Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế Văn hóa thế kỉ XVI-XVIII (tt) - Năm học 2015-2016

* Giáo viên: Cho học sinh đọc phần 1 sách giáo khoa.

? Thế kỉ XVI nước ta có những tôn giáo nào?

- Học sinh: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.

? Vì sao Nho giáo ko còn giữ được vị trí độc tôn?

- Học sinh: Sự tranh chấp quyền hành, vua ko còn ý nghĩa thiêng liêng.

* Giáo viên: Nho giáo vẫn được áp dụng trong thi cử, giáo dục. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự suy thoái nhà nước phong kiến, quan hệ hàng hóa – tiền tệ, ý thức hệ Nho giáo ngày càng suy tồi. Tôn ti trật tự không còn như trước, bộ máy quan lại bị đồng tiền chi phối. Tư tưởng “ chính danh định phận” mất dần ý nghĩa và nhường chỗ cho quan niệm:

“ Còn tiền còn bạc còn đệ tử, Hết cơm hết rượu hết ông tôi” ( Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm).

+ Ở Đàng Ngoài nhà Lê – Trịnh vẫn mở các khoa thi. Tuy nhiên, chất lượng ngày càng sa sút, đề thi soạn 4 đến 5 đề thi đi thi lại, thầy đồ soạn sẵn bài đem bán, bộ Tứ Thư và Ngũ Kinh được tóm tắt, người đi thi chỉ cần học thuộc lòng, trò không cần học, thầy chấm thi không biết trì giỏi hay không. Cậy gia đình quyền thế gửi gắm con em không còn cái “ cốt cách thanh tao nghĩa khí của nhà Nho”.

? Nho giáo dần suy thoái dẫn đến điều gì?

- Học sinh: Phật giáo và Đạo giáo dần được khôi phục và phát triển.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế Văn hóa thế kỉ XVI-XVIII (tt) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Ngày soạn: 28/2/2016
Tiết 49	Ngày dạy: 4/3/2016
BÀI 23: KINH TẾ VĂN HÓA THẾ KỈ XVI – XVIII
( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh nắm được
1. Về kiến thức
- Những nét chính về văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII, nêu được các điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học nghệ thuật.
- Hiểu được sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
2. Tư tưởng
Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, bảo vệ các thành tựu văn hóa, nghệ thuật của nước nhà.
3. Kĩ năng
- Phân tích, đọc bản đồ, thuyết trình sự kiện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Giáo án, lược đồ.
- Một số hình ảnh về sinh hoạt văn hóa.
2. Học sinh chuẩn bị:
- Vở ghi, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
? Tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài phát triển như thế nào? Vì sao kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong lại có điều kiện phát triển?
2. Giới thiệu bài mới.
Nối tiếp tinh thần của thế kỉ XV, giai cấp thống trị của các thế kỉ XVI – XVIII ở Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong, tuy mức độ khác nhau nhưng đều xem Nho giáo là hệ tư tưởng của mọi thiết chế chính trị, xã hội. Tuy nhiên do sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền, sự tranh chấp giữa các thế lực, phe phái phong kiến làm cho hệ tư tưởng Nho mất dần vị trí độc tôn, cùng với đó Thiên Chúa giáo và Phật giáo cũng du nhập vào nước ta trong giai đoạn này. Chữ Quốc ngữ xuất hiện làm phong phú hơn cho tiếng Việt. Để hiểu được sự phát triển của tôn giáo và chữ Quốc ngữ ta sẽ tìm hiểu sang bài hôm nay.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần nắm
* Giáo viên: Cho học sinh đọc phần 1 sách giáo khoa.
? Thế kỉ XVI nước ta có những tôn giáo nào?
- Học sinh: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.
? Vì sao Nho giáo ko còn giữ được vị trí độc tôn?
- Học sinh: Sự tranh chấp quyền hành, vua ko còn ý nghĩa thiêng liêng.
* Giáo viên: Nho giáo vẫn được áp dụng trong thi cử, giáo dục. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự suy thoái nhà nước phong kiến, quan hệ hàng hóa – tiền tệ, ý thức hệ Nho giáo ngày càng suy tồi. Tôn ti trật tự không còn như trước, bộ máy quan lại bị đồng tiền chi phối. Tư tưởng “ chính danh định phận” mất dần ý nghĩa và nhường chỗ cho quan niệm:
“ Còn tiền còn bạc còn đệ tử, Hết cơm hết rượu hết ông tôi” ( Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm).
+ Ở Đàng Ngoài nhà Lê – Trịnh vẫn mở các khoa thi. Tuy nhiên, chất lượng ngày càng sa sút, đề thi soạn 4 đến 5 đề thi đi thi lại, thầy đồ soạn sẵn bài đem bán, bộ Tứ Thư và Ngũ Kinh được tóm tắt, người đi thi chỉ cần học thuộc lòng, trò không cần học, thầy chấm thi không biết trì giỏi hay không. Cậy gia đình quyền thế gửi gắm con emkhông còn cái “ cốt cách thanh tao nghĩa khí của nhà Nho”.
? Nho giáo dần suy thoái dẫn đến điều gì?
- Học sinh: Phật giáo và Đạo giáo dần được khôi phục và phát triển.
? Biểu hiện của sự khôi phục Phật giáo?
- Học sinh: Suy nghĩ trả lời.
* Giáo viên: Vua chúa, phi tần, quan lại đua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộng cho các chùa, tham gia sửa chữa xây dựng chùa. Chùa Thiên Hựu, Bảo Phúc ( Hà Tây), chùa Thiên Mụ ( Huế) Nhân dân theo đó cũng bỏ công sức, tiền của xây dựng chùa. Tuy nhiên, Phật giáo lúc này không còn phát triển thịnh đạt như dưới thời Lý – Trần, các nhà chùa không còn là những trung tâm giảng đạo hay trung tâm kinh tế.
+ Đạo giáo hòa nhập với tín ngưỡng dân gian cũng phát triển hơn trước, được vua quan sùng mộ, xuất hiện nhiều đạo quán ở khắp nơi, nhiều vị “ tu tiên” nổi tiếng như Phạm Viên, Nguyễn Hoán
? Nếp sống sinh hoạt truyền thống của nhân dân ta ở thôn quê như thế nào?
- Học sinh: Trong nông thôn, nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống.
? Biểu hiện nếp sống truyền thống của nhân dân ta?
- Học sinh: Theo dõi phần chữ nhỏ sách giáo khoa 113.
? Hình thức sinh hoạt văn hóa đó có ý nghĩa gì?
- Học sinh: Thắt chặt tình đoàn kết dân tộc.
* Giáo viên: Nhân dân giữ nếp sống văn hóa truyền thống, qua các lễ hội thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cùng với sự phát triển trở lại của Phật giáo và Đạo giáo, nước ta lúc này cũng đón nhận một tôn giáo mới là Thiên Chúa giáo.
? Đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ đâu, tại sao lại xuất hiện ở nước ta?
- Học sinh: Theo dõi sách giáo khoa.
* Giáo viên: Thiên Chúa giáo hay còn gọi là đạo Kitô, Công giáo, ra đời phía Đông đế quốc La Mã cổ đại. Thiên Chúa giáo được truyền vào Việt Nam với mục đích truyền đạo. Nhưng lợi dụng điều đó Pháp đã cho người cải trang thành các giáo sĩ để mở đường xâm lược nước ta. Chính vì vậy các triều đại phong kiến nhất là thời Gia Long ra lệnh cấm đạo.
Thiên Chúa giáo được truyền vào nước ta kéo theo đó là sự hình thành của chữ Quốc ngữ.
? Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Học sinh: Cho đến thế kỉ XVII tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La – tinh để ghi âm tiếng Việt.
? Mục đích ban đầu của chữ Quốc ngữ là gì?
- Học sinh: Lúc đầu dùng cho việc truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
* Giáo viên: Với sự du nhập của Thiên Chúa giáo, cũng như các tôn giáo khác đây được xem là cuộc sống tâm linh của con người. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà các vương triều đương thời phê phán và cấm đoán sự phát triển của Thiên Chúa giáo. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh quả thật là một thành quả cho sự phát triển văn hóa dân tộc sau này, song với ý nghĩa là công cụ truyền đạo thì bị tẩy chay.
? Vì sao chữ Latinh lại ghi âm tiếng việt, và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?
- Học sinh: Đây là chữ phổ biến toàn quốc, nhân dân không ngừng sửa đổi và hoàn thiện, lấy đó là thông tin, học tập trở thành chữ quốc ngữ hiện nay.
* Giáo viên: Sự suy thoái của Nho giáo và giáo dục thi cử, kéo theo một sự chuyển biến về văn học chữ Hán và chữ Nôm trong giai đoạn này..
? Nội dung văn học chữ Nôm thể hiện điều gì?
- Học sinh: Nội dung thơ Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội.
* Giáo viên:Thơ văn các nhà Nho lúc này không còn thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương như các thế kỉ trước, nhiều nhà Nho giỏi bất mãn với chính quyền phong kiến, đã từ bỏ con đường công danh về với nhân dân, tìm hiểu con đường thế sự.
? Có những nhà thơ nào nổi tiếng?
- Học sinh: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ
? Văn học dân gian phát triển như thế nào?
- Học sinh: Phát triển phong phú, thể thơ lục bát, song thất lục bát cũng được sử dụng rộng rãi.
? Nghệ thuật dân gian trong giai đoạn này có sự phát triển như thế nào?
- Học sinh: Được phục hồi và phát triển: Múa dây, múa đèn, ảo thuật, trạm trổ đơn giản, dứt khoát.
* Giáo viên: Tiêu biểu là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh), tượng bà Ngọc Chữ ( Thái phi) ở chùa Dâu ( Bắc Ninh) Nói chung, đương thời đã hình thành xu hướng tạc tượng cá nhân ( vua, chúa, quý tộc) với phong cách riêng biệt. Một đặc điểm nghệ thuật của điêu khắc thời này là sự phát triển điêu khắc dân gian, khắc trên các vì, kèo, trần nhàNghệ thuật ở các thế kỉ XVI – XVIII không tàn lụi mà trái lại đã phát triển lên một trình độ mới, thể hiện ý thức về cuộc sống tinh thần riêng của nhân dân đương thời.
II. VĂN HÓA
1. Tôn giáo
- Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập thi cử.
- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi và phát triển.
- Nếp sống văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc.
- Năm 1533, Thiên Chúa giáo được truyền vào nước ta, bị các chúa Trịnh – Nguyễn cấm đoán nhưng vẫn bí mật hoạt động.
2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
- Cho đến thế kỉ XVII tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La – tinh để ghi âm tiếng Việt.
- Lúc đầu dùng cho việc truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian.
- Thế kỉ XVI – XVII, văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh. Nội dung thơ Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội.
- Thế kỉ XVII, văn học dân gian phát triển mạnh.
- Nghệ thuật dân gian, sân khấu được phục hồi và phát triển.
4. Củng cố.
- Tình hình văn hóa nước ta ở thế kỉ XVI – XVIII.
- Sự phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta thế kỉ XVI – XVIII. 
5. Dặn dò.
- Học bài cũ, soạn bài mới:
+ Tình hình xã hội Đàng Ngoài nửa sau thế kỉ XVIII.
+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa phong trào nông dân ở Đàng Ngoài.

File đính kèm:

  • docBai_23_Kinh_te_van_hoa_the_ki_XVI_XVIII.doc
Giáo án liên quan