Giáo án Lịch Sử 7 - Trường THCS Tân Hưng

Bài 13

NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII

I - NHÀ TRẦN THÀNH LẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ nhà Trần thành lập.

- Việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững vàng thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý.

2. Kĩ năng

- Rèn phương pháp đánh giá, so sánh.

- Đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần.

3. Thái độ

Tự hào về lịch sử dân tộc, về ý thức tự lập tự cường của cha ông ta thời Trần.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ, tư liệu, tranh ảnh liên quan.

- Học sinh: Sách giáo khoa, đọc bài trước.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số)

2. Kiểm tra bài cũ

* Câu hỏi: Nêu các đặc điểm về giáo dục và văn hóa thời Lý?

* Trả lời:

a. Giáo dục

- 1070 nhà Lý xây dựng Văn Miếu.

- 1075 mở khoa thi đầu tiên.

- 1076 mở Quốc tử giám.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Đạo Phật rất phát triển.

 

doc161 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch Sử 7 - Trường THCS Tân Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nhận xét về đồ gốm của nước ta thời Lý?
HS: - Miệng loe, đế nhỏ, men dày và trong, họa tiết trang trí theo hình hoa, lá...
- Rất tinh xảo.
HS: Đọc chữ in nghiêng SGK trang 45.
GV: Nội dung trong đoạn in nghiêng trên nói về nghề nào?
HS: Nghề dệt.
GV: Qua việc làm trên của nhà Lý em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao vua không dùng gấm vóc Trung Quốc?
HS: - Hàng tơ lụa có chất lượng tốt.
- Việc nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống là để thúc đẩy sản xuất trong nước.
Tích hợp môi trường
GV: Ngoài ra còn có các nghề thủ công nào khác?
HS: - Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, nghề làm giấy, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải mở rộng.
- Các công trình tiêu biểu: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh,.
GV: Giới thiệu một số hình ảnh: Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên.
GV: Thương nghiệp thời Lý như thế nào? HS: Việc buôn bán trao đổi trong và ngoài nước mở mang hơn trước.
GV: Mô tả Thăng Long - thành thị duy nhất của nước ta thời bấy giờ.
GV: Hoạt động trao đổi mua bán của Đại Việt với nước ngoài tập trung ở đâu?
HS: - Ở vùng biên giới Lý - Tống
- Vùng hải đảo tấp nập và sầm uất nhất là ở Vân Đồn.
GV: Sử dụng lược đồ nước Đại Việt thế kỉ XI - XII xác định vị trí Vân Đồn.
GV: Vân Đồn nay thuộc địa phận nào của nước ta?
HS: Thuộc tỉnh Quảng Ninh.
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần chữ in nghiêng SGK trang 46.
GV: Vì sao thời bấy giờ Vân Đồn lại trở thành thương cảng quan trọng nhất của Đại Việt?
HS: Cảng Vân Đồn có vị trí tự nhiên rất thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, lại nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.
GV: Thảo luận nhóm (2 phút)
Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không tự do đi lại ở nội địa? 
HS: Thảo luận và trình bày
Thể hiện ý thức cảnh giác tự vệ của nhà Lý đối với thế lực bên ngoài.
GV: Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó như thế nào?
HS: Khá phát triển, thể hiện nhu cầu trao đổi mua bán thời đó ngày càng tăng.
GV: Vì sao lại có sự phát triển đó?
HS: Đất nước độc lập, hòa bình, nhân dân có ý thức xây dựng nền kinh tế tự chủ, phát triển.
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua, phần lớn do nông dân canh tác và nộp thuế.
- Tổ chức lễ cày tịch tiền.
- Khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết hại trâu, bò.
- Kết quả: Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
a. Thủ công nghiệp
- Chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
- Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, đúc đồng, rèn sắt được mở rộng.
- Các công trình tiêu biểu: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền,
b. Thương nghiệp
- Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.
- Vân Đồn là nơi buôn bán sầm uất.
4. Củng cố
* Câu hỏi: Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý?
* Trả lời: - Một số sản phẩm từ nông nghiệp là nguyên liệu cần thiết cho một số nghề thủ công. 
- Thủ công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng và nông cụ cho nông nghiệp.
- Thương nghiệp góp phần lưu thông, phân phối hàng hóa của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
5. Dặn dò
- Làm câu hỏi 1, 2, 3 trong sách giáo khoa cuối mục I.
- Tìm hiểu trước mục II - Sinh hoạt xã hội và văn hóa.
Tuần 10 Ngày soạn: 15/10/2015
Tiết 20 Ngày giảng: 22/10/2015
Bài 12
ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ
II - SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Thời Lý có sự phân hóa mạnh mẽ về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.
- Văn hóa giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hóa Thăng Long.
2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng lập bảng so sánh, đánh giá, nhận xét thành tựu trong lịch sử.
3. Thái độ
Giáo dục lòng tự hào truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hóa dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ, tư liệu, tranh ảnh liên quan.
- Học sinh: Sách giáo khoa, đọc bài trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số) 
2. Kiểm tra bài cũ 
* Câu hỏi: Hãy nêu những nét chính của nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp thời nhà Lý?
* Trả lời: 
a. Thủ công nghiệp
- Chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
- Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, đúc đồng, rèn sắt được mở rộng.
- Các công trình tiêu biểu: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền,
b. Thương nghiệp
- Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.
- Vân Đồn là nơi buôn bán sầm uất.
3. Bài mới
Dưới thời Lý nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp thương nghiệp nước ta đều đạt những thành tựu rực rỡ. Đời sống vật chất của nhân dân đầy đủ, sung túc, bên cạnh đó nền văn hoá tinh thần của nhân dân cũng được nâng cao. Hôm 
Hoạt động của góa viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 sách giáo khoa.
HS: Đọc mục 1 sách giáo khoa.
GV: Xã hội thời Lý gồm những giai cấp và tầng lớp nào? 
HS: - Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ.
- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán.
- Tầng lớp nô tì.
GV: Đời sống của các tầng lớp thống trị như thế nào?
HS: Giàu có, đầy đủ.
GV: Đời sống các tầng lớp bị trị ra sao?
HS: - Nông dân là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội:
+ Các đinh nam được chia ruộng đất theo tục lệ của làng xã và phải làm nghĩa vụ cho nhà nước.
+ Nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ (tá điền).
+ Một số đi khai hoang, lập nghiệp ở nơi khác.
- Thợ thủ công, thương nhân làm các sản phẩm thủ công trao đổi cho nhau. Nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua. 
- Nô tì: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội, họ là tù binh hoặc do nợ, tự bán mình. Họ phục vụ trong cung điện hoặc nhà quan.
GV: So với thời Định - Tiền Lê, sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào?
HS: So với thời Đinh - Tiền Lê, sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn, địa chủ nhiều hơn, số nông dân tá điền bị bóc lột cũng tăng thêm, sự phân biệt giàu - nghèo rõ hơn.
GV: Sơ kết chuyển ý.
Hoạt động 2 
GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 sách giáo khoa.
HS: Đọc mục 2 sách giáo khoa.
Tích hợp môi trường
GV: Nên giáo dục đất nước ta dưới thời nhà Lý như thế nào?
HS: - Năm 1070 Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long thờ Khổng Tử - nơi dạy cho các con vua.
- Năm 1075 khoa thi đầu tiên được mở chọn quan lại.
- Năm 1076 mở Quốc tử giám cho con quý tộc đến học - trường đại học đầu tiên của Đại Việt.
GV: Giới thiệu hình ảnh và tư liệu về Văn Miếu Quốc tử giám.
GV: Nói về sự ảnh hưởng giáo dục và khoa cử Nho học.
GV: Nhà Lý đã sử dụng chữ viết nào?
HS: Chữ Hán
GV: Vị trí của đạo phật dưới thời Lý?
HS: Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông...
GV: Quan sát hình 24 - Tượng Phật A-di-đà (Chùa Phật Tích - Bắc Ninh)
GV: Các loại hình văn hoá dân gian và hoạt động vui chơi dưới thời nhà Lý như thế nào?
HS: Hát chèo, múa rối nước, đá cầu, vật,....
GV: Kiến trúc và điêu khắc thời Lý
HS: - Có nhiều công trình lớn và độc đáo: Chùa Một Cột (Hà Nội) , Tháp Chương Sơn (Nam Định),...
- Chạm khắc Rồng, tượng phật rất tinh vi thanh thoát.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 25 - Chùa Một Cột (Hà Nội), hình 26 - Hình rồng thời Lý và mô tả.
GVKL: Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn hoá riêng của dân tộc - văn hoá Thăng Long.
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
- Giai cấp thống trị: Vua, quan, địa chủ.
- Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán.
- Tầng lớp nô tì .
2. Giáo dục và văn hoá
a. Giáo dục
- 1070 nhà Lý xây dựng Văn Miếu.
- 1075 mở khoa thi đầu tiên.
- 1076 mở Quốc tử giám.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Đạo Phật rất phát triển.
b. Văn hóa
- Nhiều loại hình ca hát, nhảy múa và vui chơi: Hát chèo, múa rối, đá cầu, vật, đua thuyền,...
- Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển: Chùa một cột, các tượng Phật, hình rồng,....
4. Củng cố
* Câu hỏi 1: Nêu các giai cấp trong xã hội nước ta dưới thời nhà Lý?
Trả lời: - Giai cấp thống trị: Vua, quan, địa chủ.
- Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán.
- Tầng lớp nô tì .
 * Câu hỏi 2: Điền những sự kiện theo mốc thời gian cho đúng
Thời gian
Sự kiện lịch sử
1070
Xây dựng Văn Miếu
1075
Mở khoa thi đầu tiên
1076
Mở Quốc tử giám
* Câu 3: Kể tên những loại hình văn hóa dân gian và kiến trúc, điêu khắc thời Lý?
Trả lời: - Văn hóa dân gian: Hát chèo, múa rối, đua thuyền, vật,...
- Công trình kiến trúc, điêu khắc: Chùa Một Cột, tượng Phật, hình rồng,...
5. Dặn dò
- Làm câu hỏi 1, 2, 3 trong sách giáo khoa cuối bài 12.
- Tìm hiểu trước 
Chương III: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII - XIV)
Bài 13: Nước Đại Việt thế kỉ XIII, mục I - Nhà Trần thành lập
Tuần 11 Ngày soạn: 21/10/2015
Tiết 21 Ngày giảng: 27/10/2015
Chương III
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)
Bài 13
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII
I - NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ nhà Trần thành lập.
- Việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững vàng thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý.
2. Kĩ năng
- Rèn phương pháp đánh giá, so sánh.
- Đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần.
3. Thái độ
Tự hào về lịch sử dân tộc, về ý thức tự lập tự cường của cha ông ta thời Trần.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ, tư liệu, tranh ảnh liên quan.
- Học sinh: Sách giáo khoa, đọc bài trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số) 
2. Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi: Nêu các đặc điểm về giáo dục và văn hóa thời Lý?
* Trả lời: 
a. Giáo dục
- 1070 nhà Lý xây dựng Văn Miếu.
- 1075 mở khoa thi đầu tiên.
- 1076 mở Quốc tử giám.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Đạo Phật rất phát triển.
b. Văn hóa
- Nhiều loại hình ca hát, nhảy múa và vui chơi: Hát chèo, múa rối, đá cầu, vật, đua thuyền,...
- Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển: Chùa một cột, các tượng Phật, hình rồng,....
3. Bài mới
Nhà Lý khi mới thành lập các ông vua rất chăm lo đến sự phát triển sản xuất, văn hoá, xã hội, đời sống nhân dân no đủ.... Song đến cuối thời Lý ở thế kỉ XII ngày càng suy yếu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 sách giáo khoa.
HS: Đọc mục 1 sách giáo khoa.
GV: Giới thiệu về các đời vua thời nhà Lý.
GV: Cuối thời nhà Lý tình hình đất nước như thế nào?
HS: - Chính quyền không chăm lo đến đời sống của nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.
- Lut lội, hạn hán, mất mùa, dân chúng rất cực khổ.
- Dân nghèo nổi dậy đấu tranh.
- Một số thế lực phong kiến địa phương đánh giết lẫn nhau.
GV: Trước phong trào đấu tranh của dân nghèo và các thế lực địa phương, nhà Lý đã làm gì?
HS: Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần chống lại các lực lượng nổi loạn.
GV: Nhân cơ hội này họ Trần đã làm gì?
HS: Họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12, năm Ất Dậu (đầu năm 1226).
GV: Giới thiệu sơ qua về họ Trần, Trần Thủ Độ và vai trò của Trần Thủ Độ trong việc thành lập nhà Trần. 
GV: Thảo luận nhóm (2 phút)
GV: Em có nhận xét gì về sự ra đời của nhà Trần?
HS: Thảo luận và trình bày
- Trong lịch sử, việc thay thế một triều đại thường là phải qua các cuộc đấu tranh. Nhưng việc nhà Trần thành lập không xảy ra đổ máu.
- Nhà Trần thành lập là cần thiết trong hoàn cảnh lịch sử nước Đại Việt lúc bấy giờ.
GV: Sơ kết chuyển ý.
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 sách giáo khoa.
HS: Đọc mục 2 sách giáo khoa.
GV: Bộ máy chính quyền nhà Trần được tổ chức như thế nào?
HS: Bộ máy chính quyền nhà Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền Gồm 3 cấp:
- Triều đình.
- Các đơn vị hành chính trung gian lộ, phủ, huyện, châu.
- Cấp hành chính cơ sở là xã.
GV: Giải thích “chế độ quân chủ trung ương tập quyền”.
GV: Chế độ vua thời nhà Trần như thế nào?
HS: Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái Thượng Hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.
GV: Vì sao nhà Trần thực hiện chế độ này?
HS: Tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại trước đó và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành.
GV: Hệ thống quan lại của nhà Trần như thế nào?
HS: - Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.
- Bên dưới giống nhà Lý.
- Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện (viết sử), Thái y viện (chữa bệnh trong cung vua).
- Một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ
GV: Nhà Trần có những quy định, chế độ như thế nào đối với quan lại và quý tộc Trần?
HS: - Quy định cụ thể thời gian xem xét việc thưởng, phạt quan lại.
- Phong vương hầu, ban thái ấp cho quý tộc họ Trần.
- Quan lại được hưởng bổng lộc.
GV: Đơn vị hành chính địa phương tổ chức như thế nào?
HS: - Cả nước chia thành 12 lộ, đứng đầu là chánh, phó, An phủ sứ.
- Dưới lộ là phủ, đứng đầu là tri phủ.
- Dưới phủ là huyện, châu, đứng đầu là tri châu, tri huyện.
- Dưới cùng là xã, do quan xã đứng đầu.
GV: Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
HS: Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần
CÊp triÒu đình
C¸c ®¬n vÞ hµnh chÝnh trung gian
C¸c ®¬n vÞ hµnh chÝnh c¬ së
Quan văn
(Hä TrÇn)
Quan vâ
(Hä TrÇn)
C¸c c¬ quan
Quèc
Sö viÖn
Th¸i
Y
 viÖn
T«n 
nh©n
phñ
C¸c chức quan
Hµ
®ª
sø
KhyÕn n«ng
sø
Đån 
®iÒn 
sø
12 lé
( Ch¸nh, phã An phñ sø)
Phñ
( Tri phñ)
Ch©u, huyÖn
( Tri ch©u, tri huyÖn))
X·
( X· quan)
Vua, Th¸i Th­îng Hoµng
GV: Thảo luận nhóm (2 phút)
So với bộ máy nhà nước thời Lý, thời Trần có gì giống và khác? Nhận xét?
HS: Thảo luận và trình bày
- Giống: Bộ máy quan lại.
- Khác: + Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng.
+ Các quan đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ.
+ Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất.
+ Cả nước chia làm 12 lộ.
* Nhận xét: Bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ, chế độ tập quyền củng cố hơn thời Lý.
GV: Sơ kết chuyển ý.
Hoạt động 3
GV: Yêu cầu HS đọc mục 3 sách giáo khoa.
HS: Đọc mục 3 sách giáo khoa.
GV: Nhà Trần đã ban hành bộ luật nào? 
HS: Quốc triều hình luật.
GV: Luật thời Trần và thời Lý có gì giống và khác nhau?
HS: - Giống quy định chặt chẽ  bảo vệ nhà vua, cung điện, xem trọng bảo vệ của công và tài  sản nhân dân, nghiêm cấm mổ, trộm trâu bò, những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
- Khác: + Bộ Quốc triều hình Luật được bổ sung thêm xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu  tài sản, quy định mua bán ruộng đất. 
+ Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo.
1. Nhà Lý sụp đổ
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu.
+ Vua, quan lại ăn chơi sa đọa.
+ Lụt lội, hạn hán, mất mùa, dân chúng khổ cực.
+ Nhiều cuộc đấu tranh của dân nghèo và nổ ra.
+ Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy.
- Năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập.
2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền
- Bộ máy nhà nước gồm 3 cấp
+ Triều đình
+ Các đơn vị hành chính trung gian lộ, phủ, huyện, châu.
+ Các cấp hành chính cơ sở là xã.
- Thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng.
- Đặt thêm một số cơ quan và một số chức quan.
- Cả nước chia làm 12 lộ; dưới lộ là phủ; dưới phủ là huyện, châu; dưới cùng là xã.
3. Pháp luật thời Trần
- Ban hành bộ luật Quốc triều hình luật.
- Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo.
4. Củng cố
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
* Câu hỏi:
Câu 1: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào:
a. 1224 b. 1225
c.1226 d. 1227
Câu 2: Một chế độ đặc biệt có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ nào?
a. Chế độ Thái Thượng Hoàng b. Chế độ lập Thái tử sớm
c. Chế độ nhiều Hoàng hậu d. Chế độ Nhiếp chính vương
Câu 3: Nhà Trần ban hành bộ luật gì?
a. Bộ Hình Thư b. Luật Hồng Đức 
c. Luật Gia Long d. Quốc triều hình luật 
* Trả lời: Câu 1: c.1226; Câu 2: a. Chế độ Thái Thượng Hoàng; Câu 3: d. Quốc triều hình luật 
5. Dặn dò
- Làm câu hỏi 1, 2, 3 trong sách giáo khoa cuối mục I.
- Tìm hiểu trước mục II - Nhà Tần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế.
Tuần 11 Ngày soạn: 22/10/2015
Tiết 22 Ngày giảng: 29/10/2015
Bài 13
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII
II - NHÀ TRẦN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Trần đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế đất nước do đó kinh tế phát triển, quân đội, quốc phòng vững mạnh.
2. Kĩ năng
- Rèn phương pháp đánh giá, so sánh.
- Đánh giá các thành tựu trong việc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần.
3. Thái độ
Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đối với công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển đất nước dưới triều Trần.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ, tư liệu, tranh ảnh liên quan.
- Học sinh: Sách giáo khoa, đọc bài trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số) 
2. Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời nhà Trần?
* Trả lời: Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần
CÊp triÒu đình
C¸c ®¬n vÞ hµnh chÝnh trung gian
C¸c ®¬n vÞ hµnh chÝnh c¬ së
Quan văn
(Hä TrÇn)
Quan vâ
(Hä TrÇn)
C¸c c¬ quan
Quèc
Sö viÖn
Th¸i
Y
 viÖn
T«n 
nh©n
phñ
C¸c chức quan
Hµ
®ª
sø
KhyÕn n«ng
sø
Đån 
®iÒn 
sø
12 lé
( Ch¸nh, phã An phñ sø)
Phñ
( Tri phñ)
Ch©u, huyÖn
( Tri ch©u, tri huyÖn))
X·
( X· quan)
Vua, Th¸i Th­îng Hx
Phủ
oµng
3. Bài mới
Củng cố, xây dựng chính quyền. Nhà Trần còn đặc biệt chăm lo xây dựng lực lượng quân đội, củng cố quốc phòng và phát triển kinh tế làm cho triều Trần vững mạnh về mọi mặt. Đó là điều kiện tốt để phát huy sức mạnh dân tộc.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 sách giáo khoa.
HS: Đọc mục 1 sách giáo khoa.
GV: Sau khi được thành thành lập nhà Trần đã làm gì để cai quản đất nước?
HS: - Ổn định tình hình chính trị xã hội.
- Xây dựng chính quyền mới.
- Tổ chức quân đội và củng cố quốc phòng.
GV: Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào?
HS: Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ
- Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua (chọn trai tráng khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần)
- Quân các lộ ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh
GV: Giới thiệu hình ảnh cấm quan và quân các lộ.
GV: Tại sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quên hương họ Trần để tuyển vào cầm quân?
HS: - Nhằm đảm bảo an toàn trong việc bảo vệ vua, kinh đô.
- Tăng cường sự bảo mật.
GV: Ngoài ra quân đội nhà Trần còn có lực lượng quân nào nữa?
HS: - Ở làng xã có hương binh.
- Quân của các vương hầu.
GV: Trong quân đội nhà Trần đã thực hiện chính sách, chủ trương gì?
HS: - Chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
- Xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
- Thường xuyên học tập binh pháp và luyện võ nghệ.
GV: Em hiểu thế nào là chính sách “ngụ binh ư nông”.
HS: Khi trong nước không có việc thì cho quân lính về làm ruộng; Khi có việc chinh chiến, thì hết thảy mội người dân đều là lính”.
GV: Thảo luận nhóm (2 phút)
Chính sách và chủ trương trong quân đội của nhà Trần có tác dụng gì?
HS: Thảo luận và trình bày
- Việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy để duy trì sản xuất nông nghiệp và giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh, có kỉ luật nghiêm minh. 
- Là cơ sở bảo vệ đất nước, chiến thắng giặc ngoại xâm.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 27 - Hình chiến binh thời Trần SGK
GV: So sách điểm giống và khác nhau giữa quân đội Lý - Trần?
HS: * Giống: Gồm 2 bộ phận chính cấm quân và quân ở địa phương.
 - Xây dựng quân đội theo chính sách “ngụ binh ư nông”.
* Khác: - Cấm quân nhà Lý tuyển chọn thanh niên khỏe mạnh trong cả nước, nhà Trần tuyển chọn thanh niên khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần.
- Chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”,
GV: Bên cạnh việc xây dựng quân đội, nhà Trần đã làm gì để củng cố quốc phòn

File đính kèm:

  • docGiáo án 7.doc