Giáo án Lịch sử 7 tiết 25: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ( thế kỉ XII )

a- Sự chuẩn bị của nhà Trần:

- Ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập. (1đ )

b- Diễn biến:

 - Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên bị chặn lại sau đó tiến vào Thăng Long. (2đ )

 - Vua Trần cho quân lui về Thiên Mạc (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” khiến giặc khốn đốn khi vào Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm, chưa đầy một tháng giặc hao mòn dần lực lượng. (2đ )

 - Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. (1đ )

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 tiết 25: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ( thế kỉ XII ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG
 QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN 
( THẾ KỈ XIII ) ( tt )
Tiết: 25	
Tuần: 13
ND: 12/11/2014
1/ MỤC TIÊU
1.1/ Kiến thức: giúp hs nắm
+HĐ1: HS nhận biết được âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên
+HĐ 2: Biết được những nét chính về diễn biến ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mơng –Nguyên (lần thứ hai) ở Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử.
 +HĐ3: Hiểu được sự chuẩn bị chu đáo, đường lối đánh giặc đúng đắn và với quyết tâm cao, quân dân Đại Việt đã giành thắng lợi vẻ vang.
1.2/ Kĩ năng
- HĐ 1: Kĩ năng sử dụng lược đồ thuật lại sự kiện
- HĐ2: Biết sử dụng lược đồ thuật lại sự kiện.
- HĐ 3: Kĩ năng sử dụng lược đồ thuật lại sự kiện.
1.3/ Thái độ
- HĐ 1: Hs có lòng căm thù giặc ngoại xâm,
 - HĐ2+HĐ 3: Niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
2/ NỢI DUNG HỌC TẬP
Cuợc kháng chiến lần thứ hai chớng quân xâm lược Nguyên (1285 )
3/ CHUẨN BỊ
3.1/ Giáo viên
 Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên giai đoạn II (1285)
3.2/ Học sinh: Kiến thức bài cũ và trả lời câu hỏi bài mới.
 - Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên?
 - Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến?
4/ TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG HỌC TẬP
4.1/ Ổn định tổ chức: kiểm đdiện hs
7A 3: .. 
7A 4:..
4.2/ Kiểm tra miệng : (8P)
Câu hỏi
Đáp án
? Hãy trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ và diễn biến kết quả cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ giai đoạn I ( 1258 ) ?( 10đ )
Câu 2: Qúa trình xâm lược Cham pa của quân Nguyên diễn ra như thế nào ?(10đ)
* Hs: trình bày diễn biến trên lược đồ
* Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
- Cho quân xâm lược Đại Việt để đánh lên từ phía nam thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống. (2đ )
- Cho sứ giả đưa thư sang doạ và dụ hàng vua Trần. (1đ )
a- Sự chuẩn bị của nhà Trần:
- Ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập. (1đ )
b- Diễn biến: 
 - Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên bị chặn lại sau đó tiến vào Thăng Long. (2đ )
 - Vua Trần cho quân lui về Thiên Mạc (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” khiến giặc khốn đốn khi vào Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm, chưa đầy một tháng giặc hao mòn dần lực lượng. (2đ )
 - Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. (1đ )
 c- Kết quả
 Ngày 29/1/1258 quân Mông Cổ thua và phải rút khỏi thăng Long chạy về nước. (1đ )
2/ Diễn biến
 Năm 1283, 10 vạn quân nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Champa nhưng đã bị nhân dân Champa tiến hành chiến tranh du kích đánh trả nên quân Nguyên bị thất bại và phải cố thủ phía Bắc chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
4.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 * Giới thiệu bài : (2p)
GV: Sau thất bại năm 1258, quân Mông Cổ vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt, chúng chuẩn bị ráo riết cho quyết tâm xâm chiếm bằng được Đại Việt. Cuộc tấn công lần 2 diễn ra như thế nào ? nhà Trần đối phó bằng cách nào ? kết quả ra sao ? nội dung bài học hôm nay sẽ giúp ta thấy rỏ hơn.
 * Hoạt động 1 : cá nhân, nhóm.(8p)
 ( Nêu và giải quyết vấn đề, Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh )
&Gv : cho hs đọc mục 1/58
1Giáo viên: Sau thất bại năm 1258, quân Mông Cổ không chịu từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt. 
 ? Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Champa và Đại Việt nhằm mục đích gì ?
 1 Hs : Làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.
? Hốt Tất Liệt đã cho thôn tính nước nào trước?
? Vì sao nhà Nguyên cho quân đánh Champa trước?
1 Hs : dùng Cham pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt.
1Giáo viên: bị thất bại ở nước ta lần thứ nhất nên lần này quân Nguyên thận trọng hơn, tấn cơng Chăm Pa trước để dùng Cham pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt.
(dùng bản đồ nước Đại Việt ở thế kỉ XIII chỉ rõ cho hs hiểu âm mưu của nhà Nguyên).
? Qúa trình xâm lược Cham pa của quân Nguyên diễn ra như thế nào ?
 1 Hs : Năm 1283, 1 vạn quân Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Champa nhưng đã bị nhân dân Champa tiến hành chiến tranh du kích đánh trả nên quân Nguyên bị thất bại và phải cố thủ phía Bắc chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
1Gv : kết luận và chốt ý cho hs nắm và Chuyển ý.
* Hoạt động 2: cá nhân( 10p)
( Nêu và giải quyết vấn đề, Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh )
&Gv : cho hs đọc mục 2/58
? Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt, vua Trần đã làm gì?
1 Hs : Triệu tập hội nghị các vương hầu ở bến Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc.
? Hội nghị này có ý nghĩa rất quan trọng? Vì Sao?
 1 Hs : Vì hội nghị tập hợp các vương hầu quan lại nhà Trần để bàn kế sách đánh giặc.
- Giáo viên: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có lòng yêu nước sâu sắc, đã đến bến Bình Than nhưng không được dự họp (vì mới 15 tuổi). Quốc Toản tức giận bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Sau đó về quê Quốc Toản đã tổ chức đạo quân lớn giương cao lá cờ thêu 6 chữ vàng “ Phá cường địch, báo hoàng ân,” ngày đêm luyện tập sẵn sàng cùng nhân dân đánh giặc.
sau hội nghị, Trần Quốc Tuấn được cử làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Để động viên, khích lệ tinh thần của binh sĩ, ơng đã sáng tác bài Hịch tướng sĩ. Đây là áng thiên cổ hùng văn thể hiện lịng căm thù quân giặc sâu sắc và yêu nước thiết tha. Ngày nay chúng ta đọc lại vẫn cảm thấy bừng bừng khí thế như người trong cuộc. “ta thường...xin làm”
 Năm 1285, vua Trần triệu tập hội nghị Diên Hồng. Tham dự hội nghị này là tồn thể các vị bơ lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Trong xã hội trung đại, các bơ lão cĩ ảnh hưởng rất lớn, chi phối xã hội. Thượng hồng đích thân ban yến và hỏi các vị bơ lão là nên đánh hay nên hịa. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hồng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần các vị bơ lão phấn chấn khác thường.--> nhà Trần đã biến quyết tâm đánh giặc của triều đình thành quyết tâm của cả nước.
1Giáo viên: Nhà Trần đã tổ chức cuộc tập lớn ở Đông bộ Đầu. 
Quân sĩ đều thích hai chũ “ Sát Thát”vào cánh tay.
? Việc thích hai chữ “ Sát Thát” có ý nghĩa gì?
1 Hs : Thể hiện ý chí quyết tâm của quân sĩ thà chết không chịu mất nước.
Hoạt động 3: cá nhân. (12p)
( Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh )
&Gv : cho hs đọc mục 3/59
? Quân Nguyên kéo vào nước ta thời gian nào? Do ai chỉ huy?
? Em cĩ nhận xét gì về lực lượng quân Nguyên lần này so với lần trước?
Gấp gần 20 lần so với trước, do Thốt Hoan – con trai Hốt Tất Liệt chỉ huy. Sát cánh cùng với Thốt Hoan là rất nhiều danh tướng của nhà Nguyên. Tính ra, khoảng 6 người dân Đại Việt khơng kể già, trẻ, gái, trai lại phải đương đầu với 1 tên giặc Nguyên hung hăng, tàn bạo, thiện chiến. Đây quả là 1 cuộc đối đầu cĩ 1 khơng 2 trong lịch sử.
? Quân ta chiến đấu ra sao?
1 Hs : Sau một vài trận quyết chiến với giặc, Trần Quốc Tuấn cho quân lui về Vạn Kiếp để bảo toàn lực lượng. Vua Trần rất lo nhưng Trần Quốc Tuấn đã khảng khái trả lời: “ Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”
 Thoát Hoan tập trung lực lượng lớn tấn công vào Vạn Kiếp trước thế giặc quân ta lui về Thăng Long và rút về Thiên Trường (Nam Định). Ở Thăng Long, nhân dân lại thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” đối phó với giặc. Người cĩ cơng giúp cho quân Nguyên chậm trễ tấn cơng vào Thăng Long, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta thực hiện kế hoạch “vườn khơng nhà trống” là cơng chúa An Tư – con gái út của vua Trần Thái Tơng. Trước vận nước lâm nguy đã đồng ý đem tấm thân ngàn vàng hiến cho Thốt Hoan để Thốt hoan chậm trễ tấn cơng vào Thăng Long, tạo cơ hội quý giá cho triều Trần cĩ thể rút lui một cách an tồn khỏi kinh thành àThiên Mạc.
Trần Bình Trọng, để bảo vệ cho triều đình và đại quân ta rút lui an tồn, đã chỉ huy binh sĩ, tả xung hữu đột, chiến đấu hết sức ngoan cường. Song quân ta quá ít, kẻ địch đơng như kiến cỏ nên ơng đã bị sa vào tay giặc. Quân Nguyên mua chuộc, cho thiết đãi hậu hĩ, ăn ở chu đáo, đối xử mềm mỏng nhưng Trần Bình Trọng đã khơng màng, ơng nhất quyết tuyệt thực, khơng thèm trị truyện, khơng hé nửa lời. Cuối cùng giặc dùng danh lợi, chức tước để hịng cám dỗ ơng. Khi nghe tên tướng giặc hỏi cĩ muốn làm vương nước chúng, hưởng giàu sang phú quý khơng, Trần Bình Trọng giận sơi người, quát to vào mặt chúng: Ta thà làm ma nước Nam chứ khơng thèm làm vương đất Bắc”.
Quân Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống không buộc chúng phải dựng trại ở phía Bắc sông Hồng.
? Ngồi việc phải chống lại 50 vạn quân Nguyên, chúng ta cịn gặp khĩ khăn gì trong cuộc kháng chiến lần thứ 2?
 Một số quý tộc nhà Trần đã đầu hàng giặc: Trần Kiện, Trần Ích Tắc. 
Được những quý tộc dẫn đường, Toa Đô được lệnh từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam nhằm tạo thế gọng kìm tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống toàn bộ đầu não cuộc kháng chiến.
Trần Quốc Tuấn cho quân rút lui để củng cố lực lượng..--> kế hoạch của quân Nguyên thất bại.
Nhân cơ hội quân giặc gặp khĩ khăn về lương thực, quân tiếp viện chưa sang, quân ta mở các cuộc phản cơng.
? Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần và quân chủ lực, Thoát Hoan đã làm gì?
 1 Hs : Cho quân rút lui về Thăng Long chờ tiếp viện.
 1Giáo viên: Dựa vào thời cơ đó, quân Trần tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi: Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương sau đó vào giải phóng Thăng Long 
 Quân giặc hoảng sợ bỏ chayï, nhiều tên bị giết, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng về nước. Quân giặc của Toa Đô ở Tây Kết cũng bị tiêu diệt, tướng Toa Đô bị chém đầu. Trần Kiện vừa đi đến vùng Lạng Sơn thì bị bao vây và tập kích dữ dội, gia nơ của Trần Hưng Đạo đã bắn chết Trần Kiện. Thuộc hạ của Trần Kiện là Lê Trắc cướp được xác chủ, cột lên ngựa, nhân đêm tối lẻn chạy về Khâu Ơn, chơn Trần Kiện ở đấy. Cịn Trần Ích Tắc được quân Nguyên phong làm An Nam Quốc Vương. Sau khi quân Nguyên thất bại, Ích Tắc trong lịng hổ thẹn, chết ở đất Bắc. Sau đĩ bị đổi họ (Mai Kiện), bị gọi là Ả Trần. 
Sau 2 tháng quân dân nhà Trần đã đánh bại hơn 50 vạn quân Nguyên.
* Tổ chức thảo luận 2p
? Nêu cách đánh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2?
1 Hs : Lúc đầu khi giặc mạnh, nhà Trần không dốc toàn bộ lực lượng để đối phó với chúng mà khôn khéo biết rút lui chờ thời cơ, quyết giành thắng lợi.
 - Cách đánh “Vườn không nhà trống”.
1Gv : nhận xét và kết luận.
* Giáo dục hs lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
II/ CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THƯ ÙHAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)
 1/ Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên:
- xâm lược Champa và Đại Việt để làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.
- Xâm lược Chăm Pa để làm cầu nối thơn tính Đại Việt.
* Diễn biến
 - Năm 1283, 1 vạn quân Nguyên - Toa Đô chỉ huy xâm lược Champa 
- Nhân dân Champa chiến đấu anh dũng à quân Nguyên phải cố thủ phía Bắc chờ phối hợp đánh Đại Việt.
 2/ Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần đã triệu hội nghị Bình Than gồm các vương hầu, quan lại để bàn kế hoạch đánh giặc.
- Cử Trần Quốc Tuấn làm chỉ huy cuộc kháng chiến. 
- Triệu tập hội nghị Diên Hồng gồm các bơ lão để bàn đánh – hịa.
- Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu.
3/ Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến
 * Diễn biến
- Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Đại Việt.
- Trần Hưng Đạo cho rút quân về Vạn Kiếp (Chí Linh - Hải Dương)à rút về Thăng Long, thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống“ rồi rút về Thiên Trường (Nam Định).
- Cùng một lúc, Toa Đô từ Champa đánh lên, quân Thoát Hoan đđánh xuống tạo thế gọng kìm à tiêu diệt chủ lực quân ta và bắt sống vua Trầnàthất bạiàđĩng quân ở Thăng Long để chờ tiếp viện.
- Tháng 5/1285 Quân ta phản cơng ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và tiến vào Thăng Longà quân Nguyên tháo chạy.
* Kết quả:
Hơn 50 vạn quân Nguyên bị đánh tan. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên kết thúc thắng lợi.
 4/ Tởng kết (5p)
1Gv: dùng lược đồ gọi hs lên củng cố
? Hãy trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 ( 1285 )
1 Hs : trình bày trên lược đồ theo nội dung vừa tìm hiểu (theo mục 3)
Gv nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm.
4.5/ Hướng dẫn học tập: (2p)
 Đối với tiết học này ø
- Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lấn thứ 2 ntn?
+Trình bày diễn biến và kết quả ?
 - Hoàn thành các bài tập STB. 
Đối với tiết học ở tiết sau 
- Xem trước phần III “Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần 3 ( 1287 - 1288)”/62
- Đọc và trả lời câu hỏi
+ Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ?
+ Chiến thắng Bặch Đằng 1288 ?
5/ PHỤ LỤC:
..

File đính kèm:

  • docBai_14_Ba_lan_khang_chien_chong_quan_xam_luoc_Mong__Nguyen_the_ki_XIII_Tiet_25_20150726_125803.doc