Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 63, Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - Nửa đầu thế kỉ XIX (tt) - Năm học 2014-2015 - Mai Văn Minh

* HS cập nhật thông tin sgk/145

Nhắc lại: Quang Trung có những chính sách gì để xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc?

( Văn hóa, giáo dục, vua Quang Trung ban bố chiếu lập học, bởi xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, cho nên nhiều huyện xã được mở trường học ) → vì vậy

-Đến thời nhà Nguyễn, giáo dục thi cử được thực hiện như thế nào?

( Lấy con em quan lại, thổ hào học giỏi ở các địa phương vào học trong ngôi trường này )

-Sử học nước ta có những tác giả,tác phẩm nào tiêu biểu ?

-Ở triều đại Tây sơn ?

( Đại nam thực lục: 144 quyển viết về những năm thống trị của nhà Nguyễn )

Ví dụ:

Đại việt thông sử của Lê Quý Đôn

Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú

-Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về địa lí học ? ( xem sgk )

-Ngành y học ?

-Cống hiến của Lê Hữu Trác với ngành y học ?

-Phát hiện công dụng cuae 305 vị thuốc nam, có 2854 phương thuốc trị bệnh

-Có 66 quyển sách chữa bệnh

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 63, Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - Nửa đầu thế kỉ XIX (tt) - Năm học 2014-2015 - Mai Văn Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 33 Ngày soạn: Thứ 7 / 11 / 4 / 2015
Tiết : 63 Ngày dạy : Thứ 2/ 13 / 4 / 2015
 Lớp :7a1........./..........7a2............./.............7a3........../..............7a4........./.............
Bài 28: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC 
CUỐI THẾ KỈ XVIII – NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX ( tiếp theo )
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. VỀ KIẾN THỨC : 
-Nhận thức rõ những thành tựu về giáo dục, khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XVIII – nữa đầu thế kỉ XIX
2.. VỀ KĨ NĂNG: 
-Phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được về khoa học kĩ thuật 
3. VỀ TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM: 
-Tự hào về di sản và những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực sử học, địa lý, y học .
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN: 
* VỀ GIÁO VIÊN:
 	- Soạn kĩ bài 28 – 145 ( p2)
	- Tranh ảnh có liên quan đến bài học
* VỀ HỌC SINH : 
	- Đọc và xem trước bài mới trong sgk 145
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5')
? Em có nhận xét gì về văn học dân gian ở cuối thế kỉ XVIII – nữa đầu thế kỉ XIX ?
-Văn học dân gian rất phong phú như: Tục ngữ, ca dao, truyện thơ, tiếu lâm
-Văn học viết bằng chữ nôm phát triển đến đỉnh cao
-Phản ánh sâu sắc về cuộc sống xã hội đương thời, cũng như làm thay đổi nguyện vọng của con người Việt Nam
2. GIỚI THIỆU BÀI	( 1')
	Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển của văn học nghệ thuật, thì khoa học kĩ thuật ở nước ta thời kì này cũng đạt nhiều thành tựu rực rỡ, nhất là kĩ thuật tiên tiến của Phương Tây
3. BÀI HỌC MỚI : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Hoạt động 3:
* HS cập nhật thông tin sgk/145
Nhắc lại: Quang Trung có những chính sách gì để xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc?
( Văn hóa, giáo dục, vua Quang Trung ban bố chiếu lập học, bởi xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, cho nên nhiều huyện xã được mở trường học ) → vì vậy
-Đến thời nhà Nguyễn, giáo dục thi cử được thực hiện như thế nào? 
( Lấy con em quan lại, thổ hào học giỏi ở các địa phương vào học trong ngôi trường này )
-Sử học nước ta có những tác giả,tác phẩm nào tiêu biểu ? 
-Ở triều đại Tây sơn ? 
( Đại nam thực lục: 144 quyển viết về những năm thống trị của nhà Nguyễn )
Ví dụ: 
Đại việt thông sử của Lê Quý Đôn 
Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú 
-Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về địa lí học ? ( xem sgk )
-Ngành y học ? 
-Cống hiến của Lê Hữu Trác với ngành y học ?
-Phát hiện công dụng cuae 305 vị thuốc nam, có 2854 phương thuốc trị bệnh
-Có 66 quyển sách chữa bệnh
II. Giáo dục, khoa học – kĩ thuật:( 22')
1. Giáo dục, thi cử:
-Thời tây sơn, Quang Trung ra “chiếu lập học”
-Đưa chữ nôm vào học tập, thi cử
-Thời nhà Nguyễn: Đặt trường Quốc Tử Giám ở Huế
-Năm 1838, Minh Mạng cho lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng nước ngoài.
2. Sử học, địa lí, y học:
-Ở Tây sơn: Đại việt sử kí tiền biên
-Ở nhà Nguyễn: Đại nam thực lục
-Y học: có Lê Hữu Trác, biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, là người nghiên cứu các loại thuốc quý .
Hoạt động 4:
-Những thành tựu về nghề thủ công? 
Dẫn chứng: Giữa thế kỉ XVIII,Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí, nhưng do thiếu điều kiện phát triển, nên kĩ thuật này cũng dần bị mai một
-Ở thời Nguyễn – nghề thủ công phát triển như thế nào? 
( Nhưng kĩ thuật này không được phát huy dưới thời Nguyễn nên không đem lại hiệu quả kinh tế )
3. Những thành tựu về kĩ thuật:(10')
-Tiếp cận kĩ thuật tiên tiến phương tây : Làm đồng hồ, kính thiên văn
-Thợ thủ công nhà nước chế tạo được máy xẻ gỗ, thực nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước.
BÀI TẬP LỊCH SỬ 
Chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời nguyễn có khác gì so với thời Quang Trung (6')
Nội dung
Thời Quang Trung
Thời Nguyễn
Ngoại giao
Ngoại thương
Nội dung
Thời Quang Trung
Thời Nguyễn
Ngoại giao
-Đối với quân Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết, bảo vệ từng tất đất của tổ quốc
-Thuần phục nhà Thanh
-Đối với các nước phương tây : Khước từ mọi tiếp xúc
Ngoại thương
-Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế
-Mở cửa ải, thông chợ búa
-Buôn bán với các nước: TQ, Xiêm, Xingapo
-Không cho người phương tây mở cửa hàng 
4. CỦNG CỐ BÀI HỌC: (1')
-Nhận thức rõ những thành tựu về giáo dục, khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XVIII – nữa đầu thế kỉ XIX
5.DẶN DÒ : HỌC 2 TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tuần : 33 Ngày soạn: Thứ 7 / 11 / 4 / 2015
Tiết : 64 Ngày dạy : Thứ 3/ 13 / 4 / 2015
 Lớp :7a1........./..........7a2............./.............7a3........../..............7a4......../...........
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: LỄ HỘI ĐÂM TRÂU 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. VỀ KIẾN THỨC: 
-Giúp cho hs thấy được mục đích của lễ hội tế thần linh hoặc người có công chủ trì thành lập buôn làng ( đó là lễ hội đâm trâu )
2. VỀ KĨ NĂNG: 
- Rèn cho hoc sinh quan sát và hiểu được truyền thống trên
3. VỀ TƯ TƯỞNG, TINH CẢM 
-Thấy rõ mừng truyền thống sự kiện quan trọng của dân tộc tây nguyên
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
* VỀ GIÁO VIÊN:
+ Có bài soạn đầy đủ.	
* VỀ HỌC SINH : 
+ Có đầy đủ vở học, vở bài tập, bảng phụ, bút dạ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
2. GIỚI THIỆU BÀI:( 1')
3. BÀI HỌC MỚI:
* Trước hết cho hs đọc tư liệu về : Lễ hội đâm trâu
	 (người Ba Na gọi là x'trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.
	Tùy theo mục đích, hoàn cảnh cụ thể và tùy theo từng sắc tộc mà lễ hội này được tổ chức trong những thời điểm, khoảng thời gian và không gian khác nhau song thường là bên cạnh những ngôi nhà chung của buôn làng như nhà dài, nhà rông,...
	Người chủ trì lễ hội là một già làng. Dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Đây là một cây cột gỗ hoặc tre đặc biệt được trang trí bằng các hoa văn, hoa rừng, cờ thật đẹp. Trên đỉnh cột thường đặt một biểu trưng chẳng hạn như chim phượng hoàng tạc bằng gỗ. Người Ba Na gọi cây cột này là gưng sakapô, người Gia Rai gọi là ging ga, người gọi Ê Đê gọi là blang kbâo.
	Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật.
	Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật.
Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Hoạt động 1
-Nêu tên gọi của lễ hội này? 
Dân tộc
Tên gọi lễ hội
Ba Na
X' Trăng
Cor 
Xa ố Piêu
Gia Lai
Mnăm Thu
Lạch
Sa rơ Pu
-Hoàn cảnh?
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI ( 10')
-Tùy theo từng sắc tộc mà lễ hội này được tổ chức trong khoảng thời gian và không gian khác nhau.
Hoạt động 2
-Mục đích của lễ hội này?
-Quá trình thực hiện trong lễ hội?
-Chủ trì của già làng?
II. MỤC ĐÍCH CỦA LỄ HỘI ( 25')
-Lễ hội này nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng các sự kiện quan trọng khác 
-Dân làng phải chọn một con trâu khỏe mạnh, tắm rửa sạch sẽ và cho ăn no đủ
-Cột vào một cây gỗ to, cao 5 m..trên cây được trang trí đẹp ( cờ, hoa..)
-Chủ trì đọc lời khấn cầu và mời thần linh xuống uống rượu cần, ăn liên hoan..
-Cả làng nhảy múa, ca hát và biểu diễn võ thuật rất vui vẽ ...
4. CỦNG CỐ BÀI HỌC:( 2') 
5. DẶN DÒ: 
* Rút kinh nghiệm qua mỗi bài dạy:
.........................................................................................................................................	 Kiểm tra, .........../......./ 2015
	 Tổ trưởng
	 Nguyễn Thị Sáu 

File đính kèm:

  • docBai_28_Su_phat_trien_cua_van_hoa_dan_toc_cuoi_the_ki_XVIII_nua_dau_the_ki_XIX.doc