Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 4

I/ Mục tiêu bài học.

1/Kiến thức

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Lào và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam. Những giai đoạn lịch sử lớn của hai nước.

2/Kĩ năng

Lập được biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử của Lào và Campuchia

3/Tư tưởng

Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý, trân trọng truyền thống lịch sử của Lào và Campuchia, thấy được mối quan hệ mật thiết của 3 nước Đông Dương.

Giáo dục HS tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia.

II/ Chuẩn bị.

GV: 1. Lược đồ các nước Đông Nam Á (Hình 16 phóng to).

 2. Tư liệu lịch sử về Lào và Campuchia ( tranh ảnh là chủ yếu).

 HS: đọc kỹ bài ở nhà. Sưu tầm tranh ảnh.

III/ Các bước lên lớp.

1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số HS và vệ sinh lớp.

2.Kiểm tra bài cũ.

Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay và xác định vị trí của các nước trên bản đồ.(HSTBYK).

HSKG. Các nước trong khu vực Đông Nam Á có điểm gì chung về điều kiện tự nhiên? Điều kiện đó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển nông nghiệp?

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 07 / 09/ 2014.
 Ngày dạy:……………… 
 TUẤN 4
 TIẾT 7 - LS7
Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
Mục tiêu bài học.
Kiến thức.
Nắm được tên gọi của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lý của các quốc gia đó.
Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Á.
Kiến thức nâng cao: Giới thiệu tên nước, vị trí trên lược đồ. Lập biểu đồ các giai đoạn LS các nước ĐNA.
2/Kỹ năng.
Biết xác định được vị trí các vương quốc cổ và phong kiến Đông Nam Á trên bản đồ.
HSKG: Lập niên biểu, nhận xét các giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử khu vực Đông Nam Á.
3/Thái độ, tư tưởng.
Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ở Đông Nam Á.
Trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại.
II.Chuẩn bị.
GV: Bản đồ Đông Nam Á. Tranh ảnh, tư liệu về các công trình kiến trúc, văn hoá, đất nước...của khu vực Đông Nam Á.
HS: Đọc kỹ bài ở nhà. ( HSKG- yều cầu vẽ lược đồ Đông Nam Á).
III/Các bước lên lớp.
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
HSKG. Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gupta được biểu hiện như thế nào?
HSTBYK: Trình bày những thành tựu về mặt văn hóa mà Ấn Độ đã đạt được thời trung đại?
3.Bài mới.
Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
Ghi bảng.
Hoạt động 1:
Yêu cầu HS đọc SGK
Kể tên các quốc gia khu vực Đông Nam Á hiện nay 
Hãy xác định vị trí các nước đó trên bản đồ?
? Em hãy chỉ ra các đặc điểm chung về tự nhiên của các nước đó? (HSKG)
?Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á xuất hiện từ bao giờ? (Ưu tiên câu trả lời cho HSYK).
Hoạt động 2.
Yêu cầu: HS đọc sách giáo khoa.
GV: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á cũng trải qua các giai đoạn hình thành, hưng thịnh và suy vong.
Ở mỗi nước, các quá trình đó diễn ra trong thời gian khác nhau. Nhưng nhìn chung, giai đoạn của nửa sau thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ thịnh vượng nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
?Hãy kể tên một số quốc gia cổ và xác định vị trí trên bản đồ? (HSYK – GV cần rèn từng bước về thực hành lược đồ).
?Em có nhận xét gì về kiến trúc của Đông Nam Á qua hình 12 và 13. (HSKG- thảo luận cặp nhóm trả lời)
GV cho HS xem thêm các tranh ảnh minh họa.
GV nhận xét Kết thúc bài học.
HS đọc phần 1.
HS: 11 nước Việt Nam, Lào, TháiLan,Campuchia, Myanma,Brunây,Indonesia,Philippin, Malaysia, Singapo và Đông Timor (HS tập xác định trên bản đồ)
HSKG: Có một nét chung về điều kiện tự nhiên: ảnh hưởng của gió mùa.
+Thuận lợi: cung cấp đủ nước tưới, khí hậu nóng ẩm dẫn đến thích hợp cho cây cối sinh trưởng và phát triển.
+Khó khăn: gió mùa cũng là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán...ả/h tới sự phát triển nông nghiệp.
-Từ những thế kỷ đầu sau công nguyên (trừ Việt Nam đã có nhà nước từ trước công nguyên) Champa, Phù nam và hàng loạt các quốc gia nhỏ khác. 
HS đọc phần 2:
HS: nghe.
HS: Cuối TK XIII, dòng vua Giava mạnh lên®chinh phục tất cả các tiểu vương quốc ở hai đảo Xumatơra và Giava lập nên vương triều Môgiôpahit hùng mạnh trong suốt hơn 3 thế kỷ.
-Pagan(XI)
Sukhôthay(XIII)
LạnXang(XIV),Chân Lạp(VI), Champa...
Thành tựu nổi bật của cư dân ĐNA thời PK là kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng: đềnĂngco,đềnBôrôbuđua, chùa tháp Pagan, tháp Chàm...
HSKG: Hình vòng kiểu bát úp, có tháp nhọn, đồ sộ, khắc hoạ nhiều hình ảnh sinh động(chịu ả/h của kiến trúc Ấn Độ)
HS : nghe, hiểu.
1Sự hình thành các vương quốc Đông Nam Á.
+Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng của gió mùa cụ thể là mùa khô và mùa mưa.
+Thuận lợi: nông nghiệp phát triển.
+Khó khăn: có nhiều thiên tai.
=>Sự hình thành các quốc gia cổ. 10 thế kỷ đầu sau công nguyên: các vương quốc được thành lập.
2.Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Từ TK X-XVIII,→Thời kỳ thịnh vượng.
-Inđônêsia: Vương triều Môgiôpahit (1213-1527) 
 -Campuchia: Thời kỳ Ăng co (IX-XV)
Mianma: vương quốc Pagan(XI)
 -Thái Lan: vương quốc Sukhôthay(XIII)
Lào: vương quốc lạn xạng (XV-XVII)
- Đại Việt
-Champa...
4.Củng cố.
1.Trình bày điều kiện tự nhiên và những yếu tố hình thành nên các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
2.Kể tên một số nước ở Đông Nam Á tiêu biểu và một số công trình kiến trúc đặc sắc.
5.Hướng dẫn về nhà.
Trả lời câu hỏi trong SGK. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn : 07 / 09/ 2014.
 Ngày dạy:……………… 
 TUẤN 4
 TIẾT 8 - LS7
Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
(Tiếp theo)
I/ Mục tiêu bài học.
1/Kiến thức
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Lào và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam. Những giai đoạn lịch sử lớn của hai nước.
2/Kĩ năng
Lập được biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử của Lào và Campuchia
3/Tư tưởng
Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý, trân trọng truyền thống lịch sử của Lào và Campuchia, thấy được mối quan hệ mật thiết của 3 nước Đông Dương.
Giáo dục HS tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia.
II/ Chuẩn bị.
GV: 1. Lược đồ các nước Đông Nam Á (Hình 16 phóng to).
 2. Tư liệu lịch sử về Lào và Campuchia ( tranh ảnh là chủ yếu).
 HS: đọc kỹ bài ở nhà. Sưu tầm tranh ảnh.
III/ Các bước lên lớp.
1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số HS và vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay và xác định vị trí của các nước trên bản đồ.(HSTBYK).
HSKG. Các nước trong khu vực Đông Nam Á có điểm gì chung về điều kiện tự nhiên? Điều kiện đó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển nông nghiệp?
3. Bài mới
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
Ghi bảng.
Hoạt động 1.
Yêu cầu: HS tự đọc SGK
?Từ khi thành lập đến năm 1863, lịch sử Campuchia có thể chia thành mấy giai đoạn?
?Cư dân ở Campuchia do tộc người nào hình thành. (Ưu tiền cho HSYK trả lời).
?Tại sao thời kỳ phát triển của Campuchia lại được gọi là "thời kỳ Ăngco".
?Sự phát triển của Campuchia thời kì Ăngo bộc lộ ở những điểm nào?
GV mở rông thêm: "Ăngo" có nghĩa là "đô thị", "kinh thành". Ăngo Vat được xây dựng từ thế kỉ XII, còn Ăngo Thom được xây dựng trong suốt 7 thế kỉ của thời kì phát triển. Minh họa tranh ảnh.
? Em có nhận xét gì về khu đền Ăngo Vat qua hình 14 (Dành cho HSKG trả lời)
GV có thể mô tả kĩ khu đền theo tư liệu.
Hoạt động 2.
Yêu cầu: HS đọc SGK
?Lịch sử Lào có những mốc quan trọng nào? 
Kể thêm cho HS về Pha Ngừm theo SGV.
 ?Trình bày những nét chính trong đối nội và đối ngoại của vương quốc Lạn Xạng?
?Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu của vương quốc Lạn Xạng. 
(Dành cho HSKG)
?Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống và khác với các công trình kiến trúc của các nước trong khu vực?
(Dành cho HSKG thảo luận)
GV kết luận các nội dung chính kết thúc bài học.
HS đọc phần 3.
HS: Có 4 giai đoạn lớn:
 Từ TKI®IV: Phù Nam
Từ TK VI®IX: Chân Lạp
Từ TKIX®XV:Thời kì ĂngcoTừ TKXV®1863: suy yếu
HS: Cư dân cổ campuchia là Tộc người Khơme. 
HS: Ăngco là kinh đô, có nhiều đề tháp: ĂngcoVát, Ăngcothom... được xây dựng trong thời kì này.
HS: Nông nghiệp rất phát triển. Có nhiều kiến trúc độc đáo. Quân đội hùng mạnh.
HSKG : nhận xét quy mô đồ sộ. kiến trúc độc đáo ® thể hiện óc thẩm mĩ và trình độ kiến trúc rất cao của người Campuchia.
- Từ sau TK XV đến năm 1863 - bị Pháp đô hộ.
HS nghe, hiểu.
HS : đọc phần 4
HS: 
+ Trước TK XIII: Chỉ có người Đông Nam Á cổ là người Lào Thượng.
+ Sang thế kỷ XIII, người Thái di cư ® Lào Lùm, bộ tộc chính của Lào.
+ 1353: Nước Lạn Xạng được thành lập.
+ XV- XVII: Thịnh vượng.
+ XVIII- XIX: Suy yếu.
HS nghe.
HS: Đối nội chia đất nước thành các mường đặt quan cai trị, xây quân đội vững mạnh. Đối ngoại: Luôn giữ mối quan hệ hòa hiếu với các nước nhưng cương quyết chống xâm lược.
HSKG: Do sự cố tranh chấp quyền lực trong hoàng tộc, đất nước suy yếu, vương quốc Xiêm xâm chiếm.
HSKG: Uy nghi, đồ sộ có kiến trúc nhiều tầng lớp, có 1 tháp phụ nhỏ hơn ở xung quanh, nhưng có phần không cầu kỳ, phức tạp bằng các công trình của Campuchia.
HS nghe, ghi nhận bài học.
3. Vương quốc Campuchia
a.Từ TK I® VI:Nước Phù Nam.
b.Từ TK VI® IX Nước Chân Lạp. tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ, biết khắc chữ Phạn.
c.Từ thế kỷ IX - XV: Thời kỳ Ăngco: 
Sản xuất nông nghiệp phát triển. Xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo. Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
d. Từ thế kỷ XV- 1863: Thời kỳ suy yếu.
4. Vương quốc Lào
* Trước thế kỷ XIII: Người Lào Thượng. 
* Sau thế kỷ XIII: Người Thái di cư ® Lào Lùm.
* 1353: Nước Lạn Xạng được thành lập.
* XV- XVII: Thời kỳ thịnh vượng
- Đối nội:
+ Chia đất nước để cai trị.
+ Xây dựng quân đội.
- Đối ngoại:
+ Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
+ Kiên quyết chống xâm lược.
* XVIII- XIX: Suy yếu.
4/Củng cố
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào và Campuchia đến giữa thế kỷ XIX.
- Trình bày sự thịnh vượng của Campuchia thời kỳ Ăngco.
5.Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập trong vở bài tập
Đọc trước bài 5 chuẩn bị cho tiết sau.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Nhận xét
 Phần kí duyệt.

File đính kèm:

  • docGiao an su 7 T4.doc