Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 43, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) (Tiết 4) - Đặng Thị Hường

Hoạt động 2: Tìm hiểu về danh nhân văn hóa – vua Lê Thánh Tông (10 phút)

? Trình bày hiểu biết của em về Vua lê Thánh Tông?

HS: (Con thứ tư của Lê Thái Tổ, Mẹ là Ngô thị Ngọc Giao. Năm 1460 được lên ngôi khi 18 tuổi)

? Qua các kiến thức đã học, kết hợp với SGK em hãy nhận xét về vua Lê Thánh Tông?

HS: Đưa ra nhận xét theo cá nhân, sau đó các HS khác bổ sung hoàn thiện

GV: Nêu một số dẫn chứng về sự thịnh trị của đất nước dưới thời vua Lê Thánh Tông: Tổ chức chính quyền, quân đội, pháp luật, kinh tế, văn hóa, giáo dục

? Em hãy nêu nội dung văn thơ của Lê Thánh Tông?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Khái quát: thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 43, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) (Tiết 4) - Đặng Thị Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: 22/01/2016
Tiết: 43 Ngày dạy: 24/01/2016
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527) (tiết 4)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Biết được những nét chính về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc.
- Những việc làm để thể hiện lòng biết ơn đối với các danh nhân văn hóa của dân tộc.
2. Thái độ: - GD học sinh niềm tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc, các danh nhân, tổ tiên đã bảo vệ và xây dựng đất nước. 
- Giáo dục cho HS có ý thức trách nhiệm vươn lên trong học tập
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, thể hiện cảm nghĩ, liên hệ thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, chân dung Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông Sưu tầm những câu truyện về danh nhân văn hóa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, học bài theo yêu cầu giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp 7A1.. Lớp 7A2. 
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
- Em hãy trình bày tình hình giáo dục và khoa cử nước ta thời Lê Sơ?
- Văn học, khoa học, nghệ thuật nước ta như thế nào?
3.Giới thiệu bài mới: (1 phút) Ở các tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về tổ chức chính quyền, sự phát triển của nền kinh tế, những thành tựu rực rỡ về văn hóa, giáo dục. Thấy được sự phát triển của chế độ phong kiến nước ta thời Lê Sơ. Có được những thành tựu đó là do sự nỗ lực của nhân dân, chính sách phù hợp của nhà nước và các danh nhân thời Lê Sơ. Bài hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một số danh nhân văn hóa xuất sắc thời Lê Sơ.
4. Bài mới: (34 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi (12 phút)
GV: Treo tranh chân dung Nguyễn Trãi và giới thiệu cho HS
? Em hãy cho biết những nét khái quát về danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi?
HS: Dựa vào SGK trả lời
? Kể tên các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi? 
HS( yếu): Dựa vào SGK trả lời
? Vì sao nói tư tưởng của Nguyễn Trãi tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại?
HS: Suy nghĩ trả lời- liên hệ với thời đại Lê Sơ, với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, với tinh thần nhân nghĩa, thương dân
? Em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét in nhỏ trong SGK của Lê Thánh Tông?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV Nhấn mạnh: Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự tài ba, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
? Em học tập được gì ở danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Tổ chức cho HS được đưa ra ý kiến của mình
Chốt HS cần học tập ở Nguyễn Trãi tinh thần nhân nghĩa, yêu nước thương dân, ý trí học tập vươn lên thành người có ích cho xã hội.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về danh nhân văn hóa – vua Lê Thánh Tông (10 phút)
? Trình bày hiểu biết của em về Vua lê Thánh Tông? 
HS: (Con thứ tư của Lê Thái Tổ, Mẹ là Ngô thị Ngọc Giao. Năm 1460 được lên ngôi khi 18 tuổi)
? Qua các kiến thức đã học, kết hợp với SGK em hãy nhận xét về vua Lê Thánh Tông? 
HS: Đưa ra nhận xét theo cá nhân, sau đó các HS khác bổ sung hoàn thiện
GV: Nêu một số dẫn chứng về sự thịnh trị của đất nước dưới thời vua Lê Thánh Tông: Tổ chức chính quyền, quân đội, pháp luật, kinh tế, văn hóa, giáo dục
? Em hãy nêu nội dung văn thơ của Lê Thánh Tông? 
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Khái quát: thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc
Hoạt động 3: Tìm hiểu về danh nhân văn hóa Ngô Sĩ Liên và Lương Thế Vinh (12 phút)
? Em hãy cho biết vài nét về danh nhân Ngô Sĩ Liên? Những đóng góp của ông đối với văn hóa dân tộc?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Chốt
? Em hãy cho biết những đóng góp của danh nhân văn hóa Lương Thế Vinh đối với nền toán học dân tộc?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Chốt
? Em có biết nhà toán học của Việt Nam nào được nhận giải toán học danh giá của thế giới trong những năm gần đây không?
HS: Nêu được tên nhà toán học Ngô Bảo Châu
GV: Liên hệ cho HS thấy được sự tiếp nối truyền thống cha ông, GD niềm tin lòng tự hào ý thức vươn lên trong học tập của HS.
? Qua việc tìm hiểu về các danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thời Lê Sơ, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình – một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần phải làm gì để tiếp nối truyền thống cha anh đi trước?
HS: Cùng thảo luận theo nhóm, trình bày kết quả 
GV: Tổ chức cho HS thảo luận, khẳng định trách nhiệm của HS là phải không ngừng học tập, tu dưỡng để trở thành con ngoan, trò giỏi.
IV. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC
1. Nguyễn Trãi (1380-1442)
- Là nhà chính trị, quân sự tài ba, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới, cả cuộc đời ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
- Các tác phẩm có giá trị: Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập
2. Lê Thánh Tông (144 - 1497)
- Là vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực
- Nhiều tác phẩm có giá trị: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập
3. Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
Là nhà sử học nổi tiếng, một trong những tác giả của bộ Đại Việt sử kí toàn thư
4. Lương Thế Vinh (1442- ?)
Là nhà toán học nổi tiếng thời Lê Sơ, với các tác phẩm: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa.
5. Củng cố: (2 phút)
 Như vậy qua 4 tiết học chúng ta đã được tìm hiểu toàn bộ tình hình đất nước ta thời Lê Sơ. Trải qua gần một thế kỉ tồn tại, thời Lê Sơ đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam hoàn thiện nhất trên tất cả các phương diện từ tổ chức chính quyền đến giáo dục, khoa cử mà đỉnh cao là thời vua Lê Thánh Tông. Nhớ về thời Lê Sơ chúng ta không quên biết ơn các danh nhân văn hóa xuất sắc, những người mà đời đời chúng ta phải học tập và noi theo đó là anh hùng dân tộc - Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ), anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông, nhà sử học Ngô Sĩ Liên, nhà toán học Lương Thế vinh.
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
- Học bài theo vở ghi
- Chuẩn bị tiết ôn tập chương IV.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docLS_7_Tuan_23_Tiet_43.doc