Giáo án Lịch sử 8 bài 25 tiết 39: Thực dân Pháp đánh bắc kì lần thứ hai, nhân dân Bắc kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
a. Hoàn cảnh.
* Trong nước.
- Sau điều ước 1874 quần chúng cả nước phản đối mạnh, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ ,điển hình là cuộc khởi nghĩa Trần Tấn và Đặng Như Mai.
- Kinh tế suy sụp.
- Giặc cướp nổi lên nhiều nơi.
- Triều đình khước từ mọi cải cách duy tân.
- > Tình hình đất nước rối loạn.
* Thực dân Pháp.
- Nước Pháp đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Nhu cầu XL chiếm thuộc địa là thiết yếu nên chúng quyết tâm đánh Bắc Kì lần II.
Ngày soạn: 22/2/11 Ngày giảng: 8c: 24/2/11 Bài 25 Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) Tiết 39 Ii.Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884. I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức. HS hiểu được :Tại sao năm 1882, thực dân Pháp lại đánh Bắc Kì lần thứ hai. Những đề nghị canh tân đất nước( nội dung,lí do không được chấp nhận). Những điểm chính của hiệp ước Hác-măng năm 1883 và hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884. Trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào tay Pháp. 2.Kĩ năng: HS nâng cao kĩ năng sử dụng bản đồ, đánh giá sự kiện . 3.Thái độ: HS thể hiện lòng yêu nước, trân trọng những chiến tích chống giặc của cha ông, tôn kính những anh hùng dân tộc hy sinh vì nghĩa lớn : Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương...Căm ghét bọn thực dân cướp nước và triều đình phong kiến đầu hàng. II: Chuẩn bị: 1.Giáo viên: GV: Bản đồ TDP đánh Bắc Kì lần thứ hai. Bản đồ trận Cầu Giấy lần hai. 2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. đọc và nghiên cứu SGK. III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, trình bày, miêu tả, đàm thoại. IV. Tổ chức dạy học. 1.ổn định: 8c: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ. (4’) Thực dân Pháp đã tiến hành đánh chiếm Bắc Kì như thế nào? Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? +Cuối năm 1872, lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, quân Pháp do Gấc-ni-ê chỉ huy kéo quân ra Bắc. +Vũ khí thiếu và lạc hậu Đường lối đánh giặc sai lầm không chủ động tấn công giặc, chính sách quân sự bảo thủ của nhà Nguyễn. 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động. Giới thiệu bài. (1’) Sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874) phong trào kháng chiến của quần chúng lên mạnh, họ quyết đánh cả TDP và triều đình đầu hàng, triều đình Huế rất lúng túng để ổn định tình hình trong nước. Tình hình nước Pháp và quốc tế có nhiều thay đổi, thúc đẩy Pháp cần phải nhanh chóng hơn chiếm lấy Bắc Kì và toàn quốc. Cho nên TDP đã tiến đánh Bắc Kì lần hai đánh Thuận An, buộc triều đình Huế đầu hàng. Vậy TDP đánh Bắc Kì lần hai như thế nào, nhân dân ta kháng Pháp ra sao ,ta vào bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1. Tìm hiểu Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) Mục tiêu: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) Thời gian: 14’ HS: Đọc SGK từ “ Hiệp ước ...đổ bộ lên Hà Nội” và trả lời câu hỏi TD Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II trong hoàn cảnh nào? (Tình hình trong nước và tình hình nước Pháp đầu thập kỉ 80). Hs trình bày Gv nhận xét kết luận ? Duyên cớ trực tiếp TD Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II? GV: Dùng bản đồ TDP đánh Bắc Kì lần hai để minh hoạ chiến sự ở Hà Nội khi TD Pháp chiến Bắc kì lần II. " Vừa đặt chân đến Hà Nội Ri-vi-e đã giở trò khiêu khích, đòi đóng quân trong thành, phá hủy các công sự phòng thủ trên mặt thành. Mờ sáng 25.4 Ri- vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu đòi nộp thành. Không đợi trả lời, y đã ra lệnh nổ súng đánh thành..." ? Em có đánh giá như thế nào về thái độ của triều đình ? Hậu quả của thái độ đó là gì? H: Quân Thanh ào ạt tiến vào nước ta, quân Pháp nhanh chóng chiếm Hòn Gai, Nam Định và 1 số nơi khác ở Bắc Kì. Hoạt động 2. Tìm hiểu Nhân dân Bắc Kì tiếp tục cuộc kháng Pháp. Mục tiêu: Hiểu được Nhân dân Bắc Kì tiếp tục cuộc kháng Pháp. Thời gian: 14’ GV sử dụng lược đồ trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì. GV: Sử dụng bản đồ trình bày PT kháng chiến của ND Bắc Kỳ phối hợp với quân triều đình đánh Pháp. ? Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về tinh thần kháng Pháp của nhân dân Hà Nội Và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì? Tại sao TD Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy 1883? H: Vì tham vọng XL của Pháp, chúng quyết tâm xâm chiếm toàn bộ nước ta. Triều đình Huế nhu nhược, yếu hèn càng thúc đẩy Pháp đánh mạnh hơn. Hoạt động 2. Tìm hiểu Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ 1884. Mục tiêu: Hs hiểu được Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ 1884. Thời gian: 13’ GV: trình bày cuộc tấn công của quân Pháp vào Thuận An. GV nêu vấn đề: Trước tai họa mới đang đến gần với tư cách là người quản lí điều hành đất nước triều đình cần phải làm gì? Trong khi đó thì hành động của triều đình Huế ra sao? - GV nhấn mạnh về cơ bản Hiệp ước đã biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. - HS đọc SGK/124 và cho biết thái độ của nhân dân khi triều đình kí các hiệp ước đầu hàng? HS giải thích "Thuộc địa nửa phong kiến" GVKL: Triều đình phong kiến để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp từ chỗ không tất yếu trở thành tất yếu. 1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) a. Hoàn cảnh. * Trong nước. - Sau điều ước 1874 quần chúng cả nước phản đối mạnh, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ ,điển hình là cuộc khởi nghĩa Trần Tấn và Đặng Như Mai. - Kinh tế suy sụp. - Giặc cướp nổi lên nhiều nơi. - Triều đình khước từ mọi cải cách duy tân. - > Tình hình đất nước rối loạn. * Thực dân Pháp. - Nước Pháp đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Nhu cầu XL chiếm thuộc địa là thiết yếu nên chúng quyết tâm đánh Bắc Kì lần II. b. Diễn biến. - Lấy cớ nhà Nguyễn vi phạm điều ước 1874 và tiếp tục giao thiệp với Nhà Thanh, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy dẫn quân ra HN. - Ngày 25.4.1882 quân Pháp nổ súng đánh thành. - Quân ta anh dũng chống trả. - KQ: thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự tử. -> Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. - Quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta. 2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục cuộc kháng Pháp. - ND Hà Nội thực hiện "Vườn không, nhà trống". Đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí. -Quân ta lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần II (19.5 - 1883) Ri-vi-e bị giết. - Pháp rút chạy khỏi HN và một số nơi khác. -Triều đình không có quyết tâm chống giặc. -Pháp quyết định tấn công Sơn Tây và Thuận An buộc triều đình Huế phải đầu hàng. 3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ 1884. a. Thực dân Pháp tấn công Thuận An. - Chiều 18.8.1883 TD Pháp tấn công Thuận An. - 20.8.1883 đổ bộ lên Thuận An. Triều đình Huế hoảng hốt đình chiến và chấp nhận ký hiệp ước Hác-măng (25.8.1883). * Nội dung (SGK). - 6.6.1884 triều đình kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt -> chấm dứt sự tồn tại của triều đại pk Nguyễn thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến . 4. Củng cố: (2’) ? Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược? 5. Hướng dẫn học bài: (1’) - Bài cũ: trả lời các câu hỏi và làm bài tập. - Bài mới: đọc và ngiên cứu sgk bài 26: + Tìm hiểu nguên nhân cuccọ phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. + Sưu tầm tư liệu về vua Hàm Nghi và Tôn Thất Tuyết.
File đính kèm:
- su 8 t 39.doc