Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

HĐ 2: Sự ra đời của chữ quốc ngữ

GV: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

 ( GV nhấn mạnh vài trò của A lếch xăng đrốt )

HS: Mục đích truyền đạo.

GV: Theo em chữ Quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong quá trình phát triển văn hoá Việt Nam?

HS: ( HS thảo luận nhóm )

- Là chữ viết tiện lợi.

- Là công cụ thông tin rất thuận tiện, vai trò quan trọng văn học viết.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI - XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Tiết: 49
Bài 23 KINH TẾ - VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI - XVIII
II - VĂN HOÁ
NS: 20/02/2014
ND: 25/02/2014
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Tuy nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã luôn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hoá truyền thống dân tộc. Đạo thiên chúa giáo được truyền bá vào nước ta, chữ quốc ngữ ra đời.
 2. Kỹ năng: Mô tả một lễ hội hoặc một trò chơi tiêu biểu trong lễ hội.
 3. Thái độ: Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào. Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Tranh vẽ ở thế kỉ XVII.
- HS: + Đọc trước bài bài mới.
2. phương pháp: - Vấn đáp, trực quan
III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. KTBC: Kiểm tra 15’ C1: Nhận xét tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong-Đàng Ngoài như thế nào?(7đ)
 - Tại sao thế kỉ XVII ở nuớc ta xuất hiện một số thành thị?(3đ)
 3. Bài mới: Giới thiệu: Mặt dù tình hình đất nước không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân có nhiều điểm mới do việc giao lưu buôn bán với người Tây được mở rộng. 10’
TG
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
10’
HĐ 1: Tôn giáo
GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK.
GV: Ở thế kỉ XVI - XVII nước ta có những tôn giáo nào?
HS: Nho giáo Phật giáo, Đạo giáo và sau đó thêm Thiên Chúa giáo.
GV: Nói rõ sự phát triển của từng tôn giáo đó?
HS: Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
GV: Vì sao lúc này Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn?
HS: Do các thế hệ phong kiến tranh giành địa vị.
 Vua Lê trở thành bù nhìn.
GV: Ở thôn quê có những hình thức sinh hoạt tư tưởng như thế nào?
HS: Hội làng : là hình thức sinh hoạt phổ biến lâu đời trong lịch sử.
GV: Quan sát hình 53. Bức tranh miêu tả cái gì? 
HS: Buổi biểu diển võ nghệ tại các hội làng. Hình thưc phong phú, nhiều thể loại: Đấu kiếm, đua ngựa, bắn cung,....
GV: Hình thức sinh hoạt văn hoá có tác dụng gì?HS: Thắt chặt tình đoàn kết - giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
GV: Đạo Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ đâu?Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?
HS: Bắt nguồn từ châu Âu. Thế kỉ XVI các giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn truyền bá đạo Thiên Chúa.
1. Tôn giáo:
Nho giáo vẫn được đề cao Phật giáo, Đạo giáo phát triển. Có thêm đạo Thiên Chúa giáo từ châu Âu sang.
Cuối thế kỉ XVI. 
Xuất hiện Đạo Thiên Chúa giáo.
6’
HĐ 2: Sự ra đời của chữ quốc ngữ
GV: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
 ( GV nhấn mạnh vài trò của A lếch xăng đrốt )
HS: Mục đích truyền đạo.
GV: Theo em chữ Quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong quá trình phát triển văn hoá Việt Nam?
HS: ( HS thảo luận nhóm )
- Là chữ viết tiện lợi.
- Là công cụ thông tin rất thuận tiện, vai trò quan trọng văn học viết.
2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ:
Thế kỉ XVII Một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt.
8’
HĐ 3: Văn học và nghệ thuật dân gian 
GV: Văn học giai đoạn này bao gồm mấy bộ phận?
HS: 2 bộ phận: + Vặn học bác học.
 + Văn học dân gian.
GV: Ở thế kỉ XVI - XVII nước ta có những nhà thơ nhà văn nào nổi tiếng? 
HS: Nguyễn Bĩnh Khiêm, Đào Duy Từ.
 ( HS đọc phần in nghiêng SGK )
GV: Nghệ thuật dân gian thời kì nay ( thể loại, nội dung )?
HS: Nhiều thể loại phong phú : truyện, thơ,...
 Nội dung: phản ảnh tinh thần tình, cảm lạc quan yêu thương con người của nhân dân lao động.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian:
Văn học chữ Nôm rất phát triển.
Tiêu biểu:
Nguyễn Bĩnh Khiêm
Đào Duy Từ.
+ Nghệ thuật dân gian.
- Nghệ thuật điêu khắc
- Nghệ thuật sân khấu.
 4. Củng cố: (3’) Ở thế kỉ XVI - XVII nước ta có những tôn giáo nào?
 Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
 5. Dặn dò: (2’) Về nhà xem lại các bài đã học để tiết sau ôn tập.
 IV. Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc49.doc