Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 19: Kiểm tra viết 1 tiết
* Ý nghĩa:
- Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh quyết định số phận của quân Tống xâm lược. (0,5điểm)
- Là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. (0,5điểm)
- Lý Thường Kiệt một tướng tài. Tên tuổi ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. (0,5điểm)
=> Cuộc kháng chiến thắng lợi vẻ vang. Quân Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ. (0,5điểm)
Ngày soạn: 20/10/2014 Ngày kiểm tra: 23 /10/ 2014 Tiết 19: KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT 1. MỤC TIÊU: a. Về kiến thức: Kiểm tra được kiến thức cơ bản về phần sử thế giới và sử Việt Nam chương I, II của học sinh qua bài kiểm tra. b. Về kỹ năng: Làm bài kiểm tra và vận dụng kiến thức vào việc tu dưỡng rèn luyện của h/s. c. Về thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông, nâng cao ý thức học tập và tu dưỡng. 2. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA * Ổn định tổ chức: 7A:…. /33 Vắng………………………. 7B: /20 Vắng………………………. 7C: /21 Vắng………………………. 7D: /11 Vắng………………………. * Hình thức kiểm tra: Tự luận * Thiết lập ma trận đề: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (câp độ thấp) Tổng TL TL TL Bài 6, Các quốc gia phong kiến ĐNÁ Tên các quốc gia phong kiến ĐNA Thời gian hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến ĐNA Số câu Số điểm C1:0,5. (1đ) C1:0,5 (1đ) 1 câu: 2đ Bài 9, Nước Đại Cồ Vệt thời Đinh-Tiền Lê Xác định được nội dung kinh tế nông nghiệp Sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp Tác dụng của cá chính sách nhà nước về nông nghiệp Số câu Số điểm C2: 0,25 (0,5đ) C2: 0,25 (0,5đ) C2: 0,5 (1đ) 1 câu: 2đ Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc XD đất nước. Sự thành lập nhà Lý Những việc làm của Lý Công Uẩn Số câu Số điểm C3: 0,5 (0,5đ) C3: 0,5 (0,5đ) 1 câu: 1đ Bài 11: Cuộc K.C chốngQ.X.LTống giai đoạn thứ hai(1076-1077) Xác định nội dung cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của cuộc kháng chiến chiến chống quân XL Tống giai đoạn thứ hai 1076-1077 Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của cuộc kháng chiến chiến chống quân XL Tống giai đoạn thứ hai 1076-1077 Giải thích được cách kết thúc chiến tranh độc đáo của Lý Thường Kiệt Số câu Số điểm C4: 0,37 (2đ) C4:0,37 (2đ) C4: 0,26 (1đ) 1 câu: 5đ Tổng 4 điểm 4 điểm 2 điểm 10 điểm *Nội dung đề theo ma trận: Câu 1 (2điểm): Trình bày sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông nam Á? Câu 2(2điểm): Thời Đinh - Tiền Lê đã làm gì để phát triển sản xuất nông nghiệp? Câu 3 (1điểm): Nhà Lý thành lập như thế nào? Câu 4 (5điểm): Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta (1076 - 1077)? Tại sao nói cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt là độc đáo? 3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1(2điểm): Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: Các quốc gia phong kiến Đông Nâm Á hình thành và phát triển từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: - Thế kỷ IX: Quốc gia Đại Việt, Chăm Pa, Cam-pu-chia bước vào thời kỳ Ăng - co huy hoàng. (0,5điểm) - Giữa Thế kỷ XI, hình thành và phát triển của vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma). (0,5điểm) - Thế kỉ XIII In-đô-nê-xi-a thống nhất dưới vương triều Mô-giô-Pa-hít (1213-1527) hùng mạnh. (0,5điểm) Thế kỷ XIII vương quốc Su-khô-thay thành lập (Thái Lan). Giữa thế kỷ XIV vương quôc Lạn Xạng ra đời (Lào) (0,5điểm) Câu 2- 2 điểm: Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê: - Thời Đinh – Tiền Lê ruộng đất trong nước thuộc quyền sở hữu của nhà vua, theo tập tục ruộng đất chia đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính, lao dịch cho nhà vua. (0,5điểm) - Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê về địa phương tổ chức lễ cày “tịch điền” và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất (0,5điểm) - Khai khẩn đất hoang được mở rộng; nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi vừa thuận lợi việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu. (0,5điểm) - Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển (0,5điểm) Câu 3(1điểm): - Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều đình Tiền Lê chấm dứt. - Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập. - Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu Thuận Thiên, quyết định rời đô về Đại La, đổi tên là thành Thăng Long. - Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Câu 5(5điểm): Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta(1076 - 1077)? Tại sao nói cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt là độc đáo? * Diễn biến: - Chờ mãi không thấy thuỷ quân đến, quân Tống nhiều lần tìm cách tấn công quân ta. Bị quân nhà Lý phản công mãnh liệt, mưu trí đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc. (0,5điểm) - Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố, phòng ngự; quân sỹ ngày một chán nản mệt mỏi, chết dần chết mòn. (0,5điểm) - Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch, bị đánh bất ngờ, quân Tống thua to "mười phần chết đến năm sáu", chúng lâm vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng. (0,5điểm) - Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hoà. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội rút quân về nước(0,5điểm) * Ý nghĩa: - Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh quyết định số phận của quân Tống xâm lược. (0,5điểm) - Là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. (0,5điểm) - Lý Thường Kiệt một tướng tài. Tên tuổi ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. (0,5điểm) => Cuộc kháng chiến thắng lợi vẻ vang. Quân Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ. (0,5điểm) * Cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt là độc đáo vì: Khi quân ta chiến thắng nhưng Lý Thường Kiệt vẫn chủ động giảng hòa với giặc. Đây là một cách kết thúc chiến tranh độc đáo của Lý Thường Kiệt – không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đã ở sức cùng, lực kiệt, mà kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa. (0,5điểm) - Để bảo đảm mối quan hệ giao bang hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh; không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo một nền hòa bình lâu dài. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. (0,5điêm) DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. 4. NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA * Về kiến thức: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..............................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Lich Su 7 Tiet 19.doc