Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 52, Bài 25: Phong trào Tây Sơn

HĐ 2: Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà .

GV(H): Tình hình Đàng Ngoài như thế nào ?

HS: Quân Trịnh đóng ở Phú Xuân kiêu căng sách nhiểu dân chúng .

GV:Dùng lược đồ trình bày diễn biến của nghĩa quân Tây sơn đánh chiếm Phú Xuân bằng thuỷ quân vào tháng 6/1786.

(Giảng): Thuỷ quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước thuỷ triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành ,đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch liệt vào thành ,bộ binh xông lên giáp chiến với quân Trịnh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 52, Bài 25: Phong trào Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:27 
Tiết :52
Bài 25 (tt) II-TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
Ngày soạn: 04/03/2014
Ngày dạy: 06/03/2014
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn, nhằm đánh đổ tập đoàn pk phản động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước.
Mốc niên đại gắn liền hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê ,chúa Trịnh
- Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ.
2. Kĩ năng: Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ.
- Trình bày chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút trên lược đồ.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn. 
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: +- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
- Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút .
- HS: + Đọc trước bài bài mới.
2. phương pháp: Trực quan, thuyết trình, thảo luận, kể chuyện
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?
- Trình bày trên lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn?
3. Bài mới
a. Hoạt động giới thiệu bài: Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh, phát triển lực lượng nghĩa quân, ba anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, đánh đuổi quân Xiêm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
b. Các hoạt động dạy và học bài mới: 10’
TG
Hoạt động dạy và học
 Nội dung nghi bảng
13’
HĐ 1: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ( (1785)
GV(H): Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?
HS: Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm. Vua Xiêm lợi dụng cơ hội này thực hiện âm mưu chiếm đất Gia Định.
GV sử dụng lược đồ H57 chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo hai dướng Mũi tên: 2 vạn quân thuỷ đổ bộ trên Rạch Giá.(Kiên Giang) 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
GV(H): Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi tiến vào nước ta? 
HS: Hung hăng, bạo ngược nên nhân dân căm ghét.
GV chỉ bản đồ địa danh Mĩ Tho (Đại bản danh của nghĩa quân) chọn khoảng sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
GV(H): Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông này?
HS: Trả lời theo SGK.
GV nói thêm: Các cù lao Thời Sơn, Bốn Thôn, Bà Kiểu và 2 bên bờ cây cỏ rậm rạp
GV giới thiệu các kí hiệu chỉ thuỷ quân, Bộ binh Tây Sơn, trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ:Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút .
GV trình bày kết quả. 
GV đánh niên hiệu 1785 vào lược đồ H57 phóng to.
GV(H):Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào?
HS: Là một trong những cuộc thuỷ chiến lớn nhất. Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân, thiên tài quân sự của của Nguyễn Huệ. Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến nhà Xiêm do Nguyễn Ánh dẫn đường.
2 Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ( (1785)
a) Nguyên nhân:Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm
b) Diễn biến:
Năm 1784 Quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
- Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa.
c) Kết quả:
Quân Xiêm bị đánh tan.
- Ý nghĩa:
Đập tan âm mưu xâm lược của Xiêm.
Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.
12’
HĐ 2: Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà .
GV(H): Tình hình Đàng Ngoài như thế nào ?
HS: Quân Trịnh đóng ở Phú Xuân kiêu căng sách nhiểu dân chúng .
GV:Dùng lược đồ trình bày diễn biến của nghĩa quân Tây sơn đánh chiếm Phú Xuân bằng thuỷ quân vào tháng 6/1786.
(Giảng): Thuỷ quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước thuỷ triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành ,đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch liệt vào thành ,bộ binh xông lên giáp chiến với quân Trịnh.
GV: Tháng 6/1786 hạ thành Phú Xuân ( GV: Đính niên đại vào địa danh Phú Xuân trên lược đồ và nhấn mạnh) Toàn bộ Đàng Trong thuộc về Tây Sơn.
- Nhân cơ hội nầy Nguyễn Huệ tiến thẳng ra Bắc.
GV(H): Vì sao Nguyễn Huệ nêu danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh" ?
GV: Chỉ bản đồ : Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ cho quân từ Phú Xuân đánh ra Thăng Long. Chúa Trịnh bị bắt .Chính quyền phong kiến tồn tại hơn 200 năm đã bị sụp đổ .Nguyễn Huệ giao quyền cho nhà Lê rút về Nam .
GV(H):Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy?
HS: Nhân dân chán ghét nhà Trịnh ,ủng hộ Tây Sơn.
 Thế lực nghĩa quân Tây Sơn đang mạnh.
GV: Đính niên đại 1786 vào địa danh Thăng Long trên lược đồ.
III. Tây Sơn lật đỏ chính quyền họ trịnh
1.Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà .
Tháng 6 năm 1786 nghĩa quân Tây sơn hạ thành Phú Xuân .
Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ ra Thăng Long lật đổ họ Trịnh.
12’
HĐ 3: . Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
GV: Gọi học sinh đọc mục 2 SGK. 
GV(H): Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn rút về Nam như thế nào ?
HS:Con cháu họ Trịnh nổi loạn,Lê Chiêu Thống bạc nhược.
GV: (chỉ lược đồ) Nguyễn Nhạc ( Trung ương hoàng đế ) đóng đô ở Quy Nhơn.
 - Nguyễn Huệ ( Bắc Bình Vương ) - Phú Xuân.
 - Nguyễn Lữ (Đông Định Vương ) - Gia Định.
GV(Giảng): Tình hình Bắc Hà bị con cháu họ Trịnh nổi loạn Nguyễn Huệ cử Nguyễn Hữu Chỉnh ra dẹp loạn , dẹp loạn xong thì Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống lại Tây Sơn.
HV(H):Trước tình hình đó Nguyễn Huệ có biện pháp gì?
HS:Cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh.
 -Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai tiêu diệt Nhậm vì sau nầy Nhậm cũng lộng quyền như Chỉnh.
GV(Nhấn mạnh ) : Khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ hai ông được nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đở. 
GV đính niên đại 1788 vào địa danh Thăng Long trên lược đồ .
GV(H) : Vì sao nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà ?
HS: Được nhân và nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đở .
 -Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh .
 -Chính quyền phong kiến Trịnh - Lê quá thối nát .
GV(H):Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến họ Lê,họ Trịnh có ý nghĩa như thế nào ?
HS: Xoá bỏ sự chia cắt đất nước ra Đàng Trong ,Đàng Ngoài .
-Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 thu phục Bắc Hà.
* Ý nghĩa : Tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong lật đổ chính quyền họ Trịnh ở đàng Ngoài .Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.
4. Củng cố: (3’)
 - Các mối niên đại đính trên lược đồ gắn với các sự kiện quan trọng nào?
 - Ý nghĩa của từng sự kiện?
5. Dặn dò: (1’) Về nhà học thuộc bài và xem " IV-Tây Sơn đánh tan quân Thanh”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc52.doc
Giáo án liên quan