ) bằng các mũi tên sao cho đúng.
Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
- Đọc phần 2 SGK(T.107)
- Tìm hiểu tư liệu về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản
- So sánh kết quả của chiến tranh thế giới thứ nhất với chiến tranh
D. RÚT KINH NGHIỆM
 	CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) 
BÀI 21 : CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1939 – 1945 (Tiết 32)
Tuần: 16
Ngày soạn: 25 tháng 11 năm 2015
Ngày dạy: 03 tháng 12 năm 2015
Ngày dạy: 03 tháng 12 năm 2015
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được
- Diễn biến chính của cuộc chiến tranh: các giai đoạn hai, các sự kiện chính và tác động của nó đối với tiến trình chiến tranh.
- Kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh thế giới.
- Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này đối với loài người.
2. Tư tưởng
- Giáo dục cho hs học tập tinh thần bất khuất của nhân loại chống chủ nghĩa phát xít bảo vệ độc lập dân tộc.
- Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này đối với loài người.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai; tranh ảnh lịch sử và tài liệu về chiến tranh thế giới thứ hai
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức.
 8A1 :	
8A2 :	
Kiểm trakiến thức cũ.
 ? Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai?
Giảng kiến thức mới.
Để biết được diễn biến ở giai đoan 2 như thế nào và kết cục của CTTGT2 như thế nào... 
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung KT cần đạt
Khái quát nội dung tiết 1
Gọi HS đọc mục 2/SGK
Giai đoạn kết thúc chiến tranh chúng ta vừa nghe đọc, vậy cần ghi nhớ những sự kiện chính nào?
HDHS lập niên biểu diễn biến chính giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ hai
II. Những diễn biến chính 
2. Quân đồng minh phản công. Chiến tranh kết thúc (từ đầu 1943 đến tháng 8. 1945)
* Lập niên biểu diễn biến chính giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ hai
* Những diễn biến chính giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ hai
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
- Ngày 5/1943
- Ngày 6/6/1944
- Ngày 9/1945
- Ngày 8/8/1945
- Ngày 6 và ngày 9/8/1945
- Ngày 15/08/1945
- Liên quân Mĩ – Anh buộc I–ta-li-a đầu hàng ở BẮc Phi
- Liên quân Mĩ – Anh mở mặt trận thứ 2 ở Tây Âu
- Phát xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện
- Hồng quân Liên Xô đánh tanđội quân Quan Đông tinh nhuệ của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc
- Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản
- Nhật đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
Đọc tư liệu: Vai trò của ...trong chiến tranh thế giới thứ hai ( SGV – 146 ).
Vậy kết cục của cuộc chiến tranh đem lại như thế nào? Kẻ châm ngòi lửa chiến tranh là khối phát xít nhằm để chia lại thị trường thế giới?
Vậy khối phát xít có thực hiện được ý đồ của mình không? 
- Không. “Kẻ gieo gió ắt phải gặp bão ” chiến tranh t

File đính kèm:

  • docgiao_an_su_7_20142015.doc
Giáo án liên quan