Giáo án Lịch sử 7 Tiết 55 - Bài 25 : phong trào Tây Sơn

Quang Trung đại phá quân Thanh .

- 11/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung -> Tiến quân ra Bắc.

- Diễn biến :

+Đêm 30 tết (âm lịch ) : Ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu dệt địch ở đồn tiền tiêu.

+ Đêm 3 tết : Hạ đồn Hà Hồi.

+ Sáng 5 tết : Trận Ngọc Hồi - Đống Đa và đến trưa nghĩa quân tiến vào Thang Long

-Kết quả : 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 Tiết 55 - Bài 25 : phong trào Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày soạn : 14/03/2015
Xác nhận của tổ trưởng :
Tiết 55  - Bài 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN.
I. Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức :
 - Tài thao lược quân sự của Qtrung và danh tướng Ngô Thì Nhậm.
 - Những sự kiện lớn trong chiến dịch đại phá quân Thanh- Đặc biệt là trận Ngọc Hồi - Đống Đa xuân Kỉ Dậu 1789.
 2.Tư tưởng : 
 - GD lòng yêu nước và tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc đại phá quân Thanh xâm lược.
 - Cảm phục thiên tài quân sự của Quang Trung.
 3. Kĩ năng : 
 Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ.
II. Chuẩn bị : 
 - Lược đồ : Tây Sơn khởi nghĩa và chống xâm lược, Trận Ngọc Hồi - Đống Đa
 - HS : Tìm hiểu trước nội dung bài mới.
III. Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định lớp : 
Lớp
Thứ
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Tóm tắt tiến trình cuộc K/n Tây Sơn từ 1783-1788 ?
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 :
? Sau khi Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà, vua Lê Chiêu Thống có hành động gì ?
? Nhà Thanh có hành động gì ? 
? Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của quân Thanh cho cuộc xâm lược này ?
? Trước thế giặc mạnh, nghĩa quân Tây Sơn có hành động như thế nào ? 
? Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long ?
( Bảo toàn lực lượng, làm kiêu lòng địch, chờ thời cơ) 
? Vì sao nghĩa quân lập phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn ? 
? Thái độ và hành động của quân Thanh khi vào xâm lược nước ta ntn ? 
Hoạt động 2 :
? Vì sao lúc lấy được chính quyền từ tay họ Trịnh, Nguyễn Huệ không lên ngôi mà bây giờ mới lên ngôi ?
? Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa ntn ? 
( Tập hợp được lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc, khẳng định chủ quyền dân tộc và cho quân Thanh biết nước Nam có chủ) 
? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh ngay trong tết kỉ Dậu ? 
? Trận Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra ntn ? 
?Tại sao ta đánh Ngọc Hồi và Đống Đa cùng 1 lúc ? 
? Kết quả của chiến dịch đại phá quân Thanh ntn ? 
Hoạt động 3 :
? Trong suốt 17 năm , nghĩa quân Tây Sơn đã giành được những thắng lợi to lớn nào ? 
? Vì sao nghĩa quân Tây Sơn lại giành được những thắng lợi đó ?
IV. Tây Sơn đánh tan quân Thanh
1. Quân Thanh xâm lược nước ta.
a, Hoàn cảnh : 
- Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.
b,Diễn biến :
- Cuối năm 1788, 29 vạn quân Thanh kéo vào nước ta.
- Quân ta rút khỏi Thăng Long
- Lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn.
2. Quang Trung đại phá quân Thanh .
- 11/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung -> Tiến quân ra Bắc.
- Diễn biến : 
+Đêm 30 tết (âm lịch ) : Ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu dệt địch ở đồn tiền tiêu.
+ Đêm 3 tết : Hạ đồn Hà Hồi.
+ Sáng 5 tết : Trận Ngọc Hồi - Đống Đa và đến trưa nghĩa quân tiến vào Thang Long
-Kết quả : 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt. 
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? 
- Ý nghĩa lịch sử : 
+ Lật đổ các tập đoàn phong kiến.
+ Lập lại thống nhất đất nước.
+ Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc. 
- Nguyên nhân thắng lợi : 
+ Được nhân dân ủng hộ.
+ Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân với nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh : Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chỉ đạo và tổ chức chiến đấu cơ động).
IV. Kết thúc bài học
 1. Củng cố: 
 - GV Tổng kết lại những sự kiện chính của Phong trào Tây Sơn từ 1771 – 1789.
 2. Dặn dò :
 - Dặn học sinh về nhà học bài .
 *********************************************
Ngày soạn : 14/03/2015
Tiết 56 - Bài 26 : QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
 - Thấy được những việc làm của Quang Trung về chính trị, kinh tế, văn hoá đã góp phần tích cực vào việc ổn định trật tự xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
2. Tư tưởng : 
 Biết ơn người anh hùng áo vải Quang Trung
3, Kĩ năng : 
 Đánh giá nhân vật lịh sử.
II. Phương tiện dạy học : 
 - Tranh : Tượng đài Quang Trung
 - 1số tư liệu về Quang Trung.
III. Tiến trình lên lớp : 
 1. Ổn định lớp :
Lớp
Thứ
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦ GV VÀ HS
KIẾN THỨC 
Hoạt động 1 :
? Vì sao sau khi đánh đuổi ngoại xâm, lật đổ các chính quyền PK trong nước, Quang Trung lại chăm lo xây dựng kinh tế, văn hoá ?
? Để phát triển nông nghiệp, Quang Trung đã có biện pháp gì, kết quả ra sao ? 
? Quang Trung đã làm gì để phát triển Công- TN ?
? Quang Trung đã thi hành những biện pháp gì để phát triển văn hoá, giáo dục ?
? Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Qung Trung ?
? Việc đề cao chữ Nôm có ý nghĩa gì ? 
? Những việc làm trên của Quang Trung có tác dụng gì ? 
Hoạt động 2 :
? Đất nước thống nhất song vua Quang Trung còn gặp những khó khăn gì ? 
? Về quân sự, Quang Trung có những chính sách gì ? 
? Chính sách ngoại giao của Quang Trung ntn ? 
? Để củng cố nền độc lập trong nước Quang Trung đã làm gì ?
- GV : Quang Trung viết lời hịch kêu gọi nhân dân Quảng Ngãi, Quy Nhơn đồng lòng hiệp sức diệt Nguyễn ánh.
? Kế hoạch đánh Gia Định có thực hiện được không ? Vì sao ? 
-Gv nhấn mạnh : Quang Trung mất là một tổn thất lớn cho triều đại Tây Sơn và cả dân tộc ta.
? Công lao của người anh hùng dân tộc Quang Trung đối với đất nước ta như thế nào ? 
+ Thống nhất đất nước.
+ Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh.
+ Củng cố, ổn định linh tế, văn hoá, xã hội.
1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc :
a, Phục hồi kinh tế :
- Nông nghiệp :
+ Ban hành chiếu khuyến nông
+ Giảm tô thuế.
- Công- thương nghiệp : 
+ Giảm thuế
+ Mở cửa ải, thông chợ búa-> Lưu thông hàng hoá trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân .
b, Văn hoá, giáo dục : 
+ Ban bố chiếu lập học.
+ Đề cao chữ Nôm.
=> Kinh tế phục hồi nhanh chóng, XH ổn định.
2. Chính sách quốc phòng , ngoại giao.
* Âm mưu của kẻ thù : 
+ Phía Bắc : Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động.
+ Phía Nam : Nguyễn Ánh cầu viện Pháp đem quân chiếm lại Gia Định.
*Chủ trương của Quang Trung :
- Quân sự : 
+ Thi hành chế độ quân dịch
+ Củng cố quân đội về mọi mặt.
- Ngoại giao : Thực hiện đường lối ngoại giao khéo léo.
- Tiêu diệt nội phản.
- 16-9-1792 Quang Trung đột ngột qua đời.
IV. Kết thúc bài học.
 1. Củng cố: 
 ? Hãy tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Quang Trung ? Nêu cảm nghĩ của em ? 
 2. Dặn dò :
 - Về nhà ôn tập chuẩn bị cho tiết BT

File đính kèm:

  • doclop_7_tuan_30_20150726_021050.doc