Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 39, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

HS: Vì diệt quân của Liễu Thăng sẽ diệt số lượng địch lớn hơn 10 vạn sẽ buột Vương Thông phải đầu hàng.

GV( Dùng lược đồ- giảng)

+ Ngày 8-10-1427 Liễu Thăng dẫn quân vào biên giới nước ta. Quân Lam Sơ do tướng Trần Lựu chỉ huy vừa đánh vừa rút lui nhử đich vào trận địa. Quân mai phục của ta tiêu diệt được 1 vạn tên, Liễu Thăng bị giết.

+ Tướng Lương Minh lên thay cho quân tiến xuống Xương Giang, trên đã tiến quân chúng bị quân ta mai phục ở Cần Trạm, Phố Cát tiêu diệt 3 vạn tên, tưỡng Lương Minh bị giết. số quân còn lại phải co cụm giữa cánh đồng ở Xương Giang và cũng bị nghĩa quân Lam Sơn bao vây bắt sống.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5072 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 39, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21
Tiết :39
Bài: 19 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
III/ KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG(CUỐI NĂM 1426 ĐẾN CUỐI NĂM 1427)
Ngày soạn: 01/ 01/2014
Ngày dạy: 07/01/2014
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn: Chiến thắng Tốt Động- Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang.
Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi ghĩa Lam Sơn.
 2. Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ
 - Học diến biến các trận đánh bằng lược đồ.
 - Đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định một cuộc chiến tranh.
3. Thái độ: GD lòng yêu nước, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta ở thế kỉ XV.
II. CHUẨN BỊ.
1. Phương tiện dạy học:
 -GV: + Lược đồ trận Tốt Động- Chúc Động.
 + Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang.
- HS: + Đọc trước bài mới.
2.Phương pháp: Vấn đáp, trực quan.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC: (6’)
- Trình bày tóm tắc các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425?
- Trình bày kế hoạch tiến công ra Bắc của Lê Lợi?
3. Bài mới: Nguyên nân nào Khởi nghĩa Lam Sơn dành Tắng lợi chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
10’
HĐ1: Trận Tốt Động- Chúc Động
GV: Dùng lược đồ chỉ các vị trí Tốt Động- Chúc Động cho HS.
Giảng: Với mong muốn giành thế chủ động tiến quân vào Thanh Hoá đánh tan bộ chỉ huy quân ta, nhà Minh cử Vương Thông tăng thêm 5 vạn quân kéo vào Đông Quan phối hợp với số quân còn lại ở Đông Quan một lực lượng nhỏ còn lại tiến vào Thanh Hoá. Trên đường tiến quân chúng tập trung địch ở Cổ Sở tiến đánh Cao Bộ.
Ta: Phục binh ở Tốt Động, Chúc Động.
Tháng 11/1426 Vương Thông cho quân đánh Cao Bộ, quân ta từ mọi hướng tấn công khi địch lọt vào Trận Địa , 5 vạn quân dịch bị tử trận, thương 1vạn tên bị bắt sống. Vương Thông chạy về Đông Quan.
Trận thắng này được coi là trận thắng chiến lược.
GV(H): Vì sao được coi là ý nghĩa chiến lược?
HS: Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch.
- Ý đồ chủ động phản công của địch bị thất bại.
Giảng: Trong " Bình Ngô đại cáo" Nguyễn Trãi đã tổng kết trận chiến Tốt Động, Chúc Động bằng 2 câu thơ trong SGK.
 ( Gọi HS đọc 2 câu thơ)
Trên đã thắng lợi tiến đến vây hãm thành Đông Quan giải phóng các châu, huyện lân cận.
1.Trận Tốt Động- Chúc Động
( Cuối năm 1426)
a) Hoàn cảnh: 
Tháng 10- 1426 Vương Thông cùng 5 vạnquân đến Đông Quan.
Ta phục binh ở Tốt Động, Chúc Động.
b) Diễn biến:
Thắng 11-1426. Quân Minh tiến về Cao Bộ. Quân ta từ mọi phía xông vào đánh quân địch.
c) Kết quả: 5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan.
10’
HĐ2: Trận Chi Lăng- Xương Giang ( 10-1427):
Tháng 10/ 1427, 15vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta chia làm 2 đạo:
Một đạo do liễu Thăng chỉ huy
Một đạo do Mộc Thanh chỉ huy
GV(H): Trước tình hình đó bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì?
HS: Tập trung lực lượng xây dựng quân đội mạnh.
GV(H): Tại sao lại tập trung tiêu diệt quân của Liễu Thăng mà không tập trung giải phóng Đông Quan?
HS: Vì diệt quân của Liễu Thăng sẽ diệt số lượng địch lớn hơn 10 vạn sẽ buột Vương Thông phải đầu hàng.
GV( Dùng lược đồ- giảng)
+ Ngày 8-10-1427 Liễu Thăng dẫn quân vào biên giới nước ta. Quân Lam Sơ do tướng Trần Lựu chỉ huy vừa đánh vừa rút lui nhử đich vào trận địa. Quân mai phục của ta tiêu diệt được 1 vạn tên, Liễu Thăng bị giết.
+ Tướng Lương Minh lên thay cho quân tiến xuống Xương Giang, trên đã tiến quân chúng bị quân ta mai phục ở Cần Trạm, Phố Cát tiêu diệt 3 vạn tên, tưỡng Lương Minh bị giết. số quân còn lại phải co cụm giữa cánh đồng ở Xương Giang và cũng bị nghĩa quân Lam Sơn bao vây bắt sống..
GV gọi HS đọc phần in nghiêng SGK
GV(giảng): Mộc Thạch biết Liễu Thăng thất bại liền rút chạy về Trung Quốc.
Giảng: Khi hai đạo quân đã bị tiêu diệt Vương Thông vội xin hoà chấp nhận mở hội thề Đông Quan vào tháng 12/1427 và rút về nước. Đến tháng 1/ 1428.
Quân Minh rút khỏi nước ta
Giảng: Sau khi đất nước giải phóng Nguyễn Trãi đã viết " Bình Ngô đại cáo" tuyên bố với toàn dân về việc đánh đuổi giặc Minh ( Ngô) của Nghĩa Quân Lam Sơn và đó được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt thế kỉ XV
2. Trận Chi Lăng- Xương Giang ( 10-1427):
a) Chuẩn bị:
- 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.
- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt quân Liễu Thăng trước.
b) Diễn biến: 
Ngày 8-10-1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang. Liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát.
Biết Liễu Thăng tử trận Mộc Thanh vội vã rút quân về nước.
c) Kết quả:
Liễu Thăng và Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết.Quân Minh rút khỏi nước ta.
10’
HĐ3:
GV(H): Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành được thắng lợi?
HS: Do dân ta đồng lòng đánh giặc.
 Sự tài tình của bộ tham mưu đưa ra nhiều chiến lược đúng đắn.
GV(H): Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa gì?
HS: Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. Mở ra một thời kì phát triển mới cho đất nước.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
Sự lãnh đạo tài tình của bộ Tham mưu.
Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
 4. Củng cố:(3’) Trình bày diễn biến trận Tốt Động- Chúc Động?
 Trình bày diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang?
 Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
5. Dặn dò:(2’) Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau:" Nước Đại Việt Thời Lê Sơ"
Rút kinh ngiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 21
Tiết : 40
Bài 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527 )
I- Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật
Ngày soạn: / /2014
Ngày dạy: //2014
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê Sơ, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức .
 - So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ .
 2. Kỹ năng: Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì LS
 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước có ý thức bảo vệ đất nước.
II.CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện.
- GV: + Bảng phụ về sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ.
 + Bảng phụ một số ý kiến đánh giá về luật Hồng Đức.
- HS: + Đọc trước bài mới.
2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
III. Tiến trình dạy học
1/ Ổn định: (1’)
2/KTBC: (4’)Thuật lại chiến thắng Chi Lăng -Xương Giang ?
 Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
3/Bài mới:
 GT: Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới ,Lê Lợi lên ngôi vua.Nhà Lê bắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền ,xây dựng quân đội ,pháp luật nhằm ổn định tình hình xã hội ,phát triển kinh tế. 
TG
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung nghi bảng
14’
HĐ1: Tổ chức bộ máy chính quyền
GV: Gọi HS đọc mục I SGK
GV:Dùng bảng phụ để giảng.
GV: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được biểu hiện như thế nào? Đứng đầu là ai? Giúp việc cho vua có những cơ quan nào ?
HS:Đứng đầu triều đình là vua.Giúp việc cho vua có các quan đại thần .Ở triều đình có 6 bộ ,giúp việc cho bộ có 6 tự,6 khoa giám sát.
GV: Yêu cầu HS nhắc tên của các bộ (Binh,hình,công,lễ ,lại,hộ)
GV: Bộ máy chính quyền ở địa phương được chia như thế nào ?
HS:Thời Lê Thái Tổ gồm 5 đạo. Thời Lê Thánh Tông gồm 13 đạo thừa tuyên .
GV: Thời Lê Thánh Tông việc quản lí 13 đạo có điểm gì mới?
HS: Đứng đầu mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt hoạt động khác nhau ở mỗi Thừa tuyên (Đô ti, Hiến ti ,Thừa ti).
HV(H): So với tổ chức nhà nước thời Lêvới thời Trần nhiều người cho rằng thời Lê Sơ tập quyền hơn, điều nầy được thể hiện như thế nào trong chính sách thời Lê?
HS: ( Thảo luận nhóm).
 -Vua nắm mọi quyền, Lê Thánh Tông bãi bỏ một sổ chức vụ cao cấp ; tể tướng , đại tổng quản , hành khiển)
 -Vua trực tiếp làm tổng chỉ huy liên đội .Quyền lực nhà vua ngày càng được củng cố .
GV:Em có nhận xét gì về bộ máy chính quyền nhà Lê sơ?
HS:Việc tổ chức bộ máy chính quyền như vậy sẽ dễ dàng quản lý.
1/Tổ chức bộ máy chính quyền:
 ( GV dùng bảng phụ để giảng)
Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh. 
12’
HĐ2: Tổ chức quân đội
GV:Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào ?
 (Yêu cầu HS liên hệ vớ thời Lý , giải thích chế độ" ngụ binh ư nông"
HS:Tiếp tục chế độ "Ngụ binh ư nông"
Quân đội có 2 bộ phận.
GV:Nhà Lê quan tâm phát triển quân đội như thế nào?
GV: Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của nước ta qua đoạn trích trên?
HS:Quyết tâm củng cố quân đội bảo vệ đất nước .Đề cao trách nhiệm với mọi người dân.
2/Tổ chức quân đội:
Thực hiện chính sách "Ngụ binh ư nông".
Quân đội có hai bộ phận:
11’
HĐ3: Pháp luật
GV Lê Thánh Tông ban hành bộ luật " Quốc triều hình luật" (Luật Hồng Đức) đây là bộ luật lớn ,có giá trị nhất thời phong kiến nước ta .
GV(H):Nội dung chính của bộ luật là gì ?
HS:Bảo vệ quyền lợi của vua ,hoàng tộc . Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị . Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.
GV(H):Luật Hồng Đức có đặc điểm gì tiến bộ ?
HS:Quyền lợi ,địa vị của người phụ nữ được tôn trọng
3/Pháp luật :
Lê Thánh Tông ban hành bộ luật " Quốc triều hình luật" (Luật Hồng Đức) đây là bộ luật lớn ,có giá trị nhất thời phong kiến nước ta . 
Nhằm bảo vệ vua và hoàng tộc,bảo vệ g/c thống trị.
Bảo vệ người phụ nữ.
4.Củng cố : (3’) - Gọi hai HS lên bảng vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?
 - Nhận xét về vua Lê Thánh Tông?
 - Nhận xét về bộ luật Hồng Đức?
5.Dặn dò: (1’) Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau 'II/ Tình hình kinh tế - xã hội ".
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tuần: 22
Tiết :41
Bài 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
II-TÌNH HÌNH KINH TẾ -XÃ HỘI
Ngày soạn: / /2014
Ngày dạy: //2014
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất ,thời Lê Sơ kinh tế phát triển về mọi mặt.
 Sự phân chia xã hội thành hai giai cấp chính :địa chủ phong kiến và nông dân .Đời sống của tầng lớp 
 ổn định.
 2. Kỹ năng: Bồi dưỡng kĩ năng phân tích tình hình kinh tế -xã hội theo các tiêu chí cụ thể từ đó rút ra nhận xét chung. 
 3. Thái độ: GD ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước . II.CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện.
- GV: + Sơ đồ để trống về các giai cấp ,tầng lớp về xã hội thời Lê Sơ.
 + Tư liệu phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội thời Lê Sơ.
- HS: + Đọc trước bài mới.
2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: (1’)
2.KTBC: (3’) -Nêu công lao của Lê Thánh Tông trong việc xây dựng chính quyền ,bảo vệ tổ quốc?
3.Bài mới: 
 -Song song với việc xây dựng và củng cố nhà nước, nhà Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế. Nền kinh tế thời Lê Sơ có gì đổi mới? 
TG
Hoạt động dạy và học
 Nội dung nghi bảng
20’
Hoạt động 1 Kinh tế
 Gọi HS đọc mục 1 SGK.
GV: Để khôi phục và phát triển nông nghiệp nhà Lê đã làm gì? 
HS: Vần đề đầu tiên cần giải quyết là ruộng đất.
GV: Nhà Lê giải quyết ruộng đất bằng cách nào?
HS: Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng. Kêu gọi nhân dân phiêu tán về cũ. Đặt ra một số chức quan chuyên trách.
GV(giảng): Khuyến nông sứ: Có trách nhiệm chiêu tập phiêu tán về làm ăn. Đồn điền sứ: Tổ chức khai hoang. Hà đê sứ: Quản lí và xây dựng đề điều.
Phép : Cứ 6 năm chia lại ruộng đất công làng xã, các quan được nhiều ruộng, phụ nữ và người có hoàn cảnh khó khăn cũng được chia ruộng.
GV gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK.
GV: Vì sao nhà Lê quan tâm đến việc bảo vệ đê điều?
HS: Chống thiên tai lũ lụt hàng năm. Khai hoang lấn biển.
GV: Nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê Sơ đối với nông nghiệp?
HS: Quan tâm đến việc sản xuất. Nền sản xuất được khôi phục đời sống nhân dân được cải thiện.
GV: Ở nước ta thời kỳ này có những ngành thủ công nghiệp tiêu biểu nào?
HS: Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã: kéo tơ, dệt lụa,....
Các phường thủ công ở Thăng Long: Phường Nghi Tam, Yêu Thái,....
Các công xưởng nhà nước quản lí (cục bánh tác)
GV: Triều Lê đã có những biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước
HS: Nhà vua khuyến khích lập chợ, ban hành điều lệ cụ thể.
GV: Hoạt động buôn bán với người nước ngoài như thế nào?
HS: Hoạt động vẫn được duy trì chủ yếu buôn bán ở một số của khẩu.
GV: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Lê Sơ? 
HS: Ổn định và ngay càng phát triển.
1. Kinh tế:
a) Nông nghiệp
Giải quyết là ruộng đất
Thực hiện phép quân triều.
Khuyến khích, bảo vệ sản xuất.
b) Thủ công nghiệp 
-phát triển nhiều ngành nghề thủ công ở làng xã, kinh đô
Thăng Long.
c) Thương nghiệp:
+ Trong nước: Chợ phát triển.
+ Ngoài nước: Hạn chế buôn bán với nước ngoài.
 Hoạt động 2: Xã hội 2. Xã hội: 17’(Chỉ nêu các giai cấp)
GV(H): Xã hội thời Lê Sơ có những tầng lớp nào?
SƠ ĐỒ GIAI CẤP TÂNG LỚP TRONG XÃ HỘI
XÃ HỘI
GIAI CẤP
TẦNG LỚP
ĐỊA CHỦ PHONG KIẾN
NÔNG DÂN
THỊ DÂN
THƯƠNG NHÂN
THỢ 
THỦ
CÔNG
NÔ 
TÌ
GV: Quyền lợi, địa vị của các giai cấp tầng lớp ra sao?
HS: Giai cấp địa chủ: Nhiều ruộng đất, nắm chính quyền. 
 Giai cấp nông dân: Ít ruộng đất, cày thuê cho địa chủ. 
 Các tầng lớp khác: phải nộp thuế cho nhà nước. Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất.
GV: So sánh với thời Trần?
HS: 2 tầng lớp: Thống trị (Vua,Vương hầu,quan lại) bị trị (nông dân, thợ thủ công, nô tì,...) khác nhà Lê hình thành giai cấp, tầng lớp nô tì giảm dần rồi bị xoá bỏ.
GV: Nhận xét về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước thời Lê Sơ?
HS: Tiến bộ có quan tâm đến đời sống của nhân dân. 
 Thoả mãn phần nào yêu cầu của nhân dân, giảm bớt bất công.
GV: Do vậy, nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt và quốc gia cường thịnh nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
4. Củng cố: (3’) Tại sao nói thời Lê là thời thịnh đạt?
 Vẽ sơ đồ giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ?
5. Dặn dò: (1’) Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau" Tình hình văn hoá giáo dục"
*Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 22
Tiết :42
Bài 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 1428-1527 (tt)
III-TÌNH HÌNH VĂN HOÁ - GIÁO DỤC
Ngày soạn: / /2014
Ngày dạy: //2014
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Chế độ giáo dục, thi cử thời Lê Sơ rất được coi trọng. Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ.
 2. Kỹ năng: Nhận xét về những thành tựu văn hoá, giáo dục thời Lê Sơ. 
 3. Thái độ: Giáo dục HS niềm tự hào về thành tự văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ. Ý thức giữ gìn và phát triển văn hoá truyền thống.
II.CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện.
- GV: + Các ảnh về nhân vật và di tích lịch sử trong thời kỳ này
- HS: + Đọc trước bài mới.
2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC: (3’) Nhà Lê Sơ đã làm gì để phục hồi và phát triển nông nghiệp?
 Xã hội thời Lê Sơ có những giai cấp tầng lớp nào?
3. Bài mới:
Giới thiệu: Sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ổn định làm cho đất nước giàu mạnh, nhiều thành tựu văn hoá, khoa học được biết đến. 
TG
Hoạt động dạy và học
 Nội dung nghi bảng 
19’
Hoạt động 1: Tình hình giáo dục và khoa cử
GV:Gợi HS đọc mục 1 SGK
GV:Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục như thế nào ?
HS:Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long mở nhiều trường học ở các bộ, đạo, phủ .
-Mọi ngươì dân đều có thể đi học ,đi thi.
GV:Vì sao thời Lê Sơ hạn chế phật giáo, đạo giáo, tôn sùng nho giáo? 
HS:Nho giáo đề cao Trung-Hiếu (Trung với Vua, hiếu với cha mẹ).
GV(bổ sung): Thời Lê Sơ nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho, chủ yếu là :"Tứ thư", "Ngũ kinh".
GV: Giáo dục thời Lê Sơ rất quy cũ và chặt chẽ (biểu hiện như thế nào)?
HS: Muốn làm quan phải qua khoa thi rồi mới được cử (bổ nhiệm) vào các chức trong triều hoặc ở địa phương.
GV(nhấn mạnh): Thi cử thời Lê Sơ, mỗi thí sinh cũng phải trải qua 4 môn thi:
- Kinh nghĩa
- Chiếu, chế, biểu
- Thơ, phú
- Văn sách.
GV: Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà lê có biện pháp gì?
HS: Vua ban cho mũ, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá.
GV(giới thiệu) H45: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu hiện nay còn 81 bia. Mỗi bia khắc tên người đỗ tiến sĩ trong mỗi khoá thi.
GV: Chế độ khoa cử thời Lê Sơ được tiến hành thường xuyên như thế nào? kết quả ra sao?
HS: Thi theo 3 cấp: Hương-Hội-Đình. Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 Tiến sĩ, 9 Trạng Nguyên.
GV:Em có nhân xét gì về tình hình khoa cử, giáo dục thời Lê Sơ? 
HS: Quy cũ, chặt chẽ.
Đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện được nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước.
1. Tình hình giáo dục và khoa cử:
Dựng lại Quốc Tử Giám mở nhiều trường học.
Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn.
Thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi: 
Hương-Hội-Đình.
18’
Hoạt động 2 Văn học, khoa học, nghệ thuật
GV: Những thành tựu nổi bật về văn học thời Lê Sơ?
HS: Văn học chữ Hán được duy trì.
 Văn học chữ Nôm rất phát triển.
GV: Nêu một vài tác phẩm tiêu biểu?
HS: SGK
GV: Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh nội dung gì?
HS: Có nội dung yêu nước sâu sắc.
 Thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng.
GV: Thời Lê có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào?
HS: Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư,......
 Địa lí: Dư địa chí,.......
 Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
 Toán học: Lập thành toán pháp.
GV: Em có những nhận xét gì về những thành tự đó?
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật:
a) Văn học:
Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc.
b) Khoa học:
Nhiều tác phẩm khoa học thành văn phong phú đa dạng.
c) Nghệ thuật:
Sân khấu: Chèo, tuồng.
4. Củng cố: (3’) Gọi HS trả lời các câu hỏi SGK.
5. Dặn dò: (1’) Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau:" IV Một số danh nhân văn hoá dân tộc."
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc39.doc
Giáo án liên quan