Giáo án Lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) (tiết 2)
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
- Âm mưu của Pháp:
Quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì
Lấy cớ triều đình vi phạm hiệp ước 1874, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai
- Diễn biến:
3/4/1882, quân Pháp kéo ra Hà Nội khiêu khích
25/8/1882, Pháp tấn công chiếm thành Hà Nội. Sau đó chiếm một số nơi khác
Ngaøy soaïn: 19 / 01/ 2015 Ngaøy daïy: 23/ 01/ 2015 Tuaàn: 23 Tieát : 39 BAØI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873-1884) (tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kieán thöùc: Sau bài học HS cần: Biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của thực dân Pháp Trình bày sự chống trả quyết liệt của nhân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp lần thứ hai. Biết được nội dung chính của hiệp ước Hác măng và Pa tơ nốp Phân tích được trách nhiệm của triều đình trong việc để mất nước 2.Thái độ: HS thấy được tinh thần bất khuất, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân, thấy được thái độ bạc nhược, đầu hàng của triều đình 3. Kó naêng: Bieát nhận xét, khái quát, phân tích sự kiện lịch sử, thái độ, trách nhiệm của triều đình. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Giáo án, nguyên văn hiệp ước Hác măng, hiệp ước Pa- tơ – nốp, Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882) 2. Học sinh: SGK, hoïc baøi, ñoïc baøi ôû nhaø. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định(1’): 8A6. Kieåm tra baøi cuõ:(7) Em hãy trình bày âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Thực dân Pháp. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đã kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược như thế nào? Em hãy nêu ý nghĩa trận Cầu Giấy lần I. Giôùi thieäu baøi mới: Với thái độ bạc nhược của triều đình – bằng hiệp ước Giáp Tuất, Thực dân Pháp quyết định chiếm cho bằng được Bắc Kì. Âm mưu và cuộc tiến công xâm lược Bắc Kì lần hai của thực dân Pháp như thế nào? Nhân dân Bắc Kì đã kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ra sao, thái độ trách nhiệm của triều đình trong việc mất nước sẽ được chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoaït ñoäng 1: Tìm hiểu cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của thực dân Pháp(10’) ? Nêu tình hình nước ta sau hiệp ước Giáp Tuất 1874? HS: Dựa vào SGK trả lời ngắn gọn GV: Khái quát tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần hai, trước thái độ bạc nhược của triều đình, Pháp quyết tâm chiếm bằng được nước ta. Quyết tâm đánh chiếm Bắc Kì lần hai. GV: yêu cầu HS nhắc vào âm mưu của Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất ( cho lái buôn Đuy puy gây rối, viện cớ giải quyết vụ Đuy – puy rồi kéo quân ra Bắc) ? Vậy lần thứ hai này khi tiến đánh Bắc Kì Pháp viện cớ vào đâu?Em nhận xét gì về âm mưu thủ đoạn của Pháp? HS: Dựa vào SGK, suy nghĩ trả lời Khẳng định quân Pháp gian xảo GV: Treo Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882), trình bày diễn biến Pháp tấn công Bắc Kì lần hai. Yêu cầu HS trình bày lại HS: Trình bày diễn biến Pháp tấn công Bắc Kì lần hai trên lược đồ GV: Phân tích thái độ tráo trở của quân Pháp, Ri - vi - e gửi tối hậu thư đòi giao thành, chưa đợi trả lời chúng đã tấn công chiểm thành, sau đó chiếm Hòn Gai, Nam Định, ? Dựa vào hình 87 SGK và sự kiện Hoàng Diệu thắt cổ tự tử vì mất thành, em có nhận xét gì về tổng đốc Hoàng Diệu? HS: Trình bày cảm nhận của mình về nhân vật ? Thái độ của triều đình như thế nào? HS: Dựa vào SGK trả lời Thái độ của triều đình đã tiếp tay quân Thanh và quân Pháp xâu xé nước ta Hoaït ñoäng 2: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì khi Pháp đánh chiếm lần hai (12’) ? Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: nhấn mạnh trận Cầu Giấy lần hai, trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần hai trên lược đồ, sau đó yêu cầu HS trình bày lại. ? Điểm giống nhau giữa trận Cầu Giấy lần thứ hai với trận Cầu Giấy lần thứ nhất? HS: suy nghĩ trả lời GV: nhấn mạnh điểm tương đồng của hai trận Cầu Giấy, đều là sự phối hợp của đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm, tướng giặc bị giết tại trận, triều đình lại chủ trương thương lượng Và điều đó dẫn tới thực dân không nhân nhượng triều đình, quyết tâm đánh vào cửa biển Thuận An. Hoaït ñoäng 3: Tìm hiểu về hiệp ước Hác măng và Pa tơ nốp(12’) GV: Trình bày sự kiện Pháp tấn công Thuận An, triều đình hốt hoảng xin đình chiến, rồi sau đó liên tục kí hai hiệp ước đầu hàng Hác-măng và Pa-tơ-nốt ? Em hãy trình bày nội dung của hiệp ước Hác măng và Pa-tơ- nốt? HS(yếu): Dựa vào SGK trả lời GV: Khẳng định với hiệp ước Pa-tơ – nốt, nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách một quốc gia độc lập hoàn toàn xụp đổ. Nước ta chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. ? Em hãy đánh giá trách nhiệm của triều đình trong việc để mất nước? HS: thảo luận nhóm GV: Tổ chức thảo luận, các cặp được tranh luận và đưa ra ý kiến thống nhất, GV chốt Trước hết, GV khẳng định, triều đình phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc để mất nước. Bởi vì thái độ không kiên quyết dẫn tới hiệp ước Nhâm Tuất, vì thái độ bạc nhược, vì quyền lợi dòng họ, sợ dân hơn sợ giặc mà triều đình kí hiệp ước Giáp Tuât rồi Hác măng và cuối cùng là hiệp ước Pa – tơ –nốt. Qua 4 hiệp ước triều đình kí với Pháp, là bước trượt dài trên con đường đầu hàng giặc của nhà Nguyễn. II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN THỨ HAI. NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882 - 1884 1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) - Âm mưu của Pháp: Quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì Lấy cớ triều đình vi phạm hiệp ước 1874, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai - Diễn biến: 3/4/1882, quân Pháp kéo ra Hà Nội khiêu khích 25/8/1882, Pháp tấn công chiếm thành Hà Nội. Sau đó chiếm một số nơi khác 2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp - Ở Hà Nội, nhân dân đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc - Ở các nơi khác, nhân dân tích cực cắm kè, đắp đập trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của giặc - 19/5/1883, quân ta giành thắng lợi trận Cầu Giấy lần thứ hai, giết tướng giặc Ri-vi-e tại trận. - Giặc hoang mang, định rút chạy, nhưng triều đình lại chủ động thương lượng 3. Hiệp ước Pa-tơ – nốp. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884) - 20/08/1883, Pháp đổ bộ lên Thuận An - 25/8/1883, triều đình kí với Pháp hiệp ước Hác- măng (thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc, Trung Kì - Sau đó Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh Bắc Kì - 6/6/1884, Pháp buộc triều đình Huế kí hiệp ước Pa-tơ-nốt 4. Cuûng coá: (2’) GV: Khái quát toàn bộ nội dung đã học trên lược đồ. 5. Höôùng daãn hoïc taäp ôû nhaø: (1’) - Lập niên biểu các sự kiện hai lần Pháp đánh chiếm Bắc Kì và cuộc kháng chiến của nhân dân ta. - Chuaån bò baøi môùi: phần II IV. RÚT KINH NGHIỆM ..
File đính kèm:
- su_8_tiet_39_20150726_022515.doc