Giáo án Lịch sử 8 bài 25 tiết 38: Tìm hiểu thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì

1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.

*Pháp: thiết lập bộ máy cai trị, đẩy mạnh chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất.

*Triều đình: ra sức vơ vét tiền của của dân, đàn áp các cuộc khởi nghĩa, bồi thường chiến phí -> kinh tế suy sụp, tài chính thiếu hụt, đời sống ND cực khổ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 bài 25 tiết 38: Tìm hiểu thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/2/11
Ngày giảng: 8c: 17/2/11
Bài 25
Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
Tiết 38
I. Tìm hiểu thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức. 
HS nhận thức được tình hình VN trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì ; âm mưu của TDP sau khi chiếm được Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì: xâm lược cả nước VN; thái độ của triều đình Huế trước việc TDP đánh chiếm Bắc Kì; sự chống trả quyết liệt của quan dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của TDP.
2.Kĩ năng: 
HS có kĩ năng sử dụng bản đồ tường thuật những sự kiện lịch sử.
3.Thái độ: 
- HS có thái độ đúng khi xem xét sự kiện lịch sử nhất là về công, tội của nhà Nguyễn. Trân trọng và tôn kính những vị anh hùng DT.
- Căm ghét bọn TD Pháp tham lam, tàn bạo và những hành động bạc nhược của triều đình Huế.
II: Chuẩn bị:
1.Giáo viên: 
- GV: Bản đồ TD Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất, bản đồ chiến sự Hà Nội 1873.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. đọc và nghiên cứu SGK.
III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, trình bày, miêu tả, đàm thoại.
IV. Tổ chức dạy học.
1.ổn định: 8c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (4’)
? Trình bày tóm lược cuộc k/c chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ 1858 - 1875?
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1’)
GV nêu vấn đề: Vì sao phải đến năm 1873 Pháp mới khởi sự âm mưu đánh chiếm Bắc Kì? Nhân dân Bắc Kì quyết tâm chống Pháp ra sao?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
Mục tiêu: Hiểu được Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
Thời gian: 14’ 
GV cung cấp thông tin về tình hình Việt Nam sau năm 1867.
+ Triều đình tìm mọi cách đàn áp khởi nghĩa của nhân dân, cầu cứu nà Thanh thậm chí phải nhờ Pháp từ Sài Gòn đem quân ra dẹp các toán thổ phỉ. Trong khi đó nhà Nguyễn lại cự tuyệt các đề nghị cải cách. Từ chính sách đó của triều đình càng tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng cuộc xâm lăng của chúng. Nhưng cho đến trước năm 1873 Pháp vẫn chưa dám đem quân ra Bắc Kì.
? Tại sao cho đến trước năm 1873 Pháp vẫn chưa dám đem quân ra Bắc Kì?
HS dựa vào kiến thức bài trước để trả lời. 
GVKL: Pháp gặp phải phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển khắp mọi nơi; tình hình chính trị của Pháp chưa ổn định vì bị đánh bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ 1870, một phần lãnh thổ của nước Pháp bị quân Đức chiếm đóng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Mục tiêu: Hiểu được Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Thời gian: 14’
? Vì sao Pháp đánh chiếm Bắc Kì?
GV nhấn mạnh: Nam Kì đã được củng cố, biết rõ triều đình suy yếu không có phản ứng gì.
GV cho HS theo đõi SGK đoạn "Lợi dụng...kéo ra Bắc." và cho biết thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
GV : khi đến Hà Nội Gác-ni-ê giở trò khiêu khích: cướp phá, đánh đập binh lính và dân thường, khước từ thương thuyết với Nguyễn Tri Phương...
GV treo lược đồ trình bày diễn biến Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
- GV cung cấp số liệu cho thấy tương quan lực lượng giữa quân triều đình và quân Pháp.
+ Pháp: 200 lính, 11 khẩu đại bác, 2 tàu chiến, 1 tàu đổ bộ.
+ Quân triều đình: 7000 quân cùng với lực lượng phối hợp của nhân dân.
 HS quan sát tranh "Vũ khí của binh lính nhà Nguyễn" và cho nhận xét.
GV nêu vấn đề cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật "Khăn trải bàn" (5p): 
? Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà không thắng được giặc?
GV đánh giá kết quả của nhóm 3, 4.
( Vũ khí thiếu và lạc hậu, đường lối đánh giặc sai lầm không chủ động tấn công giặc, chính sách quân sự bảo thủ của nhà Nguyễn.)
Hoạt động 2. Tìm hiểu Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)
Thời gian: 13’
Mục tiêu: Hs hiểu được Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)
GV treo lược đồ lược thuật cuộc kháng chiến của ND HN và các tỉnh đồng bằng. Tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy.
? Nguyên nhân nào làm nên chiến thắng Cầu Giấy ? Chiến thắng này có ý nghĩa như thế nào? 
HS trả lời. GVKL.
GV cung cấp thông tin triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất
? Vì sao triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874?
H: Vì tư tưởng chủ hòa để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp
*GVKL: Hiệp ước với những điều khoản nặng nề có ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, chủ quyền dân tộc bị chia cắt, tạo điều kiện để Pháp thực hiện các bước xâm lược tiếp theo. 
Việc kí Hiệp ước là một tính toán thiển cận của triều đình Huế. Việc thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp là bước trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước cuộc xâm lăng của tư bản phương Tây.
1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
*Pháp: thiết lập bộ máy cai trị, đẩy mạnh chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất...
*Triều đình: ra sức vơ vét tiền của của dân, đàn áp các cuộc khởi nghĩa, bồi thường chiến phí -> kinh tế suy sụp, tài chính thiếu hụt, đời sống ND cực khổ.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
*Nguyên nhân
- Âm mưu chiếm toàn bộ VN.
- Dùng VN làm bàn đạp nhảy vào Trung Quốc.
+ Nguyên nhân trực tiếp: cuối năm 1872, lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, quân Pháp do Gấc-ni-ê chỉ huy kéo quân ra Bắc.
* Diễn biến : SGK
*Kết quả: 
chưa đầy một ngày thành HN rơi vào tay giặc
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)
*Hà Nội
 Nghĩa binh bí mật quấy rối địch, phá kho đạn của giặc...
*Các tỉnh đồng bằng: căn cứ kháng chiến được lập ra khắp nơi.
- Chiến thắng Cầu Giấy (21.12.1873).
-> Khiến cho quân Pháp hoang mang, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
* Ngày 15.3.1874 triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.
4. Củng cố: (2’)
Gv kháI quát lại nội dung chính toàn bài.
5. Hướng dẫn học bài: (1’)
- Bài cũ: trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài
- Bài mới: đọc và nghiên cứu sgk phần I
+ Tại sao phải mất 10 năm chờ đợi thực dân Pháp mới lại tiến đánh Bắc Kì?
+ Giải thích khái niệm " Thuộc địa nửa phong kiến"

File đính kèm:

  • docsu 8 t 38.doc