Giáo án Lịch sử 8 - Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)

Câu 1: Những nét chính về tình hình KT ở Pháp trước khi CM bùng nổ:

- Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác thô sơ, năng suất thấp. Mất mùa đói kém thường xuyên xãy ra, đời sống nông dân rất cự khổ.

- Công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

Câu 2: Xã hội nước Pháp trước cách mạng :

- Pháp là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-I XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba,mâu thuẩn với nhau rất gay gắt

*Vai trò, vị trí của các đẳng cấp:

 + Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế

 + Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản,nông dân, dân nghèo thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.

 

docx9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 20051 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SẢN PHẨM NHÓM 3
I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CTGDPT
CHỦ ĐỀ: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)
Lớp: 8
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành:
- Tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng
- Việc chiếm ngục Ba-xti (14-7-1789)- mở đầu cách mạng.
- Diễn biến chính của cách mạng, những nhiệm vụ mà cách mạng đã giải quyết : chống thù trong giặc ngoài, giải quyết các nhiệm vụ dân tộc, dân chủ; ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp
2. Bảng mô tả:
Nội
dung
Nhận biết 
(Mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng
 Cao
(Mô tả mức độ cần đạt)
 Nước Pháp trước CM
Nhận biết được những nét chính về tình hình KT, CT, XH, đấu tranh tư tưởng ở Pháp trước khi CM bùng nổ
Miêu tả được tình cảnh người nông dân Pháp trước CM thông qua H5
Vẽ được sơ đồ mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp
 Sự phát triển của CM
Nêu được nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Nêu được các biện pháp của chính quyền 
Gia- cô-banh.
Trình bày được ý nghĩa của CMTSP cuối thế kỉ XVIII. 
Hiểu được vai trò của nhân dân trong cách mạng TSP 
Lập được niên biểu những sự kiện chính của CMTSP(1789-1794)
So sánh được điểm giống và khác giữa CMTSP với CMTSA
Nhận xét được điểm tích cực và hạn chế của tuyên ngôn
Nhận xét được các biện pháp của chính quyền 
Gia- cô-banh.
Qua đoạn trích (chữ in nghiêng SGK T17)nhận xét được các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII
 Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: tư duy lô gic, sáng tạo tự chủ, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, giao tiếp…
- Năng lực chuyên biệt: , sáng tạo tự chủ, giải quyết vấn đề, tự học…
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Câu hỏi nhận biết 
Câu 1:Nêu những nét chính về tình hình KT ở Pháp trước khi CM bùng nổ?
Câu 2: Xã hội nước Pháp trước cách mạng gồm những đẳng cấp nào? Nêu vai trò, vị trí của các đẳng cấp đó?
Câu 3: Nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
 Câu 4: Trình bày nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Em có nhận xét gì về những điểm tiến bộ và hạn chế của Tuyên ngôn?
 Câu 5: Nêu các biện pháp của chính quyền Gia- cô-banh. Nhận xét về những việc làm đó?
 Câu 6: Trình bày ý nghĩa của CMTSP cuối thế kỉ XVIII. 
2. Câu hỏi thông hiểu
 Câu 1: Hãy miêu tả tình cảnh người nông dân Pháp trước CM.
 Câu 2: Vai trò của nhân dân trong cách mạng TSP được thể hiện ở những điểm nào?
3. Câu hỏi vận dụng thấp
 Câu 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng
 Câu 2: Lập niên biểu những sự kiện chính của CMTSP(1789-1794)
 Câu 3: So sánh điểm giống và khác giữa CMTSP với CMTSA.
4. Câu hỏi vận dụng cao
 Câu 1: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục (tức tước đoạt) công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa”.(Hồ Chí Minh)
Dựa vào đoạn trích trên em hãy nhận xét về cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII.
III. ĐÁP ÁN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Những nét chính về tình hình KT ở Pháp trước khi CM bùng nổ:
Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác thô sơ, năng suất thấp. Mất mùa đói kém thường xuyên xãy ra, đời sống nông dân rất cự khổ.
Công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
Câu 2: Xã hội nước Pháp trước cách mạng :
Pháp là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-I XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba,mâu thuẩn với nhau rất gay gắt
*Vai trò, vị trí của các đẳng cấp:
 + Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế
 + Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản,nông dân, dân nghèo thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.
 + Mâu thuẩn giữa Đẳng cấp thứ ba với Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc ngày càng gay gắt.
 Vì vậy dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.
Câu 3: Một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô:
Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô: đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-I XVI.
Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.
Câu 4: Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền:
Tuyên ngôn có một số điều sau:
+ Điều 1: Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng…
+ Điều 2: …(được hưởng ) quyền tự do, quyền sở hửu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức.
+ Điều 3: Quyền sở hửu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có thể tước bỏ.
 *Nhận xét về những điểm tiến bộ và hạn chế của Tuyên ngôn:
 - Điểm tiến bộ: Tuyên ngôn xác định những quyền tự nhiên của con người 
 - Điểm hạn chế: Bảo vệ quyền sở hữu tư bản chủ nghĩa.
 Câu 5: Các biện pháp của chính quyền Gia- cô-banh: 
Trừng trị bọn phản cách mạng
Giải quyết những yêu cầu của nhân dân, như: xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán ch dân nghèo…
Ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh.
*Nhận xét: Đem lại quyền lợi cơ bản cho nhân dân, phát huy sức mạnh quần chúng trong việc chống ngoại xâm và nội phản. 
 Câu 6: Ý nghĩa của CMTSP cuối thế kỉ XVIII. 
Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất.
2. Câu hỏi thông hiểu
 Câu 1: Miêu tả tình cảnh người nông dân Pháp trước CM:
Người nông dân Pháp trước cách mạng rất cực khổ, không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế.
Bị Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc áp bực bóc lột nặng nề,công cụ canh tác thì thô sơ,lạc hậu,sản phẩm làm ra hết sức ít ỏi lại phải nộp gần hết cho Tăng lữ và Quý tộc…
 Câu 2: Vai trò của nhân dân trong cách mạng TSP:
Nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng.
Là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đạt đến đĩnh cao.
Câu hỏi vận dụng thấp
 Câu 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng
 Quý tộc
Tăng lữ
Đẳng cấp thứ 3
 Câu 2: Lập niên biểu những sự kiện chính của CMTSP(1789-1794):
Niên đại
Sự kiện
14-7-1789
Quần chúng tấn công pháo đài nhà tù - nhà tù Ba- xti
 8-1789
Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
 9 - 1791
Công bố hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến
10-8-1792
Lật đổ sự thống trị của phái lập hiến
21-9-1792
Thành lập nền cộng hoà đầu tiên
2-6-1793
Lật đổ phái Gi-rông –đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền
27-7-1794
Đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh
 Câu 3: Điểm giống và khác giữa CMTSP với CMTSA
*Điểm giống nhau:
Cả hai đều là CMTS do giai cấp TS lãnh đạo
Lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản mở đường cho CNTB phát triển.
Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân.
Cả hai cuộc cách mạng đều có ảnh hưởng sâu rộng và có ý nghĩa quốc tế lớn lao. 
*Điểm khác nhau:
Nội dung
Cách mạng tư sản Anh
Cách mạng tư sản Pháp
Hình thức 
Cách mạng tư sản Anh là nội chiến.
- vừa nội chiến vừa chống ngoại xâm.
 Lãnh đạo
Liên minh quý tộc mới và TS, còn CMTSP chỉ có TS
- chỉ có TS
 Nhiệm vụ
Lật đổ chế độ phong kiến, làm nhiệm vụ dân chủ
Lật đổ chế độ phong kiến,đánh liên minh phong kiến bên ngoài
Tính chất
Chưa triệt để còn nhiều hạn chế và chưa giải quyết được ruộng đất cho nông dân
 Là cuộc cách mạng triệt để
4. Câu hỏi vận dụng cao
 Nhận xét về cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII: Chủ yếu là mang lại quyền lợi cho giai cấp tư sản, chưa giải quyết hết những nguyện vọng của nhân dân, không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến.
 Pháp: lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển, giải quyết được yêu cầu của nhân dân: ruộng đất…
IV. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 1
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 2
3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 3
Mức độ nhận thức
Kiến thức, kĩ năng
PP/KT dạy học
 Hình thức dạy học
Nhận biết
- Nhận biết được những nét chính về tình hình KT, CT, XH, đấu tranh tư tưởng ở Pháp trước khi CM bùng nổ
- Nêu được nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
- Nêu được các biện pháp của chính quyền. 
Gia- cô-banh.
- Trình bày được ý nghĩa của CMTSP cuối thế kỉ XVIII.
- Phát vấn, đàm thoại
- Sử dụng đồ dùng trực quan
- Thuyết trình
- Cả lớp
- Cá nhân
Thông hiểu
- Miêu tả được tình cảnh người nông dân Pháp trước CM thông qua H5
- Hiểu được vai trò của nhân dân trong cách mạng TSP
- Phát vấn, đàm thoại, mô tả
- Nêu vấn đề
- Cá nhân
- Cả lớp
Vận dụng thấp
- Vẽ được sơ đồ mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp.
-Lập được niên biểu những sự kiện chính của CMTSP(1789-1794).
- So sánh được điểm giống và khác giữa CMTSP với CMTSA
 - Sử dụng sơ đồ minh họa,tường thuật
- Nêu vấn đề 
- Thảo luận nhóm
- Cá nhân
 - Cả lớp
 -Nhóm
Vận dụng cao
- Nhận xét được các biện pháp của chính quyền 
Gia- cô-banh.
- Qua đoạn trích (chữ in nghiêng SGK T17)nhận xét được các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII
- Trao đổi toàn lớp
- Nêu vấn đề
Cá nhân
Cả lớp

File đính kèm:

  • docxbai 2cach mang tu san Phap.docx
Giáo án liên quan