Giáo án Lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939 ) ( tt )

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918-1939 )

1. Tình hình chung

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa (trừ Thái Lan)

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc lên cao

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939 ) ( tt ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 - Tiết 30
ND: 03/12/2014 
Bài 20. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á
( 1918-1939 ) ( tt )
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức 
 - HĐ1: Học sinh biết được những nét lớn của tình hình Đơng Nam Á trong thời kì này.
 - HĐ2: Học sinh hiểu và trình bày được phong trào độc lập diễn ra sơi nổi, liên tục ở nhiều nước.
 1.2. Kĩ năng
- HĐ1: Biết khai thác tư liệu và nhận xét đánh giá phân tích sự kiện lịch sử
- HĐ2: Kỹ năng sử dụng bản đồ.
1. 3. Thái độ
- HĐ1: Nhân dân Đơng Nam Á đứng lên giành độc lập dân tộc đó là sự tất yếu của lịch sử.
- HĐ2: Giáo dục tinh thần đồn kết cùng đấu tranh chống kẻ thù chung.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Tình hình chung phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918-1939 )
- Phong trào độc lập dân tộc ở Đơng Nam Á.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: + Bản đồ các nước Đông Nam Á
 3.2. Học sinh: Ngiên cứu nội dung và trả lời câu hỏi sgk
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 8A1:..
 8A2:..
 8A3:.. 
 8A4:.. 
4.2. Kiểm tra miệng ( 5p ) 
 ?.Vì sao nói phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho CM ở trung Quốc? Nét mới của phong trào Ngũ Tứ so với CM Tân Hợi?(8đ)
 - Phong trào lan rộng trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham gia, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển dẫn đến sự thành lập của Đảng Cộng sản Trung Quốc ( 7.1921 )
 Phong trào Ngũ Tứ có tính chất chống đế quốc . So với cách mạng Tân Hợi chỉ dừng lại ở việc chống phong kiến ( đánh đuổi Mãn Thanh )
?. Bài học hơm nay gồm những nội dung nào?( 2d )
- Tình hình chung phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918-1939 )
- Phong trào độc lập dân tộc ở Đơng Nam Á.
 3. Tiến trình bài học
	Giáo viên nhắc lại những nét chung nhất của phong trào cách mạng châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất, điển hình nhất là cách mạng Trung Quốc, thời kì cách mạng dân chủ mới bắt đầu. Phong trào cách mạng Đông Nam Á có những nét gì mới, đặc biệt hơn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước Đông Nam Á
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
 * Hoạt động 1. ( 20p )
?. Tình hình chung của các nước Đông Nam Á đầu thế kỉ XX ?
 Hs: Hầu hết là thuộc địa của Chủ nghĩa thực dân.
 Gv chỉ lược đồ 3 nước Đông Dương thuộc Pháp, Malaixia, Brunây, Miến Điện, Xingapo thuộc Anh. Philippin thuộc Tây Ban Nha sau đó thuộc Anh. Thái Lan bị phụ thuộc vào đế quốc ( là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp- bắt tay với cả hai do đó không trở thành thuộc địa ).
 Gv: Phong trào cách mạng Đông Nam Á cũng như toàn bộ châu Á đều chịu ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ nhất và cách mạng Tháng Mười Nga. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc trực tiếp tác động đến Đông Nam Á làm cho phong trào độc lập dân tộc phát triển.
* Tích hợp giáo dục mơi trường: Nhân dân các nước châu Á bị áp bức bĩc lột nặng nề. Vì vậy họ vùng dậy đấu tranh ở khắp các nước.
 Hs đọc SGK/101 thảo luận câu hỏi: 
* Thảo luận: ( 4p )
?.Những xu hướng mới của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á? Sự thành lập các Đảng Cộng sản có tác động như thế nào?
 Hs thảo luận trình bày: Nét mới- xuất hiện xu hướng vô sản, giai cấp vơ sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào .
 Phong trào dân chủ tư sản có tiến bộ rõ rệt.
 Tác động: Phong trào công nông phát triển mạnh mẽ
 ?. Nêu một số phong trào tiêu biểu thể hiện hai xu hướng trên?
 Hs: Trả lời theo SGK
 Gv: Như vậy phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản.
 Gv chuyển ý
 * Hoạt động 2. ( 15p )
 Gv: Nêu vắn tắt các sự kiện tiêu biểu: Khởi nghĩa Ong Kẹo va øCom- ma- đam ở Lào, phong trào dân chủ tư sản A- Cha-Hem- Chiêu ở Campuchia, phong trào công nông 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam.
 ?. Nhận xét về phong trào cách mạng ở Đông Dương?
 Hs: Phong trào diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức , Đảng Cộng sản Việt Nam ( sau đổi là ĐCS Đông Dương) được thành lập và lãnh đạo cách mạng.
 - Bước đầu có sự liên minh chống đế quốc của 3 nước.
Gv: Ở In-đô-nê-xi-a Đảng Cộng sản được thành lập từ rất sớm(5.1920 ) và lãnh đạo cách mạng, nhưng do sai lầm về đường lối nên bị thất bại trong cuộc khởi nghĩa ở Gia va và Xu-ma-tơ ra1926-1927, quần chúng đã ngả theo phong ttrào dân tộc tư sản do Xu-cac-nô lãnh đạo.
 Hs xem ảnh Xu-cac-nô, lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xia
 * GV kết luận: 
Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Dương và toàn khu vực Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918-1939 )
1. Tình hình chung
- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đơng Nam Á đều là thuộc địa (trừ Thái Lan)
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc lên cao
-
 Nét mới: 
+ Giai cấp vơ sản trưởng thành, lãnh đạo phong trào.
+ Các Đảng cộng sản ra đời.
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á.
- Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước. Ở Đông Dương phong trào lội cuốn được đông đảo nhân dân tham gia.
+ Phong trào cách mạng Đông dương có Việt nam -Lào -Camphchia
+ Ở In-đô-ne-xi-a: Đảng Cộng sản lãnh đạo phong trào sau đó phong trào ngả theo hướng dân chủ tư sản do Xu-cac- nô lãnh đạo.
 4.4.Tổng kết ( 4p )
	Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
	- Phong trào diễn ra sôi nổi, hình thức phong phú, phong trào lên cao, lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào. Đặc biệt là ở Đông Dương, ĐCS Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân 3 nước ĐD chống Pháp.
 4.5. Hướng dẫn học tập ( 1p )
 * Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chú ý: Những nét chung của ĐNÁ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và phong trào độc lập dân tộc ở 3 nước Đơng Dương và In-đô-nê-xi-a.
 * Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
- Tham khảo lược đồ h 76, nội dung và trả lời câu hoỉ sgk.
- Nhận xét h 75 sgk
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_20_Phong_trao_doc_lap_dan_toc_o_chau_A_1918__1939_20150726_011603.doc