Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 30, Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV
HĐ1.Tình hình kinh tế
GV: Nêu tình bình của nhà Trần cuối thế kỷ XIV
GV: Hậu quả những việc làm trên của vua quan nhà Trần cuối thế kỷ XIV?
HS: Nhiều năm sản xuất bị mất mùa đói kém. Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và biến thành nô tì.
GV: Nêu dẫn chứng về việc vua Trần Dụ Tông bắt dân xây hồ, chở nước mặn để nuôi hải sản.
GV: Cuộc sống của người dân cuối thế kỷ XIV?
HS: Làng xã tiêu điều, xơ xác, nhân dân đói khổ.
Tuần: 15 Tiết: 30 Bài 16 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Ngày soạn: 26/11/2013 Ngày dạy: 28/11/2013 A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -Tình hình kinh tế - xã hội cuối thời Trần: vua quan ăn chơi sa đọa không quan tâm tới sản xuất, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng gặp nhiều khó khăn, cực khổ. -Các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tì diễn ra rầm rộ. 2. Kỹ năng: Phân tích, đánh giá, các nhân vật lịch sử 3. Giáo dục: Tình cảm yêu thương người dân lao động, vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. B. CHUẨN BỊ: GV: Lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỷ XIV HS: Xem trước bài mới C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG I. Ổn định:(1') II. Bài cũ: (4')Trình bày một số nét về văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời Trần? Em có nhận xét gì? III bài mới: 1.Giới thiệu: Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, tình hình kinh tế xã hội thời Trần đạt được nhiều thành tưu rực rỡ đóng góp cho sự phát triển đất nước. Nhưng đến cuối thé kỷ XIV, nhà Trần sa sút nghiêm trọng, tạo tiển đề cho một triều đại mới lên thay. Tg Hoạt động của GV&HS Nội dung cần đạt 15' HĐ1.Tình hình kinh tế GV: Nêu tình bình của nhà Trần cuối thế kỷ XIV GV: Hậu quả những việc làm trên của vua quan nhà Trần cuối thế kỷ XIV? HS: Nhiều năm sản xuất bị mất mùa đói kém. Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và biến thành nô tì. GV: Nêu dẫn chứng về việc vua Trần Dụ Tông bắt dân xây hồ, chở nước mặn để nuôi hải sản. GV: Cuộc sống của người dân cuối thế kỷ XIV? HS: Làng xã tiêu điều, xơ xác, nhân dân đói khổ. 1.Tình hình kinh tế -Cuối thế kỷ XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. - Làm cho đời sống của dân gặp nhiều khó khăn. 20' HĐ2.Tình hình xã hội GV:Trước tình hình đó vua quan nhà Trần đã làm gì? HS: Vua quan vẫn lao vào cuộc sống ăn chơi sa đọa. GV: Lợi dụng thình đó những kẻ nịnh thần làm rối loạn kỷ cương phép nước. Chu Văn An dâng sớ xin chém. đầu 7 tên nịnh than nhưng vua không nghe, ông đã từ quan. GV: Việc làm của ông chứng tỏ điều gì? HS: Ông là người thanh liêm biết đặt lợi ích của nhâ dân lên trên hết. GV: Trước tình hình đó, nhân dân liên tục khởi nghĩa. Trình bày trên bản đồ GV: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra báo hiệu điều gì? HS: Đó là những phản ứng mãnh liệt của nhân dân dưới nhà Trần. 2.Tình hình xã hội -Vua quan ăn chơi sa đọa -Bên ngoài Chăm pa xâm lược, nhà Minh hạch sách. -Đời sống nhân dân khổ cực -Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: +Khởi nghĩa Ngô Bệ -Diễn ra từ 1344-1460 ở Hải Dương. -Kết quả: Bị đàn áp +Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa năm 1379 bị thất bại. +Khởi nghĩa của Phạm sư Ôn năm 1390 ở Hà Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Năm 1400 bị thất bại IV. Củng cố: (4') 1.Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế xã hội nước ta nửa sau thế kỷ XIV? 2.Nhận xét về hà Trần cuối thế kỷ XIV? 3.Kể tên, địa bàn, thời gian các cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thế kỷ XIV. V. Dặn dò: (1') Học bài theo câu hỏi sgk Xem trước phần II của bài, tìm hiểu những nội dung cải cách của Hồ Quý Ly. . Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- S7T15-30.doc