Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế - Văn hóa thế kỉ XVI-XVIII - Năm học 2015-2016

* Hoạt động 2

? Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Hs đọc phần 2, trả lời.

GV: Nhấn mạnh vai trò của A lếch xăng đrốt

HS: Mục đích truyền đạo.

GV: HS thảo luận nhóm(3 phút)

? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng việt trở thành chữ Quốc Ngữ của nước ta cho đến hôm nay?

GV: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm bổ sung, nhận xét

GV: Kết luận

- Là chữ viết tiện lợi.

- Khoa học, dễ phổ biến.

* Hoạt động 3

? Ở thế kỉ XVI - XVII văn học ở nước ta như thế nào ?

? Em hãy kể tên những nhà thơ nổi tiếng đương thời ?

HS:Nguyễn Bĩnh Khiêm, Đào Duy Từ.

GV: Văn học dân gian sang nửa đầu thế kỉ XVIII phát triển phong phú.

? Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc ?

HS : Làm cho tiếng nói dân tộc gọn gàng hơn, chuẩn xác hơn và đúng ngữ pháp hơn.

Góp phần làm cho văn học dân tộc càng thêm phong phú, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

? Những biểu hiện nào chứng tỏ văn học dân gian phát triển phong phú?

? Những điểm nổi bật của nghệ thuật dân gian ở các thế kỉ XVI-XVIII là:

GV yêu cầu học sinh quan sát hình 54 và nhận xét.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế - Văn hóa thế kỉ XVI-XVIII - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn :26/2/2016
Tiết: 49 Ngày dạy :29/2/2016
BÀI 23 : KINH TẾ VĂN HÓA THẾ KỈ XVI-XVIII
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1.Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVII.
- Nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo, văn học, nghệ thuật.
2.Kĩ năng:	
- Biết xác định các địa danh trên bản đồ Việt Nam: các làng thủ công nổi tiếng, các đô thị quan trọng ở Đàng Trong, Đàng Ngoài.
- Biết tự tìm hiểu lịch sử văn hóa ở địa phương quê hương học sinh.
3.Tư tưởng: 
- Nhận rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nông dân, thợ thủ công Việt Nam bấy giờ.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, giữ gìn di sản lịch sử- văn hóa của tổ tiên.
II/CHUẨN BỊ CỦA GV – HS : 
1/ Giáo viên
- Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVII (nếu có)
- Bản đồ Việt Nam hiện nay.
- Các tư liệu lịch sử về văn hóa, văn học, các tác phẩm văn học 
2/ Học sinh
- Vở ghi, tranh ảnh liên quan đến bài học
- Tìm hiểu câu hỏi trong sgk
- SGK, sách bài tập.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1/ Kiểm tra bài cũ: 
1/ Tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài các thế kỷ XVII- XVIII ?
2/ Vì sao Đàng Trong lại có cơ hội phát triển hơn ?
2/Giới thiệu bài mới:
Thế kỷ XVIII kinh tế nước ta có nhiều thay đổi đặc biệt là Đàng Trong, nhiều đô thị xuất hiện tạo điều kiện để nước ta quan hệ buôn bán với nhiều nước. Chính vì điều đó mà thế kỷ XVIII tình hình văn hóa nước ta có nhiều thay đổi. Vậy sự thay đổi đó là gì ? Có tác động như thế nào đối với đất nước ta ? 
3/Dạy và học bài mới 
II/ VĂN HÓA
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1
? Ở thế kỉ XVI – XVII, sự phát triển của tôn giáo như như thế nào?
HS: Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại
? Vì sao lúc này Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn?
HS: Do các thế hệ phông kiến tranh giành địa vị. Vua Lê trở thành bù nhìn.
? Ở thôn quê có những hình thức sinh hoạt như thế nào?
HS: Hội làng : là hình thức sinh hoạt phổ biến lâu đời trong lịch sử.
GV: Quan sát hình 53. Bức tranh miêu tả cái gì?
HS: Buổi biểu diển võ nghệ tại các hội làng. Hình thưc phong phú, nhiều thể loại: Đấu kiếm, đua ngựa, bắn cung,....
? Hình thức sinh hoạt văn hoá có tác dụng gì?
HS: Thắt chặt tình đoàn kết - giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
? Đạo Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?
HS: Bắt nguồn từ châu Âu. Thế kỉ XVI các giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn truyền bá đạo Thiên Chúa.
* Hoạt động 2
? Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Hs đọc phần 2, trả lời.
GV: Nhấn mạnh vai trò của A lếch xăng đrốt 
HS: Mục đích truyền đạo.
GV: HS thảo luận nhóm(3 phút)
? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng việt trở thành chữ Quốc Ngữ của nước ta cho đến hôm nay?
GV: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm bổ sung, nhận xét
GV: Kết luận
- Là chữ viết tiện lợi.
- Khoa học, dễ phổ biến. 
* Hoạt động 3
? Ở thế kỉ XVI - XVII văn học ở nước ta như thế nào ?
? Em hãy kể tên những nhà thơ nổi tiếng đương thời ? 
HS:Nguyễn Bĩnh Khiêm, Đào Duy Từ.
GV: Văn học dân gian sang nửa đầu thế kỉ XVIII phát triển phong phú.
? Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc ?
HS : Làm cho tiếng nói dân tộc gọn gàng hơn, chuẩn xác hơn và đúng ngữ pháp hơn.
Góp phần làm cho văn học dân tộc càng thêm phong phú, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
? Những biểu hiện nào chứng tỏ văn học dân gian phát triển phong phú?
? Những điểm nổi bật của nghệ thuật dân gian ở các thế kỉ XVI-XVIII là:
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 54 và nhận xét.
1.Tôn giáo :
*Nho giáo : vẫn được đề cao.
*Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
- Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương đất nước.
*Thiên chúa giáo được các giáo sĩ phương Tây truyền vào nước ta từ năm 1533 nhưng bị ngăn cấm.
2/ Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:
- Thế kỉ XVII : các giáo sĩ phương tây đã dùng chữ Latinh ghi âm Tiếng Việt để truyền đạo. Chữ Quốc ngữ ra đời, đến nay là chữ viết chính của nước ta.
3/Văn học và nghệ thuật dân gian :
* Các thế kỉ XVI-XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh. 
- Các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Nội dung : tố cáo bất công xã hội.
* Thế kỉ XVIII văn học dân gian : phát triển phong phú(truyện Nôm, trạng Quỳnh, trạng Lợn)
*Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc.
*Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đàođược phục hồi và phát triển.
4/ Củng cố bài học: 
1.Những nét văn hóa dân gian thế kỉ XVII-XVIII.
2.Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao?
5/ Dặn dò
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK, chuẩn bị bài 24.
- Lập bảng thống kê các thành tựu chính trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, tôn giáo, văn nghệ dân gian thế kỷ XVIII.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 26 Ngày soạn :27/2/2016
Tiết: 50 Ngày dạy :1/3/2016
BÀI 24 : KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1.Kiến thức:
- Biết được những biểu hiện về đời sống khổ cực của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của hiên trạng đó.
- Xác định những nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân và trình bày diễn biến chính.
2.Kĩ năng:	
Tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh hoạt động của các cuộc khởi nghĩa.
3.Tư tưởng: 
- Bồi dưỡng HS kiến thức căm ghét cường quyền, đồng cảm với nổi khổ cực của nhân dân.
- Củng cố ý thức giữ gìn di sản lịch sử- văn hóa của tổ tiên.
II/CHUẨN BỊ CỦA GV – HS : 
1/ Giáo viên
Bản đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVIII.
2/ Học sinh
- Vở ghi, tranh ảnh liên quan đến bài học
- Tìm hiểu câu hỏi trong sgk
- SGK, sách bài tập.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1/ Kiểm tra bài cũ: 
? Chữ Quốc Ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng việt trở thành chữ Quốc Ngữ của nước ta cho đến hôm nay? 
2/Giới thiệu bài mới:
Thế kỉ XVIII chính quyền phong kiến Trịnh trở nên mục nát. Sự mục nát đó dẫn đến hậu quả gì? Đời sống nhân dân ta như thế nào? Họ đã làm gì để bảo vệ cuộc sống của mình? 
3/Dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
* Hoạt động 1
? Nhận xét về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa TK XVIII?
HS: Mục nát đến cực độ: Vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc, quan lại hoành hành đục khoét
HS đọc phần in nghiêng SGK
GV nhấn mạnh: Từ tầng lớp vua chúa, quan lại, hoạn quan đều ra sức ăn chơi hưởng lạc, phè phỡn không còn kĩ cương, phép tắc.
? Chính quyền PK mục nát dẫn đến hậu quả gì về sản xuất?
HS: Nông nghiệp đình đốn: Đê vỡ, lũ lụt, nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút.
GV: Cho hs đọc đoạn viết sử của Nguyễn Huy Chú
? Đời sống nhân dân?( nhân dân bị đẩy tới bước đường cùng)
GV: Đây là nét đen tối của bức tranh lịch sử nữa sau thế kỉ XVIII.
? Trước cuộc sống cực khổ ấy nhân dân có thái độ như thế nào?(vùng lên đấu tranh)
GV: Kết luận đây chính là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
* Hoạt động 2
GV: Treo lược đồ giải thích kí hiệu các con số để chỉ tên cuộc khởi nghĩa được gọi theo tên thủ lĩnh. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng. 
GV: Dùng lược đồ để xác định các cuộc khởi nghĩa
GV: Kẻ bảng cho Hs lên điền vào bảng.
? Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?(lan rộng khắp đồng bằng và miền núi)
GV:Giới thiệu 2 cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất.
GV tường thuật cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu tiêu biểu cho ý chí nguyện vọng của nông dân vào năm 40 của TK XVIII. Đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất.
? Việc nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động có ý nghĩa gì?(đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào. Là tinh thần đoàn kết nông dân giữa miền xuôi và miền núi.)
? Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa?(rời rạc, không liên kết thành phong trào rộng lớn)
GV: HS thảo luận nhóm(3 phút)
? Em có nhận xét gì về phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII ?
GV: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm bổ sung, nhận xét
GV: Kết luận
1/Tình hình chính trị :
- Thế kỉ XVIII chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp
- Quan lại đục khoét nhân dân.
* Hậu quả :
- Ruộng đất bị địa chủ chiếm.
- Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn. 
- Nhân dân chết đói, phiêu tán khắp nơi.
2/Những cuộc khởi nghĩa lớn :
Thời gian
Tên KN
1737
1738-1770
1740-1751
1741-1751
1739-1769
Nguyễn Dương Hưng.
Lê Duy Mât.
Nguyễn Danh Phương
Nguyễn Hữu Cầu
Hoàng Công Chất
a/ Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu :
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Đồ Sơn(Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa và Nghệ An.
b/ Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất :
Bắt đầu ở Sơn Nam sau chuyển lên Tây Bắc. Các dân tộc Tây Bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa. Hoàng Công Chất có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên giới.
* Kết quả, ý nghĩa : KN thất bại, làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
4/ Củng cố bài học: 
1.Nguyên nhân bùng nổ các cuộc KN của nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
2.Quy mô, tính chất và ý nghĩa của phong trào nông dân?
5/ Dặn dò
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK, chuẩn bị bài 25.
- Lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • docBai_23_Kinh_te_van_hoa_the_ki_XVI_XVIII.doc
Giáo án liên quan