Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 54, Bài 25: Phong trào Tây Sơn

Giới thiệu bài: Tình hình xã hội Đàng Trong vào lúc này cũng giống như Đàng Ngoài. Vì sao? Nhân dân cả 2 miền đều bị phong kiến áp bức bóc lột. chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể tình hình xã hội Đàng Trong.

Hoạt động 1: Nguyên nhân bùng nổ (thời gian: 15’)

*Mục tiêu;+Kiến thức: Biết được nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.

+Kĩ năng:quan sát và nhận xét sự kiện lịch sử

? Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Ngoài đi vào con đường suy yếu và mục nát?

 Hs : Chính quyền nặng nề phức tạp vì số lượng quan lại tăng quá mức, quan lại tuyển dụng bằng mua bán (tiền + lễ vật)

Tập đoàn Trương Phúc Lam lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành.

 Hs : đọc phần in nghiêng SGK.

? Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?

 Hs : Bọn quan lại quá tham nhũng.

? Đời sống người dân ra sao?

 Hs : Dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân phải nộp thuế, nộp lâm thổ sản quí.

? Đời sống nông dân Đàng Trong có gì khác so với nông dân Đàng Ngoài? Vì sao?

 Hs : Nông dân Đàng trong sống cơ cực như nông dân Đàng Ngoài vì nông dân 2 miền đều bị phong kiến bóc lột thậm tệ.

? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đã dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác? (nhóm lớn)

 Hs trình bày sau khi thảo luận nhóm : Nỗi bất bình ngày càng dâng cao, họ sẽ vùng dậy đấu tranh.

GV : giới thiệu các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, nổi bật là cuộc khởi nghĩa của chàng Lía

? Em biết gì về chàng Lía ?

 Hs : trình bày.

GV : phân tích thêm (có thể đọc những câu ca dao ca tụng về chàng Lía )

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 54, Bài 25: Phong trào Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 28 Tiết 54 
Ngày dạy: 
Bài 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN 
1. Mục tiêu:
 1.1.Kiến thức: 
- Hs biết:Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứu Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
- Hs hiểu:Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, là nguyên nhân dẫn tới phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
1.2.Kĩ năng:
	-Hs thực hiện được:Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện.
	-Hs thực hiện thành thạo:quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử.
1.3.Thái độ:
-Thói quen: bồi dưỡng sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
-Tính cách:bồi dưỡng lòng yêu nước, tự cường dân tộc.
2.Nội dung bài học:
 -Nguyên nhân bùng nổ.
	 - Khởi nghĩa Tây sơn bùng nổ.
3. Chuẩn bị: 
3.1.Giáo viên: Lược đồ căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn. 
3.2.Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 71727374
4.2/ Kiểm tra miệng: 
Câu hỏi bài cũ: Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII? (10đ)
a.Diễn biến
 -Trong khoảng 30 năm của thế kỷ XVIII, khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh-Nghệ đã nổ ra hành loạt cuộc khởi nghĩa của nông dân.
 - Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737).
 - Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751) ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái nguyên và tuyên Quang
 - Tiêu biểu là :
 * Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751), còn gọi là Quận He :cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Đồ Son (Hải Phòng) sau lan ra Kinh Bắc uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa-Nghệ An.
 *Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769) bắt đầu ở Sơn Nam sau chuyển lên Tây Bắc.
 +Các dân tộc Tây Bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa =>Hoàng Công Chất là người có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
b.Kết quá, ý nghĩa:
 -Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại,nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.
- Chính quyền phong kiến họ Trịnh bị lung lay
Câu hỏi bài mới:Từ giữa thế kỷ XVIII tình hình nhà Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào? ( 10đ)
	 Hs trả lời, Gv nhận xét và cho điểm.
	4.3/ Tiến trình bài học:
	Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Tình hình xã hội Đàng Trong vào lúc này cũng giống như Đàng Ngoài. Vì sao? Nhân dân cả 2 miền đều bị phong kiến áp bức bóc lột. chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể tình hình xã hội Đàng Trong.
Hoạt động 1: Nguyên nhân bùng nổ (thời gian: 15’)
*Mục tiêu;+Kiến thức: Biết được nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
+Kĩ năng:quan sát và nhận xét sự kiện lịch sử
? Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Ngoài đi vào con đường suy yếu và mục nát?
1 Hs : Chính quyền nặng nề phức tạp vì số lượng quan lại tăng quá mức, quan lại tuyển dụng bằng mua bán (tiền + lễ vật)
Tập đoàn Trương Phúc Lam lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành.
1 Hs : đọc phần in nghiêng SGK.
? Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?
1 Hs : Bọn quan lại quá tham nhũng.
? Đời sống người dân ra sao?
1 Hs : Dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân phải nộp thuế, nộp lâm thổ sản quí.
? Đời sống nông dân Đàng Trong có gì khác so với nông dân Đàng Ngoài? Vì sao?
1 Hs : Nông dân Đàng trong sống cơ cực như nông dân Đàng Ngoài vì nông dân 2 miền đều bị phong kiến bóc lột thậm tệ.
? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đã dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác? (nhóm lớn)
1 Hs  trình bày sau khi thảo luận nhóm : Nỗi bất bình ngày càng dâng cao, họ sẽ vùng dậy đấu tranh.
&GV : giới thiệu các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, nổi bật là cuộc khởi nghĩa của chàng Lía
? Em biết gì về chàng Lía ?
1 Hs : trình bày.
&GV : phân tích thêm (có thể đọc những câu ca dao ca tụng về chàng Lía )
? Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào ?
1 Hs : Tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn. Báo trước còn đấu tranh bão táp sẽ giáng vào đầu chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
Gv:giới thiệu thêm sau khởi nghĩa của chàng Lía còn có cuộc khởi nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn.Cuộc khởi nghĩa này cũng có đông đảo nhân dân tham gia,vậy cuộc khởi nghĩa phát triển như thế nào thì chúng ta tìm hiểu vào mục 2.
Hoạt động 2: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ (thời gian:18’)
*Mục tiêu:+Kiến thức: Hs nắm và trình bày được về căn cứ, sự phát triển của nghĩa quân Tây Sơn.và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên
+Kĩ năng: sử dụng lược đồ kết hợp với sự kiện lịch sử
? Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn ?
1 Hs : Mùa Xuân năm 1771, hai anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo lập căn cứ chống chính quyền họ Nguyễn.
? Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì ?
1 Hs : Xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Khẩu hiệu « Lấy của người giàu chia cho người nghèo »
 vì căm giận sự thống trị tàn bạo của chúa Nguyễn, khẩu hiệu của họ được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.
&GV : chỉ bản đồ : Ấp Tây Sơn, quê hương của ba anh em Nguyễn Nhạc nằm giáp giữa vùng rừng núi Tây Nguyên (Nay thuộc tỉnh Gia Lai) nối liền hai miền là sông Côn và đường bộ qua đồi An Khê.
Căn cứu đầu tiên là vùng Tây Sơn thượng đạo thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai ngày nay. Đây là cao nguyên có người BaNa, người Kinh chung sống, nhân dân địa phương rất nhiệt tình ủng hộ. Sau đó, nghĩa quân di chuyển xuống vùng Tây Sơn, tỉnh Bình Định nay gọi là Tây Sơn hạ đạo, lấy ấp Kiên Thành làm trọng tâm.
? Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa đại bản danh xuống Tây Sơn hạ đạo ?
1 Hs : Lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa, địa bàn gần vùng đồng bằng.
? Những lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa ?
1 Hs : Đồng bào Chăm, đồng bào Ba Na.
Nông dân nghèo, thợ thủ công, thương nhân.
1 Hs : đọc « Một số giáo sĩ phương Tây »
? Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn ?
1 Hs : Lực lượng đông, có trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho dân nghèo.
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN :
1. Nguyên nhân bùng nổ
 -Từ giữa thế kỷ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
+Ở triều đình,Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “Quốc phó” khét tiếng tham nhũng.
+ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh,đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ
và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
-Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận của các tầng lớp nhân dân ngày càng dâng cao.
-Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn ,đã huy động được đông dảo lực lượng nhân dân và một bộ phận trong tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng phát triển.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
 -Mùa xuân năm 1771,ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê-Gia Lai ) để lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
-Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân đặc biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ, lực lượng ngày càng mạnh, nghĩa quân đánh xuống vùng Tây Sơn Hạ đạo (Sơn Tây- Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.
-Đi đến đâu nghĩa quân cũng “lấy của người giàu chia cho người nghèo”...các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông kể cả hào mục địa phương cũng nổi dậy hưởng ứng.
4.4/ Tổng kết: 
Giáo viên giao cho học sinh làm những bài tập sau:
Câu 1:Dưới đây là những nét khái quát tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, em hãy tìm nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân?
a) Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong đang suy yếu dần.
b) Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
c) Trương Phúc Loan chuyên quyền.
d) Đời sống nhân dân ngày càng cơ cực, các tầng lớp xã hội đều bất bình oán giận đối với chính quyền họ Nguyễn.
	Đáp án d là đúng
 Câu 2: Khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” của nghĩa quân Tây Sơn đã nói lên tính chất gì của cuộc khởi nghĩa này? Và đã có tác dụng như thế nào?
Đáp án- Nói lên tính chất nhân dân của khởi nghĩa Tây Sơn.
 -Tác dụng : tập hợp được đông đảo lực lượng nông dân từ nhiều miền núi đến miền xuôi.
	4.5/ Hướng dẫn học tập:
	*Đối với bài học ở tiết này :
	-Về nhà học bài :+Nắm được nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn.
	 + Nắm thời gian phong trào Tây Sơn bùng nổ, địa điểm lập căn cứ của nghĩa quân.
	-Làm các bài tập cuối bài trong SGK và SBT.
	*Đối với bài học ở tiết sau :Đọc nội dung mục II của bài 25 : « Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm » và trả lời câu hỏi sau :
	?Nghĩa quân lật đổ chính quyền họ Nguyễn như thế nào ?
	? Tại sao Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh ?
	?Trình bày diễn biến chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút dựa theo lược đồ ?
5. Phụ lục :
Sách giáo khoa, sách giáo viên

File đính kèm:

  • docBai_25_Phong_trao_Tay_Son.doc