Giáo án Lịch sử 8 bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939 )

I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

1. Kinh tế

- Pht triển mạnh. Mĩ bước vo thời kì phồn vinh, trở thnh trung tm cơng nghiệp(chiếm 48% sản lượng cơng nghiệp thế giới) trở thnh trung tm thương mại, ti chính quốc tế( nắm 60% dự trữ vng thế giới)

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3761 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 4 - Tiết 27
ND: 19/11/2014 Bài18
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918-1939 )
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức
 -HĐ1: Học sinh biết được tình hình kinh tế - xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
 - HĐ2:Học sinh hiểu và trình bày được tình hình nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939.
 1.2. Kĩ năng
 - HĐ1: Biết khai thác tranh ảnh và rút ra nhận xét.
 - HĐ2: Bước đầu so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử.
 1.3. Thái độ
 - HĐ1:Học sinh nhận thức bản chất của CNTB Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Mĩ. 
 - HĐ2:Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức bất công trong xã hội tư bản.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
 - Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
 - Nướcc Mĩ trong những năm 1929 – 1939.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. giáo viên: Bản đồ thế giới.
 3.2. Học sinh: tham khảo nội dung và trả lời câu hỏi sgk. Nhận xét h65,66,67,68,69 sgk
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 8A1:..
 8A2:..
 8A3:.. 
 8A4:.. 
 4.2. Kiểm tra miệng ( 5p ) 
 ?. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 diễn ra như thế nào? Nêu các biện pháp mà các nước tư bản đã thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đĩ? (8đ)
 Nguyên nhân: 
Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến hàng hĩa ế thừa trong khi người lao động khơng cĩ tiền mua.
 Hậu quả:
Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản , mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm, hàng trăm triệu người rơi vài tình trạng đĩi khổ.
 Giải quyết:
Anh, Pháp cải cách kinh tế, xã hội.
 - Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản: phát xít hĩa chính quyền
 ?. Vì sao ở Mĩ năm 1929 – 1933 lại xảy ra khủnghoảng kinh tế? (2đ)
 - HS: Trả lời theo chuẩn bị bài ở nhà: do sản xuất ồ ạt...
 4. 3. Tiến trình bài học
	* Giới thiệu bài: Bài trước chúng ta đã học châu Aâu giữa hai cuộc đại chiến (1918-1939 ), dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933 ) các nước tư bản châu Aâu đã phát triển theo 2 xu hướng khác nhau: + Những nước thiếu thuộc địa, thị trường, thiếu vốn thì phát xít hóa bộ máy chính quyền: Đức, ý, Nhật. + Những nước có nhiều thuộc địa, thị trường rộng lớn, vốn dồi dào đã diều chính chính sách kinh tế, xã hội để đi lên: Anh, Pháp.
	Hôm nay chúng ta tìm hiểu một nước đế quốc điển hình giàu có, khôn ngoan và xảo quyệt. Đó là đế quốc Mĩ (1918-1939 )
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
 * Hoạt động 1 ( 15p )
Gv dùng lược đồ chỉ rõ vị trí của nước Mĩ
?.Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu về vị trí địa lí và lịch sử hình thành nước Mĩ ? 
- Diện tích : 9.363.123 km 2.
- Số dân 280.562.489 người (2002) 
- Trước đây là thuộc địa của Anh. 
- 1776, Tuyên ngơn độc lập được cơng bố. 
- 1783, Hợp chủng quốc Châu Mĩ thành lập.
- Mĩ là nước cộng hịa liên bang.
?. Chiến tranh thế giới đã tạo cho nước Mĩ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế?
 Hs: Mĩ tham chiến muợn ( 4/1917 ), chiến tranh không lan rộng đến nước Mĩ, thu nhiều lợi nhuận nhờ bán vũ khí, là nước thắng trận.
 Gv: Sau chiến tranh,nền kinh tế Mĩ tăng trưởng cực kì nhanh chóng (số liệu phần in nghiêng SGK ).
?. Theo em, hai bức tranh H. 65,66 trên phản ánh điều gì?
- Phản ánh sự phồn vinh của nước Mĩ 
- Gv: Tác động của ngành sản xuất ô tô đến kinh tế Mĩ rất lớn, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: Luyện kim, cao su, xăng dầu, khách sạn, nhà hàng giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động.
?. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ trong giai đoạn này?
- Giai cấp tư sản Mĩ đãã cải tiến kĩ thuật.
-Thực hiện sản xuất dây chuyền.
- Tăng cường độ lao động và bĩc lột cơng nhân.
?. Quan sát H. 67, em cĩ nhận xét gì về đơì sống của người lao động Mĩ ?
- Rất khổ cực
 * Thảo luận ( 4p ) 
?. Qua các hình 65,66,67,em cĩ nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ? 
- Một bên là bãi đổ xe hàng nghìn chiếc, là nhà cao tầng, cuộc sống sa hoa, một bên là dãy nhà lụp xụp.Hai hình ảnh tương phản, trái ngược nhau
* GV minh họa thêm: Dòng xe ô tô dài vô tận chứng tỏ sự phát triển của ngành chế tạo ô tô, một trong những ngành tạo nên sự phồn vinh của nến kinh tế Mĩ.
 Gv: Sự giàu có của nước Mĩ chỉ nằm trong tay một số người, xã hội không công bằng.
 Gv: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ song đời sống nhân dân bị bóc lột nặng nề, phân biệt chủng tộc  Từ đó phong trào công nhân phát triển mạnh, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập ( 5.1921 ) để lãnh đạo phong trào công nhân
 Gv chuyển ý
?. Theo em, vì sao nước Mĩ phồn vinh nhưng những người lao động Mĩ lại rơi vào cuộc sống như vậy?
- Người lao động bị bĩc lột, thất nghiệp.
?. Tình hình xã hội Mĩ trong thời gian này như thế nào?
?. Đảng cộng sản Mĩ ra đời cĩ tác dụng gì?
- Là lực lượng truyền bá chủ nghĩa Mác, là lực lượng lãnh đạo phong trào cơng nhân.
Gv: Ngay trong thời kì phồn vinh, kinh tế Mĩ đã tiếm ẩn những mâu thuẫn ( SGV 122 ). Hậu quả là xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, làm chấn động nền kinh tế tài chính Mĩ từ đó lan ra toàn thế giới.
 Gv chuyển ý
 * HĐ2: ( 20p )
Hs đọc tư liệu SGK/ 94, quan sát H 68
 ?. Nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở Mĩ?
- Sản xuất ồ ạt,chạy theo lợi nhuận, dẫn đến hàng hĩa ế thừa
- HS: Theo dõi số liệu SGK/94.
? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã để lại hậu quả gì cho nước Mĩ ( về kinh tế, xã hội)?
? Gánh nặng của cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp nào?
- Nền kinh tế Mĩ bị suy thoái nghiêm trọng, gánh nặng khủng hoảng đè lên vai tầng lớp lao động cơng nhân, nơng dân và gia đình của họ.
 Gv: Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng, tổng thống Ph.Ru-dơ-ven mới đắc cử đã thực hiện chính sách mới.
 Hs đọc phần tư liệu, quan sát H69
? Để thốt khỏi khủng hoảng, nước Mĩ đã làm gì?
- Tổng thống Ru-đơ- ven đã đề ra chính sách mới.
? Theo em, cĩ phải cuộc khủng hoảng này chỉ diễn ra ở riêng nước Mĩ hay khơng?
- Xảy ra ở nhiều nước tư bản.
?. Nội dung chính của chính sách mới là gì?
 Hs: Đưa ra các biện pháp để Nhà nước kiểm soát, điều tiết sản xuất, lưu thông hành hóa.
?. Trong các biện pháp này biện pháp nào thiết thực nhất đối với người lao động?
- Giải quyết nạn thất nghiệp
?. Nội dung nào là chủ yếu của chính sách mới ?
- Tăng cường vai trị của nhà nước trong các lĩnh vực 
? Qua bức tranh H. 69, em cĩ nhận xét gì về vai trị của nhà nước trong chính sách mới?
- Người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước, hai tay nắm tất cả các ngành,các đầu mối, các mạch máu kinh tế, nhằm khơi phục kinh tế, ổn định chính trị xã hội.
? Nêu tác dụng của chính sách mới ?
* Sơ kết bài: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển mạnh
Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
Chính sách mới đã cứu (nguy) nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch và trở thành cường quốc cĩ nền kinh tế phát triển nhất thế giới. 
I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
1. Kinh tế
- Phát triển mạnh. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm cơng nghiệp(chiếm 48% sản lượng cơng nghiệp thế giới) trở thành trung tâm thương mại, tài chính quốc tế( nắm 60% dự trữ vàng thế giới)
* Nguyên nhân: 
- Cải tiến kĩ thuật, sản xuất dây chuyền, tăng cường chế độ lao động và bóc lột công nhân.
2. Xã hội
- Vẫn tồn tại nạn bĩc lột, thất nghiệp, những bất cơng đặc biệt là nạn phân biệt chủng tộc. Phong trào cơng nhân phát triển.
- 5-1921Đảng Cộng sản Mĩ ra đời.
II. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939
1. Khủng hoảng kinh tế
-Cuối 10/1929 Mĩ lâm vào khủng hoảng.
-Bắt đầu từ tài chính lan sang công , nông nghiệp
* Hậu quả
 - Kinh tế bị tàn phá, xã hội khủng hoảng.
2. Chính sách mới
a. Nội dung: ( SGK )
b. Tác dụng: 
- Cứu nguy cho CNTB Mĩ.
-Đưa nước Mĩ thốt khỏi khủng hoảng.
- Duy trì được chế độ dân chủ tư sản. 
 4.4. Tổng kết ( 3p )
? Nêu tác dụng của chính sách mới ?
- Cứu nguy cho CNTB Mĩ.
-Đưa nước Mĩ thốt khỏi khủng hoảng.
- Duy trì được chế độ dân chủ tư sản. 
4.5. Hướng dẫn học tập ( 2p )
 * Đối với bài học tiết này:
Học thuộc nội dung bài học 
Hồn thành bài tập SGK/95
 *Đối với bài học ở tiết sau:
Chuẩn bị bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 
(1918 – 1939).
+ Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? 
+ Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngồi? 
5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_18_Nuoc_Mi_giua_hai_cuoc_chien_tranh_the_gioi_1918__1939_20150726_011615.doc