Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 56, Bài 3: Quảng Bình từ thời nguyên thủy đến thời Lý - Trần - Lê - Năm học 2015-2016

GV giới thiệu vai trò của ngành khảo cổ học đối với việc tìm hiểu XH nguyên thủy và giúp HS trả lời các câu hỏi:

? Những dấu vết của người nguyên thủy đả tìm thấy ở đâu trên đất Quảng Bình?

? Thời kỳ nguyên thủy ở Quảng Bình trải qua những giai đoạn nào?

? Hoạt động kinh tế của người nguyên thủy ở Quảng Bình?

? Ý nghĩa của những phát hiện khảo cổ học

? Hảy nêu những đóng góp của nhân dân Quảng Bình trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc?

? Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII nhân dân Quảng Bình đã có những đóng góp như thế nào?

? Nhân dân Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỷ XV? Kể tên những vị tướng giỏi?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 56, Bài 3: Quảng Bình từ thời nguyên thủy đến thời Lý - Trần - Lê - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:23/3/2016 
Ngày dạy:25/3/2016 
Tiết 56: 
 BÀI 3: QUẢNG BÌNH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY 
ĐẾN THỜI LÝ – TRẦN - LÊ
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Giúp H/s nắm được những kiến thức cơ bản khái quát sự hình thành và phát triển của xã hội nguyên thủy trên đất Quảng Bình.
+ Những đóng góp của nhân dân Quảng Bình đối với sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Giáo dục tình yêu, lòng tự hào về truyền thống quê hương.
3.Thái độ: 
- Giáo dục cho học sinh tình yêu, lòng tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình.
II. Thiết bị, tài liệu 
+ Tài liệu giáo dục địa phương Quảng Bình dành cho học sinh.
+ Tư liệu về lịch sử Quảng Bình thế kỷ X - XV
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức: 
2. kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV giới thiệu vai trò của ngành khảo cổ học đối với việc tìm hiểu XH nguyên thủy và giúp HS trả lời các câu hỏi:
? Những dấu vết của người nguyên thủy đả tìm thấy ở đâu trên đất Quảng Bình?
? Thời kỳ nguyên thủy ở Quảng Bình trải qua những giai đoạn nào?
? Hoạt động kinh tế của người nguyên thủy ở Quảng Bình?
? Ý nghĩa của những phát hiện khảo cổ học 
? Hảy nêu những đóng góp của nhân dân Quảng Bình trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc?
? Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII nhân dân Quảng Bình đã có những đóng góp như thế nào?
? Nhân dân Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỷ XV? Kể tên những vị tướng giỏi?
1. Những dấu vết người nguyên thủy trên vùng đất Quảng Bình;
Các di chỉ của người nguyên thủy được tìm thấy ở tất cả các huyện trên đất Quảng Bình với nhiều niên đại khác nhau.
- Người nguyên thủy xuất hiện ở Quảng Bình cách đây khoảng 1 vạn năm.
- Thời đá mới họ đã biết chế tác công cụ bằng đá, làm gốm...
- Hoạt động kinh tế săn bắt hái lượm, trồng trọ ...
- Thời kỳ kim khí: là địa bàn phân bố của nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh.
=> Quảng Bình là nơi hình thành và phát triển liên tục từ buổi bình minh của lịch sử, gắn bó lâu đời với lịch sử dân tộc.
2. Quảng Bình trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thời kỳ Băc thuộc đến thời Lý – Trần – Lê.
- Nhân dân Quảng Bình đã tích cực đấu tranh chống ách thống trị của phong kiến phương Bắc. 
- Thế kỷ II -> 1069 QB thuộc vương quốc Chăm – Pa.
- Năm 1069 QB về với Đại Việt.
- Năm 1285 tham gia kháng chiến chống quân Nguyên
- Thế kỷ XV tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều tướng giỏi như Phạm Thượng Tướng, Nguyễn Danh Ca....
=> Nhân dân Quảng Bình đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. 
4. Củng cố
? Tại sao nói từ xưa trên đất Quảng Bình đã có người tiền sử sinh sống.
? Nhân dân Quảng Bình đã tham gia các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm như thế nào?
Giáo viên tổng hợp toàn bài, kết thúc bài học
5. Dặn dò hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài tập tiết sau ôn tập chương 5
Ngày soạn: 02/5/2016 
Ngày dạy: 03/5/2016 
Tiết 65: 
 QUẢNG BÌNH TỪ THỜI TRỊNH – NGUYỄN
PHÂN TRANH ĐẾN THỜI ĐẠI QUANG TRUNG
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Giúp H/s nắm được những những chiến trường chính của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
+ Những đóng góp của nhân dân Quảng Bình trong cuộc đấu tranh chống áp bức thống nhất đất nước, đấu tranh chống quân Thanh xâm lược chung tay xây dựng đất nước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Giáo dục tình yêu, lòng tự hào về truyền thống quê hương Quảng Bình.
3.Thái độ: 
- Giáo dục cho học sinh tình yêu, lòng tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình.
II. Đồ dùng dạy học. 
+ Tài liệu giáo dục địa phương Quảng Bình dành cho học sinh.
+ Tư liệu về lịch sử Quảng Bình thời Trịnh – Nguyễn
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức: 
2. kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1:
Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi.
? Từ năm 1627 -1672 giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn có mấy cuộc giao tranh ?
HS suy nghĩ trả lời:
- Có 7 cuộc giao tranh
Giáo viên chốt lại đáp án đúng.
? Hậu quả của các cuộc giao tranh đó.
 Hs: Trả lời
- Giáo viên kết luận và cung cấp thêm thông tin về hai thế lực này và giáo dục học sinh.
* Hoạt động 2
Gv giới thiệu qua tình hình Quảng Bình lức bấy giờ. Và nêu câu hỏi:
? Đời sông nhân dân Quảng Bình lúc đó như thế nào
- Hs trả lời dựa vào thông tin SGK
- Gv chốt lại và phân tích thêm
? Nhân dân Quảng Bình đã kiên cường đấu tranh chống áp bức như thế nào
- Hs trả lời dựa vào thông tin SGK
- Gv chốt lại và phân tích thêm
* Hoạt động 3:
Gv Nêu câu hỏi
? Nhân dân Quảng Bình đã đóng góp như thế nào trong đấu tranh chống quân Thanh xâm lược
- Hs nghiên cứu sgk để trả lời
? Nhân dân Quảng Bình đã làm gì trong cuông cuộc xây dựng đất nước
-- Hs suy nghĩ trả lời
- GV kết luận.
1. Chiến trường chính của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
- Từ năm 1627-1672 đã diễn ra 7 cuộc giao tranh lớn.
- Quảng Bình là chiến trường nóng bỏng, đẩm máu, cuối cùng lấy Sông Gianh làm giới tuyến chia cắt đất nước.
2. Đấu tranh chống áp bức thống nhất đất nước.
- Phải chịu nhiều khó khăn, đời sống điêu đứng khổ cực
- Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nhanh chống thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia
- Tháng 6/1786 nhân dân Bố Chính nổi dậy lật đổ chính quyền chúa Trịnh đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước
3. Đấu tranh chống quân Thanh xâm lược, chung tay xây dựng đất nước.
- Nhân dân hai bờ Sông Gianh cung cấp lương thực, thuyền mảng để quân Tây Sơn vượt Sông Gianh đánh đuổi quân Thanh
- Trở về quê hương làm ăn yên ổn, sản xuất nông nghiệp, các nghề thủ công phát triển, các trường tư được xây dựng lại thu hút con em học tập
4. Củng cố
Gv gọi học sinh lên trình bày nội dung của từng mục
Giáo viên tổng hợp toàn bài, kết thúc bài học
5. Dặn dò hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài tập tiết sau 

File đính kèm:

  • doctiet 56 lich su dia phuong quang binh.doc