Giáo án Lịch sử 8 cả năm

 Tiết 26: Bài 18 :

 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

(1918 -1939)

 1. Mục tiêu.

 a.Về kiến thức:

 Khái quát được những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới; sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân của sự phát triển đó, phong trào công nhân và sự thành lập Đảng Cộng sản Mĩ; tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với Mĩ và chính sách mới của Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng.

 b. Về kĩ năng:

 Có khả năng khái quát hóa, so sánh đặc điểm của kinh tế Mĩ giữa các giai đoạn; biết sử dụng SGK, khai thác kênh hình, phân tích, đánh giá sự kiện, nhân vật.

 c. Về thái độ:

 Nhận biết được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản và những mâu thuẫn không thể dung hòa trong lòng nước Mĩ. Hiểu được quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức.

 

doc252 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vòng 20 năm (1921-1940) khoảng 60 triệu người đã thoát nạn mù chữ. Đến cuối những năm 30, nạn mù chữ về căn bản được thanh toán, chế độ phổ cập bắt buộc 7 năm được thực hiện. Ở các thành phố đã thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Giáo dục đại học thu được nhiều thành tựu to lớn. Đến 1932 đã đào tạo được 198.000 người có trình độ đại học và 319.000 người có trình độ cao đẳng.
Bên cạnh đó còn đào tạo cán bộ kĩ thuật cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân mở rộng mạng lưới môi trường và các cơ quan văn hóa.
Từ tháng 6/1941, trước cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức, nhân dân Liên Xô phải ngừng thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị dán đoạn bởi cuộc tấn công xâm lược của chủ nghĩa phát xít đức những thành tựu to lớn của sự nghiệp công nghiệp hóa trong đó công nghiệp quốc phòng đã tạo nên sức mạnh vật chất kĩ thuật để nhân dân xô viết đánh bại hoàn toàn mọi lực lượng hung bạo của chủ nghĩa phát xít quốc tế.
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế ( 1921- 1925): (12’)
HS: Quan sát hình trả lời
Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản năm 1921 nước nga xô viết bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
- Tình hình nước Nga Xô Viết sau chiến tranh rất khó khăn: kinh tế suy sụp, bạo loạn nổ ra ở nhiều nơi.
HS: Suy nghĩ trả lời
Để giữ vững và bảo vệ chính quyền, XD lại đất nước, chính quyền Xô Viết cần có những chính sách, biện pháp đúng đắn, quyết tâm lãnh đạo nhân dân giải quyết tình hình
- Tháng 3/ 1921Chính sách kinh tế mới được thông qua:
HS: Thảo luận – báo cáo
Nội dung 1:
+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thay bằng thuế nông nghiệp.
+ Tự do buôn bán.
+ Tư nhân được mở xí nghiệp nhỏ, khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
HS báo cáo nội dung 2:
Kinh tế được phục hồi nhanh chóng đời sống nhân dân được cải thiện nhà nước đạt mức sấp xỉ trước chiến tranh
- Chính sách KT mới tác động làm cho công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng: SX nông nghiệp, công nghiệp và các ngành KT đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh. Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Tháng 12/1922 , Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết (Liên Xô) được thành lập.
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô (1925- 1941): ( 13’ )
HS: Thảo luận – báo cáo
Nhóm 1:
- Các kế hoạch 5 năm: lần 1 (1928-1932); lần 2 (1933-1937) -> được hoàn thành trước thời hạn và lần thứ 3 bắt đầu từ 1937 đang thực hiện thì bị giáng đoạn bởi chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Kinh tế công, nông nghiệp phát triển mạnh, đưa Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành nước CN đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
HS: Quan sát hình, suy nghĩ trả lời.
HS: Quan sát hình, suy nghĩ trả lời.
HS: Báo cáo nội dung 2:
Về văn hoá giáo dục liên xô đã thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. 
- Văn hóa, giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục ở các bậc phổ thông.
- Xã hội: Thay đổi cơ cấu xã hội, chỉ còn hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội.
 c. Củng cố, luyện tập: (3’)
 GV khái quát:
 - Nước Nga sau chiến tranh tình hình vô cùng khó khăn: kinh tế kiệt quệ bị đế quốc bao vây 4 phía.
 - Dưới sự lãnh đạo của chính quyền Xô viết đứng đầu là Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích, nước Nga đã đứng vững xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH đạt được nhiều thành tựu đưa Liên Xô trở thành nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
 Học bài cũ kết hợp vở ghi và SGK.
Làm bài tập 1,2,3 (86)
Chuẩn bị bài: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Yêu cầu: Đọc kĩ thông tin SGK
Trả lời câu hỏi (88)
Quan sát, nhận xét hình 61, 62, 63,64	
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
 - Thời gian giảng toàn bài:.........
 - Thời gian giảng từng phần:......
 - Nội dung kiến thức:.........
 - Phương pháp giảng dạy:...... 
Ngày dạy: 10/11/2013 
 Ngày dạy: 12/11/2013-Dạy lớp 8B
 CHƯƠNG II: 
CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ 
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -1839)
Tiết 25: Bài 17: CHÂU ÂU
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -1939)
 1. Mục tiêu: 
 a. Về kiến thức: 
 - Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918 -1939: hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển kinh tế ổn định tạm thời và khủng hoảng. 
 - Sự phát triển của phong trào cách mạng (1918-1939 ) ở châu Âu; đảng cộng sản được thành lập ở các nước; phong trào cách mnạg thế giới.
 - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) và tác động của nó với châu Âu; nguyên nhân, diễn biến chính, hậu quả.
 b. Về kĩ năng: 
 - Biết tổng hợp, khái quát, đánh giá các giai đoạn phát triển của CNTB giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).
 - Rèn luyện các kĩ năng: quan sát, sử dụng SGK, khai thác tranh ảnh lịch sử...về các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh để phân tích và rút ra kết luận.
 c. Về thái độ:
 - Nhận thức được những mâu thuẫn và sự phát triển không đồng đều của CNTB là nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới mới.
 - lên án CN phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới; đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân lao động ở các nước tư bản vì hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV: 
 - Đọc nghiên cứu tài liệu tham khảo SGV chuẩn bị nội dung bài giảng 
 - Hệ thống câu hỏi cho HS trả lời
 - Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 Động não học sinh suy nghĩ và trình bày sự hiểu biết của mình về châu Âu giữa hai cuộc chiến trảnh thế giới (1918-1939); thảo luận nhóm ; nêu vấn đề,...
 Kĩ thuật đặt câu hỏi
 - Phương tiện dạy học	 
 Các loại sách tham khảo có liên quan.
 Tranh, ảnh tư liệu: Các kênh hình SGK
 Lược đồ châu Âu năm 1918 
 b. Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài cũ kết hợp vở ghi và SGK.
 - Chuẩn bị nội dung bài mới
 Quan sát bảng thống kê, hình 61, 62 cho nhận xét
 3 Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (5’) KT miệng
 Câu hỏi: Trình bày nội dung của chính sách Kinh tế mới?
 Đáp án: (10 điểm) 
 + Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thay bằng thuế nông nghiệp. (3đ)
 + Tự do buôn bán. (2đ)
 + Tư nhân được mở xí nghiệp nhỏ, khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga. (5đ)
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)	
 Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, những mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa vẫn chưa được giải quyết, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời kì này chỉ là tạm thời. Từ năm 1918 đến năm 1939 các nước TB châu Âu diễn ra nhiều giai đoạn thăng trầm, biến động mà đỉnh cao là sự xuất hiện của CNPX ở Đức và I-ta-li-a. Vậy CNTB ở châu Âu giai đoạn này có gì nổi bật ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của CNPX ở Đức và I-ta-li-a,...
 b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Đặt câu hỏi
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có biến đổi như thế nào?
(Sự suy sụp về KT của các nước châu Âu thông qua số liệu phần chữ nhỏ)
GV: Dùng bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất để giới thiệu: 
- Do hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến động. Đó là sự xuất hiện của một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo – Hung và thất bại của nước Đức.
Chỉ các quốc gia mới trên bản đồ: Áo, Ba lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan...
Bản đồ các nước tư bản chủ nghĩa bị thu hẹp như thế nào?
Sử dụng trên bản đồ thế giới: Bản đồ của các nước tư bản chủ nghĩa bị thu hẹp sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 
GV: Trong những năm 1918 – 1923, tình hình kinh tế các nước châu Âu như thế nào?
Quan sát bảng thống kê SGK- 88.
Qua bảng thống kê, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của Anh, Pháp, Đức ?
GV: Nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tổn thất rất nặng nề: 1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá; tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phrăng...Nước Đức bại trận với 1,7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn.
GV: Những khó khăn đó đã đưa đến tình trạng gì cho châu Âu?
GV: Quan sát hình 61 (SGK – 88): Một đường phố ở Béc-lin trong cao trào cách mạng 1918 - 1923.
GV: Trong những năm 1924 – 1929, tình hình các nước tư bản như thế nào?
GV: Những năm 1924-1929 các nước tư bản Châu Âu bước vào thời kì phát triển nhanh chóng về kinh tế, ổn định tình hình chính trị đẩy lùi cao trào CM. Ổn định nền thống trị tình hình kinh tế trong thời kì này 2 nghành xuất khẩu CN nặng đặc biệt quan trọng thời bấy giờ là sản lượng gang thép đứng đầu Châu Âu qua bảng thống kê ta thấy tốc độ tăng nhanh chóng của các nước này.
 GV: Hướng dẫn học sinh về nhà tự đọc
Yêu cầu HS:
- Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cao trào CM.
- Vì sao CM lại bùng nổ ở Đức ?
- Cao trào CM ở Đức diễn ra như thế nào? Có những kết quả và hạn chế gì ?
- Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Vai trò của Quốc tế cộng sản ?
- Hoạt động của Quốc tế Cộng sản.
- Vì sao quốc tế cộng sản tuyên bố tự giải tán?
Trong những năm 1924 – 1929, chính quyền tư sản ở các nước châu Âu đẩy lùi được cao trào cách mạng, các nước tư bản bước vào thời kì ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các nước tư bản. Sự phát triển mạnh mẽ nhưng lại thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân, đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế.
GV nêu vấn đề: Trong những năm 1919-1933 các nước tư bản bị khủng hoảng kinh tế. Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất và gây nên hậu quả chính trị, xã hội nghiêm trọng nhất trong lịch sử TBCN. Vậy:
- Nguyên nhân nào dẫn tới khủng hoảng ? Hậu quả có nó ?
- Các nước tư bản đã đối phó với khủng hoảng như thế nào ?
- Cuộc khủng hoảng đã tác động như thế nào đối với các nước tư bản ?
GV: Phân lớp thành 3 nhóm thảo luận
GV: Cuộc khủng hoảng này có gì khác so với cuộc khủng hoảng năm 1920?
Gv: Do các nước sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929, dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa, ứ đọng, trong khi nhu cầu và sức mua của người dân không tương ứng, cung vượt quá cầu, sự mất cân bằng về kinh tế trong nội bộ từng nước, người dân không có tiền mua sắm.
GV: Khác với các cuộc khủng hoảng chu kì trước đây của CNTB, đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, lớn nhất, kéo dài nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất so với các cuộc khủng hoảng trước đó.
GV: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất?
GV: Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất vì: Làm ảnh hưởng và lan rộng đến tất cả các nước, dù là nước tư bản phát triển như Anh, Pháp... hay là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Kéo dài nhất vì: Đây là cuộc khủng hoảng kéo dài khoảng 4 năm từ năm 1929 đến năm 1933, kéo dài nhất về thời gian so với các cuộc khủng hoảng trước đó.
- Gây thiệt hại nặng nề nhất vì: Nếu như các cuộc khủng hoảng trước đây, thông thường chỉ gây thiệt hại khoảng 7% về sản xuất công nghiệp và thương mại toàn cầu, thì trong đại khủng hoảng này sản xuất công nghiệp sụt giảm 38%, thương mại toàn cầu giảm 2/3, nền sản xuất của CNTB bị tàn phá nghiêm trọng
Tích hợp môi trường 
GV: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là gì ?
GV: Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các mặt của nền kinh tế. Đặc biệt hậu quả về chính trị - xã hội: nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân các nước.
Cuộc khủng hoảng này diễn ra chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa, còn riêng Liên Xô hầu như không ảnh hưởng gì. Như các em đã học bài Liên Xô xây dựng CNXH: Trong thời kì này Liên xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai thu được những kết quả to lớn và trở thành cường quốc đứng thứ hai sau Mĩ.
GV: Cho HS quan sát sơ đồ so sánh sự phát triển của sản xuất thép của Anh và Liên Xô trong những năm 1929 – 1931 và nêu câu hỏi:
Qua sơ đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 - 1931?
GV: Trước năm 1929, sản xuất thép của Anh phát triển cao. Còn Liên Xô có xuất phát điểm về sản xuất thép thấp hơn nước Anh nhưng từng bước đã đạt được một số thành tựu to lớn.
- Đến giai đoạn 1929 - 1933, kinh tế Anh đang trên đà xuống dốc do cuộc khủng hoảng kinh tế đem lại. Các ngành công nghiệp (đặc biệt là thép) sụt mạnh dẫn đến phá sản, thất nghiệp đói khổ. Còn nền kinh tế Liên Xô vẫn phát triển ổn định, nhanh, mạnh, từng bước xây dựng những cơ sở kinh tế - xã hội của CNXH. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mĩ và lan nhanh khắp thế giới.
- Cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra từ những ngày 24.10.1929, đây là ngày thứ 5 đen tối, sau đó lan nhanh khắp thế giới: Hàng hoá ế thừa như một khối lượng khổng lồ. Ở Mĩ có 13 vạn công ti phá sản, 10.000 ngân hàng đóng cửa, số lượng thép sụt 76% năm 1931. Ở Bra-xin năm 1933, 22 triệu bao chè bị đốt trong khi đó người dân không có tiền mua.
GV: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới, không những ảnh hưởng đến các nước TBCN mà còn ảnh hưởng tới các nước thuộc địa và phụ thuộc trong đó Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Vậy cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao, các em sẽ được tìm hiểu phần lịch sử Việt Nam lớp 9.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này đã ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới. Trong đó nước Đức chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này rất lớn.
GV: Em hãy nêu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đối với nước Đức?
GV: Để đối phó lại với cuộc khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng đang dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền đã làm gì?
GV: Trước tình hình đó Đảng cộng sản Đức có chủ trương :
- Đảng cộng sản Đức đã chỉ rõ: Chủ nghĩa phát xít là nguy cơ lớn đối với nhân dân Đức và kêu gọi quần chúng đấu tranh thành lập Mặt trận thống nhất chống phát xít. Tuy nhiên Đảng Xã hội dân chủ đã từ chối hợp tác với những người cộng sản. Điều đó đã tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức. Ngày 30.1.1933 lúc cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh cao dưới sức ép của câu lạc bộ các ông chủ, tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít Le lên làm thủ tướng và thành lập chính phủ mới. Việc Hít-le lên làm thủ tướng diễn ra êm thấm nhưng làm rung chuyển thế giới vì CNPX Đức có nghĩa là chiến tranh. Ngay sau đó đã biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh. Đây là thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. Như vậy chủ nghĩa phát xít đã thắng lợi ở Đức.
GV: Vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng lợi ở Đức?
GV: Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, CNTB đã trải qua các giai đoạn phát triển:
- Trong khoảng 20 năm, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, CNTB đã trải qua những giai đoạn thăng trầm sau:
+ Giai đoạn 1918 – 1923: CNTB lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị.
+ Giai đoạn 1924 – 1929: CNTB bước vào thời kì ổn định về chính trị và phát triển nhanh về kinh tế.
+ Giai đoạn 1929 – 1939: CNTB lâm vào cuộc đại khủng hoảng kinh tế, dẫn đến việc CNPX lên nắm chính quyền ở một số nước, xuất hiện hai khối đế quốc đối lập, nguy cơ chiến tranh thế giới mới bùng nổ.
I. Châu Âu trong những năm 1918-1929: (20’)
1. Những nét chung.
HS: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi. 
- Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan dã của đế quốc Áo-Hung và bại trận của nước Đức.
Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa 
- Hầu hết các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời:
- Một cao trào cách mạng bùng nổ ở các nước Châu Âu, nền thống trị giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
- Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Âu, trở lại ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.
HS: Đọc phần chữ in nhỏ (SGK – 87)
HS: Hoạt động cá nhân trả lời
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, một cao trào cách mạng bùng nổ ở châu Âu làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định. Thậm chí khủng hoảng trầm trọng như ở Đức và Hung-ga-ri.
HS: Quan sát hình 61 (SGK – 88) và trả lời câu hỏi
HS: Trong những năm 1924 – 1929, chính quyền tư sản của các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng của các nước và củng cố nền thống trị. Về kinh tế, sau khi phục hồi mức sản xuất trước chiến tranh, từ năm 1924, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.
2. Cao trào cách mạng 1918-1923. Quốc tế cộng sản thành lập.
HS: Đọc SGK tìm hiểu các nội dung theo yêu cầu của GV
II. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó: (15’)
HS: Thảo luận nhóm – báo cáo
Nhóm 1 báo cáo: 
- Tháng 10 – 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. 
- Sau thời kì ổn định tạm thời, từ năm 1929 đến năm 1933, cả thế giới tư bản bị lâm vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc (khủng hoảng thừa).
HS: Hoạt động cá nhâ trả lời
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng thừa
- Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
HS: Trả lời
HS: Báo cáo tiếp hậu quả:
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa bị tàn phá nặng nề.(Hàng ngàn ngân hàng và các công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản nạn thất nghiệp và nạn đói lan trànkhắp nước Mĩ Hàng trăm triệu người đói khổ.
- Hậu quả: Nền sản xuất bị ngừng trệ, nhiều người mất nhà cửa, rơi vào tình trạng đói khổ.
HS: Quan sát tranh trả lời:
Sơ đồ này thể hiện hai chiều hướng trái ngược nhau trong nền sản xuất của Anh (nước TBCN) và Liên Xô (XHCN) trong những năm 1929 – 1931.
Nhóm 2 báo cáo
- Để thoát khỏi khủng hoảng một số nước tư bản như: Anh, Pháp tiến hành cải cách kinh tế, xã hội .; một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã phát xít hoá chế độ thống trị ( thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai ) và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới
- Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước tư bản có nhiều thuộc địa, thị trường như Mĩ, Anh , Pháp thì cải cách KT-XH; các nước có ít thuộc địa như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thực hiện phát xít hóa chế độ cai trị, phát động chiến tranh để đòi chia lại thị trường thế giới.
HS: Dựa vào thông tin SGK trả lời
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã giáng những đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức. Sau 3 năm trì trệ, năm 1932 sản xuất công nghiệp giảm 47% so với trước cuộc khủng hoảng. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. Số người thất nghiệp tăng vọt. Hàng triệu người lao động ở thành thị và nông thôn lâm vào cảnh nghèo đói và thất nghiệp.
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng. Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động đã dẫn tới khủng hoảng chính trị trầm trọng. Giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hoà tư sản và cũng không thể đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời
Trong bối cảnh đó, các thế lực phản động hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Quốc xã đã tăng cường hoạt động, nhằm mở rộng ảnh hưởng của quần chúng. Các thủ lĩnh đứng đầu là Hít Le, lợi dụng nhân dân để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng, chủ trương phát xít hoá chế độ độc tài khủng bố công khai.
HS: Tìm hiểu thông tin SGK trả lời
Vì Đức là quê hương của chủ nghĩa quân phiệt Phổ, bị bại trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất,bị khủng hoảng nghiêm trọng trong những năm 1929 – 1933, giai cấp tư sản dung túng cho chủ nghĩa phát xít, phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít.
Nhóm Nhóm báo cáo
-> Nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
 c. Củng cố, luyện tập: (3’)
 Tình hình các nước châu Âu trong những năm 1918-1939 có nhiều biến đổi tác động mạnh đến tình hình thế giới. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít, chuẩn bị diễn ra cuộc chiến tranh

File đính kèm:

  • docLịch sử 8 - CAnh.doc