Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 46, Bài 22: Sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) - Đặng Thị Hường

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỉ XVI (18 phút)

GV: Dựa vào SGK em hãy cho biết:

? Nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa nông dân?

HS: Dựa vào SGK, trả lời

GV Chốt: Quan lại địa phương nhân cơ hội triều đình suy yếu, hà hiếp bóc lột nhân dân., nhân dân vô cùng khốn khổ.

Phân tích biểu hiện sự khốn khổ của nhân dân qua đoạn in nhỏ SGK.

Mâu thuẫn giữa nhân dân nhất là nông dân với địa chủ và nhà nước ngày càng gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa

? Dựa vào lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI, em hãy xác định tên, vùng hoạt động của các cuộc khởi nghĩa nông dân?

HS: Nêu tên được các cuộc khởi nghĩa nông dân và địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa.

? Theo em trong các cuộc khởi nghĩa nông dân đó cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

HS: Suy nghĩ, trả lời xác định được cuộc khởi nghĩa Trần Cảo, 3 lần tiến công Thăng Long, có lần chiếm được.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 46, Bài 22: Sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) - Đặng Thị Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 15/02/2016
Tiết: 46 Ngày dạy: 17/02/2016
Chương V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XIII
Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
( THẾ KỈ XVI-XVIII)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
- Sự sa đọa của triều đình nhà Lê từ thế kỉ XVI, nguyên nhân của sự sa đọa suy yếu đó
- Biết được nguyên nhân diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài.
2. Thái độ: - Giáo dục HS lòng căm ghét, đấu tranh với bóc lột, cường quyền – sự suy thoái của nhà nước phong kiến, thương cảm đối với người nông dân, ủng hộ cuộc khởi nghĩa nông dân.
3. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng rút ra nhận xét, thể hiện cảm nghĩ, khái quát kiến thức.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập
2. Học sinh: - Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp 7A1.. Lớp 7A2. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Em hãy chỉ ra điểm khác của chính quyền nhà nước thời vua Lê Thánh Tông so với thời Trần?
3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Trong một thế kỉ nhà Lê Sơ trị vị đã đạt được những thành tựu rực rỡ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đất nước đạt thịnh trị của thời kì phong kiến. Nhưng từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lại bước vào thời kì suy yếu, nguyên nhân, biểu hiện của sự suy yếu như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
4. Bài mới: (34 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình triều đình nhà Lê ở thế kỉ XVI-XVIII (16 phút)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại một số thành tựu tiêu biểu đạt được của nhà Lê Sơ trong một thế kỉ trị vì.
HS: Dựa vào kiến thức đã học nhắc lại bài
GV: Chuyển ý - đến đầu thế kỉ XVI triều nhà nước Lê Sơ có còn được thịnh trị nữa không?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Nhấn mạnh triều đình nhà Lê không còn vững mạnh mà trở nên suy yếu
? Em hãy nêu biểu hiện sự suy yếu của triều đình nhà Lê?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Yêu cầu các HS khác bổ sung, hoàn thiên
GV Nhấn mạnh: Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém
Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực. 
Quan lại địa phương nhân cơ hội hà hiếp, bóc lột nhân dân, của cải của dân “ Cướp lấy đến hết”, “ coi như cỏ rác”
? Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?
HS: Suy nghĩ, thảo luận theo cặp để đưa ra nhận xét của mình
GV: Hướng dẫn HS thảo luận cặp, tổ chức cho HS tranh luận, chốt nhận xét: triều đình nhà Lê suy yếu toàn diện
? Khi nhà nước chỉ lo ăn chơi, bóc lột thì dẫn tới hậu quả gì?
HS: Nhân dân khốn khổ
GV: Nông dân là người chịu nhiều khổ đau cùng cực nhất họ đã nổi dậy đấu tranh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỉ XVI (18 phút)
GV: Dựa vào SGK em hãy cho biết:
? Nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa nông dân?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV Chốt: Quan lại địa phương nhân cơ hội triều đình suy yếu, hà hiếp bóc lột nhân dân..., nhân dân vô cùng khốn khổ.
Phân tích biểu hiện sự khốn khổ của nhân dân qua đoạn in nhỏ SGK.
Mâu thuẫn giữa nhân dân nhất là nông dân với địa chủ và nhà nước ngày càng gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa
? Dựa vào lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI, em hãy xác định tên, vùng hoạt động của các cuộc khởi nghĩa nông dân?
HS: Nêu tên được các cuộc khởi nghĩa nông dân và địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa.
? Theo em trong các cuộc khởi nghĩa nông dân đó cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
HS: Suy nghĩ, trả lời xác định được cuộc khởi nghĩa Trần Cảo, 3 lần tiến công Thăng Long, có lần chiếm được.
GV: Nhấn mạnh cuộc khởi nghĩa Trần Cảo, “quân ba chỏm” vì nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, nghĩa quân đã có lần chiếm được Thăng Long, vua Lê phải chạy về Thanh Hóa.
? Kết quả của các cuộc khởi nghĩa như thế nào?
HS: Dựa vào SGK, trả lời.
? Các cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời 
GV: Khẳng định ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân thể hiện tinh thần bất khuất của nông dân, góp phần làm cho triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1 Triều đình nhà Lê 
Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy yếu
- Vua quan chỉ lo ăn chơi, xa xỉ
- Nội bộ “chia bè kéo cánh”:
+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích tiếm quyền, giết hại công thần nhà Lê 
+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản, gây bè phái, chém giết nhau suốt hàng thập kỉ
2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI
- Nguyên nhân
+ Quan lại địa phương ức hiếp nhân dân
+ Đời sống nhân dân nhất là nông dân lâm vào cảnh khốn cùng
- Diễn biến:
+ Khởi nghĩa của Trần Tuân: Năm 1511 ở Hưng hóa (Tây Bắc) và Sơn Tây (Hà Nội) -> Uy hiếp kinh thành Thăng Long.
+ Khởi nghĩa của Trần Cảo (Quân Ba chỏm): 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh) -> 3 lần tấn công Thăng Long.
- Kết quả, ý nghĩa:
+ Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại
+ Ý nghĩa: Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê, góp phần làm cho triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.
 5. Củng cố: (2 phút)
GV: qua bài học các em cần nắm được từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy yếu, vua quan chỉ lo ăn chơi xa xỉ, nội bộ tranh giành quyền lực, nhân cơ hội đó các quan lại địa phương ra sức bóc lột vơ vét của cải, ức hiếp nhân dân, làm cho đời sống nhân dân nhất là nông dân vô cùng khốn khổ. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, nhà nước phong kiến ngày càng gay gắt đã dẫn tới các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa nông dân Trần Cảo. Các cuộc khởi nghĩa mặc dù thất bại, nhưng đã góp phần làm sụp đổ nhanh chóng triều đình nhà Lê mục ruỗng.
 6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) 
- Học bài theo vở ghi, làm bài tập trang 106, Chuẩn bị tiết 2, phần II
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docLS_7_Tuan_24_Tiet_46.doc