Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2014-2015
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức :
2/ Kỹ năng :
3/ Tư tưởng :
II/ Chuẩn bị:
GV:
HS:
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra
A- ĐỀ BÀI:
I/ Trắc nghiệm: (4 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái đúng nhất.
1. Khu đền tháp Bô - rô - bu - đua nằm ở nước nào trong các nước sau?
A. In - đô - nê - xi - a C. Thái Lan
B. Cam - pu - chia D. Phi - líp - pin
2. Câu nói:"Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng" của ai và nói trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?
A. Do Trần Thủ Độ nói, trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống.
B. Do Do Trần Quốc Tuấn nói, trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên lần 2.
C. Do Lý Thường Kiệt nói, trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ.
D. Do Trần Quang Khải nói, trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên lần 2.
3. Quân đội nhà Lý gồm mấy bộ phận?
A. Ba bộ phận: Cấm quân, quân địa phương và quân nhà nước.
B. Ba bộ phận: Quân địa phương, quân chư hầu và quân du kích.
C. Hai bộ phận: Cấm quân, quân chư hầu.
D. Hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.
4. Cuối năm 1076, quân đội nhà Tống do các tướng nào chỉ huy vào xâm lược nước ta?
A. Do các tướng: Ngột Lương Hợp Thai và Triệu Tiết.
B. Do các tướng: Hốt Tất Liệt, Thoát Hoan và Hoà Mâu.
C. Do các tướng: Quách Quỳ, Triệu Tiết và Hoà Mâu.
D. Do các tướng: Quách Quỳ, Thoát Hoan và Hoà Mâu.
II/ Tự luận:(6 điểm)
1.Hãy trình bày những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? (2điểm)
2.Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên? (4 điểm).
hiệu nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần? -HS so sánh H.38 với H.26 (Thời Lý) (Nghệ thuật đạt tới độ tinh xảo, rõ nét hơn). -GV: ở lăng mộ vua và quý tộc Trần có nhiều con vật bằng đá chau chuốt, uy nghi... Chốt: Phát triển hơn thời Lý do sự quan tâm của nhà nước với những chính sách, biện pháp tốt. 1/Đời sống văn hoá. -Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân: Thờ tổ tiên, các anh hùng dân tộc. -Đạo Phật và nho giáo đều phát triển. Nho giáo phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước. -Các hình thức sinh hoạt văn hoá như: Ca hát, nhảy múa... rất phổ biến. -Tập quán sống giản dị. 2/Văn học. -Gồm văn học chữ Hán và chữ Nôm chứa đựng nhiều nội dung phong phú làm rạng rỡ văn hoá Đại Việt. 3/Giáo dục và KH - KT. *Giáo dục: -Trường học mở ra nhiều. -Các kì thi chọn người giỏi được tổ chức thường xuyên. -Lập ra Quốc Sử Viện. -Năm 1272, bộ "Đại Việt Sử Kí" ra đời. *Quân sự, Y học, KH - KT: -Đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: +Quân sự: Binh thư yếu lược ( TQT). +Y học: Nghiên cứu thuốc nam (Tuệ Tĩnh) +Thiên văn học. +Khoa học: Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền lớn... 4/Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. -Nhiều công trình kiến trúc có giá trị: Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô... -Nghệ thuật chạm khắc tinh tế. *Bài tập: HS chơi trò chơi tìm hiểu nội dung qua đặt câu hỏi (1 HS hỏi, 1 HS trả lời): Nội dung: -Chữ Nôm, chữ Hán. -Trường học nhiều. -"Đại Việt Sử Kí". -Kĩ thuật. -Tuệ Tĩnh. -Ca hát. D/ Củng cố - Dặn dò. -Học nội dung bài cũ. -Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của triều Trần cuối thế kỉ XIV. ....................................................................... Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 30: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV I/ Mục tiêu : 1/ Kiến thức : - Cuối thế kỉ XIV nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động - nhất là nông dân. nông nô, nô tì rất đói khổ, xã hội rối loạn. - Phong trào nông dân, nô tì nổ ra ở nhiều nơi. Điều đó chứng tỏ vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. Nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết. - Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Quí Ly. 2/ Kỹ năng : - Bồi dưỡng kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ khi học bài, biết đánh giá một nhân vật lịch sử. 3/ Tư tưởng : - Thấy được sự sa đoạ thối nát của tầng lớp quí tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, bởi vậy cần phải thay thế vương triều Trần để đưa đất nước phát triển. II/ Chuẩn bị: GV: - Lược đồ câm khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV. - Bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa (GV tự làm) HS: Trả lời các câu hỏi SGK. III/ Các bước lên lớp: A- ổn định. B - Kiểm tra: Nêu sự phát triển về đời sống văn hoá, giáo dục và KH - KT thời Trần đầu thế kỉ XIV? Tại sao lại có sự phát triển đó? C - Tiến trình lên lớp: *Mở bài: Vương triều Trần thành lập 1226, sau một thời gian dài rất vững mạnh đưa đất nước phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng đến cuói thế kỉ XIV đã bị suy sụp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đó?... I.Tình hình kinh tế xã hội. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 - HS đọc mục 1/SGK. H: Tình hình kinh tế nước ta ở cuối XIV như thế nào? Tại sao có điều đó? -GV: Cuối thế kỉ XIV nền kinh tế phát triển trở lại, xã hội tương đối ổn định. Để bù lại trong chiến tranh phải chịu khó khăn các vương hầu gia tăng tài sản của mình. - HS đọc phần chữ in nghiêng. * GV: +Vua Trần Dụ Tông bắt dân đào hồ lớn, chất đá làm núi, bắt dân chở nước mặn đổ vào hồ để nuôi hải sản. +Trần Khánh Dư nói"Tướng là chim ưng, dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng có gì lạ". Hoạt động 2 - GV giảng phần đầu SGK. - HS đọc phần chữ in nghiêng SGK/74 - GV giảng về hành động của Chu Văn An. H: Việc làm của Chu Văn An chứng tỏ điều gì? (Đặt lợi ích của nhân dân lên trên) - HS đọc chữ in nghiêng 3 SGK /75. H: Em có nhận xét gì về cuộc sống về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối XIV? *GV: Do bị bóc lột, nông dân và nô tỳ >< giai cấp thống trị đ họ vùng dậy đấu tranh. - GV dùng lược đồ câm Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV và dắn kí hiệu. - GV treo bảng tổng hợp các cuộc khởi nghĩa. - Yêu cầu HS lên bảng nêu tên, thời gian, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. H: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tỳ nửa sau XIV nói lên điều gì? Tại sao? (Thảo luận nhóm) H: Vì sao các cuộc khởi nghĩa này đều thất bại? *GV:Trước sự suy sụp của triều Trần, đầu thế kỉ XIV nhà Trần rất chú trọng sự phát triển kinh tế, văn hoá. Chốt: Tóm tắt lại tình hình kinh tế, xã hội nước ta sau thế kỉ XIV. 1/ Tình hình kinh tế. *Nguyên nhân: - Cuối thế kỉ XIV - nhà nước không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp. *Hậu quả: - Sản xuất gặp khó khăn, mất mùa, đói kém. - Nông dân bán ruộng đất, vợ con đ nô tì. 2/ Tình hình xã hội. - Vua quan ăn chơi sa đoạ. - Chăm Pa xâm lược, nhà Minh ra yêu sách. - Đời sống nhân dân cực khổ. *Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: TT Tên cuộc KN Thời gian Địa bàn KQ 1 Ngô Bệ 1344- 1360 Hải Dương Bị đàn áp 2 Ng. Thanh, Nguyễn Kỵ 1379 Thanh Hoá Bị thất bại 3 Phạm Sư Ôn 1390 Hà Tây Bị đàn áp 4 Nguyễn Nhữ Cái 1399- 1400 Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang Bị thất bại *Bài tập: 1. Xác định địa điểm hoạt động của các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV trên lược đồ trống. 2. Theo em, vì sao thời kì này lại nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân: A. Do nông dân bị bóc lột nặng nề. B. Do thiên tai, mất mùa. C. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa nông dân, nô tì với giai cấp thống trị. D. Do tranh giành quyền lợi giữa các phe phái trong triều. D/ Củng cố - Dặn dò. - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới: phần II/bài16. ...................................................................... Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 31: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiếp) I/ Mục tiêu : Tương tự tiết 30. 1/ Kiến thức : 2/ Kỹ năng : 3/ Tư tưởng : II/ Chuẩn bị: GV: Di tích thành nhà Hồ. HS: Trả lời các câu hỏi SGK. III/ Các bước lên lớp: A- ổn định. B - Kiểm tra: Nêu tình hình xã hội triều Trần cuối thế kỉ XIV? C - Tiến trình lên lớp: *Mở bài: ở tiết trước chúng ta đã biết vào cuối thế kỉ XIV - nhà Trần đã suy sụp, xã hội Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hồ Quý Ly đã lật đổ nhà Trần, thành lập nhà Hồ và thực hiện nhiều cải cách. Vậy những cải cách của Hồ Quý Ly có nội dung gì? Có tiến bộ và hạn chế ra sao? đó chính là nội dung chính của bài học hôm nay. II/ Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 - HS đọc mục 1/SGK. H: Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào? (GV phân tích từng hoàn cảnh qua nội dung tiết 30) *GV: Cuối thế kỉ XIV - cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra trước tình hình nhà nước suy yếu, làng xã tiêu điều...Lúc đó, nhà Trần không đủ sức cai trị. Hồ Quý Ly đã phế truất vua Trần - lên làm vua. *HS đọc chữ in nghiêng SGK. Hoạt động 2 *GV:Xuất thân trong gia đình quan lại, có hai người cô lấy vua Hồ quý Ly, giữ chức vụ cao cấp nhất (Đại vương). Trước tình hình nhà Trần lung lay ông quyết tâm thực hiện các biện pháp cải cách trên nhiều lĩnh vực. - HS đọc mục 2/SGK. H: Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly? H: Tại sao Hồ Quý Ly lại bỏ những quan lại họ Trần? (Sợ bị lật đổ ngôi vị) - HS đọc chữ in nhỏ/78 H: Việc thăm hỏi nhân dân có ý nghĩa gì? - HS đọc chữ in nghiêng SGK. H: Mục đích của chính sách hạn chế nô tì, hạn điền để làm gì? (giảm nô tì trong nước, tăng số người sản xuất cho xã hội) *GV liên hệ: - Triều Lý ở Thăng Long có 1000 sư. - Triều Tiền Lê có Đại sư Đỗ Thuận, Ngô Chân Lưu... - HS đọc chữ in nghiêng đ Cải cách giáo dục trên có tác dụng thay đổi chế độ cũ. *GV: Làm sổ hộ tịch tăng quân số. Chế tạo súng và làm lâu thuyền. Chu vi 4km bằng đá nặng từ 10 - 16 tấn. - HS quan sát tranh: thành nhà Hồ (Thanh Hoá) H: Nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của nhà hồ? (thể hiện sự kiên quyết bảo vệ tổ quốc) H: Em có nhận xét gì về các cải cách của nhà Hồ? Nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách này? (Thảo luận nhóm) - Tác dụng: ổn định tình hình đất nước, hạn chế tập trung ruộng vào tay quý tộc, địa chủ làm suy yếu thế lực họ Trần, tăng thu nhập nhà nước. - Hạn chế: một số chính sách không phù hợp và không được lòng dân. Chốt: Khoảng 6 - 7 năm, Hồ quý Ly cải cách mọi mặt đối với đất nước. Hoạt động 3 H: Vì sao các chính sách đó không được nhân dân ủng hộ? - Chưa đảm bảo chính sách quyền tự do của nhân dân. - Đều đụng chạm đến quyền lợi của các tầng lớp. *GV: Mặc dù còn nhiều hạn chế, cải cách của Hồ Quý Ly là cải cách lớn liên quan đến toàn xã hội. H: Em có nhân xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly? Tại sao Hồ Quý Ly lại làm được như vậy? (nhà Trần yếu đ cần thay đổi; Đứng trước sự xâm lược của giặc đ không cải cách thì không chống giặc được). 1/ Nhà Hồ thành lập (1400). *Hoàn cảnh: - Năm 1400, nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng, giặc ngoại xâm đe doạ. Hồ Quý Ly lên ngôi, lập ra nhà Hồ. 2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly. *Chính trị: - Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần. - đổi tên một số đơn vị hành chính. - Cử các quan triều đình thăm hỏi đời sống nhân dân. *Kinh tế: - Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. *Xã hội: - Thực hiện chính sách hạn nô. *Văn hoá, giáo dục: - Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. - Sửa đổi quy chế thi cử, học tập. *Quốc phòng: - Tăng cường quân số. - Chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu. - Xây thành kiên cố. 3/ ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly. *Tác dụng: - góp phần hạn chế, tập trung ruộng đất vào giai cấp quý tộc, địa chủ. - Làm suy yếu thế lực nhà Trần. - Tăng nguồn thu nhập cho đất nước, ổn định xã hội. *Hạn chế: - Các chính sách chưa triệt để, phù hợp với tình hình thực tế và chưa hợp lòng dân. *Bài tập: Tại sao khi lên nắm quyền cao nhất trong triều, Hồ Quý Ly phải thực hiện cuộc cải cách toàn diện? A. Vì muốn xoá bỏ mọi thành quả của nhà Trần. B. Vì Đại Việt lầm vào khủng hoảng. C. Vì đời sống nhân dân khổ cực, triều đình rối ren, kinh tế kiệt quệ. D. Vì nguy cơ giặc ngoại xâm đe doạ. E. Tất cả các nguyên nhân trên. D/ Củng cố - Dặn dò. - Học bài cũ. - Trả lời các câu hỏi ôn tập chương. .......................................................................... Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 32: Ôn tập chương II và III I/ Mục tiêu : 1/ Kiến thức : - Củng cố kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ (1009 - 1400) - Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ. 2/ Kỹ năng : - Biết sử dụng bản đồ, quan sát, phân tích tranh ảnh, lập bảng thống kê, trả lời câu hỏi. 3/ Tư tưởng : - Củng cố, nâng cao cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường của dân tộc, biết ơn tổ tiên, noi gương và học tập. II/ Chuẩn bị: GV: -Lược đồ nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ. -Lược đồ kháng chiến chống Tống, Mông - Nguyên. -Tranh ảnh về văn hoá, nghệ thuật thời Lý, Trần, Hồ. -Phiếu học tập. HS: Trả lời câu hỏi SGK. III/ Các bước lên lớp: A- ổn định. B - Kiểm tra: C - Tiến trình lên lớp: *Mở bài: Từ thế kỉ XI - XV, ba triều đại Lý, Trần, Hồ thay nhau lên nắm chính quyền. Đó là giai đoạn lịch sử hoà hùng vẻ vang của dân tộc ta. Nhìn lại cả một chặng đường lịch sử, chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử hào hùng ấy. I/Nội dung ôn tập. Triều đại Chống XL T/gian L2 quân XL Đường lối chống giặc Tấm gương Ng. nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử Lý Tống T10/1075 đ T3/1077 Gđ2:10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa chiến,20 vạn dân phu. -Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách của ta. +Gđ1: Tiến công trước để tự vệ. +Gđ2: Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt. Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Tông Đản, Hoàng Tử Chân... -Đoàn kết dân tộc. -Chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt. -Kết thúc chiến tranh đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. -Khẳng định nền độc lập dân tộc. Trần Mông - Nguyên. Gđ1 Gđ2 Gđ3 -T1/1258 đ 29/1/1258. -T1/1285 đ T6/1285. -T12/1287 đ T4/1288 -3 vạn -50 vạn -30 vạn -Chính sách "vườn không nhà trống". -Tiêu hao sinh lực địch, rồi tổ chức phản công, giải phóng Thăng Long. -Tiêu diệt thuyền lương đ phản công ở sông Bạch Đằng. -Trần Thủ Độ. -Trần Quốc Tuấn,Trần Quốc Toản. -Trần Khánh Dư -Sự ủng hộ của nhân dân. -Chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của người chỉ huy. -Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên. -Bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. - HS thảo luận nhóm, điền vào bảng thống kê. - GV treo lược đồ kháng chiến chống Tống, Mông - Nguyên đ HS trình bày diễn biến (Qua mỗi triều đại HS thảo luận về trách nhiệm của mình với những thành quả mà cha ông ta đã đạt được) II/Bài tập: GV phát phiếu bài tập: Nước Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ với các thành tựu nổi bật. Nội dung Thời Lý Thời Trần - Hồ Nông nghiệp Thủ công nghiệp Thương nghiệp Văn hoá Giáo dục Khoa học - nghệ thuật D/ Củng cố - Dặn dò. -Ôn tập nội dung đã học. -Tìm hiểu cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV. ......................................................................... Ngày soạn : Ngày giảng : chương IV: đại việt thời lê sơ (thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI) Tiết 33: Cuộc kháng chiến của nhà hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân minh đầu thế kỉ XV I/ Mục tiêu : 1/ Kiến thức : - Nắm được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm không dựa vào nhân dân. - Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV. 2/ Kỹ năng : - Sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học. 3/ Tư tưởng : - Nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc. II/ Chuẩn bị: GV: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV. HS: Trả lời các câu hỏi SGK. III/ Các bước lên lớp: A- ổn định. B - Kiểm tra: C - Tiến trình lên lớp: *Mở bài: Cuối năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nhưng thực chất là cướp nước ta, nhà Minh đã huy động hàng chục vạn quân tràn vào xâm lược Đại Việt. Nhân dân Đại Việt đã chiến đấu ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 *GV nhắc lại tranh thành Tây Đô: có chu vi 4km xây bằng đá nặng 10 - 16 tấn. Năm 1405, nạn đói xảy ra, nhà hồ gặp nhiều khó khăn, nhân cơ hội đó nhà Minh tràn vào xâm lược nước ta. H: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao? - GV giảng phần đầu SGK. - GV dùng lược đồ câm các cuộc khởi nghĩa đánh dấu (kí hiệu) diễn biến. H: Vì sao cuộc kháng chiến nhà Hồ nhanh chóng thất bại? (không thu hút toàn dân tham gia, sức mạnh của toàn dân; dường lối đánh giặc sai lầm) *Hồ Nguyên Trừng nói: "Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo". H: Nhắc lại đường lối đánh giặc của nhà Trần trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. So sánh với đường lối đánh giặc của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh? Chốt: Sau khi thất bại nhà Hồ, nhà Minh đã thiết lập chính quyền thống trị trên đất nước ta với các chính sách áp bức hà khắc. Hoạt động 2 - GV giảng theo SGK. *Giải thích: + Quốc hiệu: tên chính thức của một nước đặt trong một thời kì lịch sử nhất định. + Ngu dân (chính sách): giữ nhân dân trong tình trạng dốt nát dễ áp bức. + Đồng hoá: làm mất đạo đức truyền thống dân tộc. - HS đọc phần chữ in nghiêng trong SGK. - GV đọc một đoạn ghi lại tội ác của giặc Minh trong tác phẩm "Bình Ngô đại cáo". + Nhắc lại tội ác của giặc Mông - Nguyên trong tác phẩm "Hịch tướng sĩ" - Trần Quốc Tuấn. H: hãy nhận xét về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta? (thâm độc, tàn bạo) H: Các chính sách cai trị đó nhằm mục đích gì? (bắt nhân dân ta lệ thuộc để đồng hoá, nô dịch) Hoạt động 3 - GV giảng phần đầu SGK. - HS đọc phần chữ in nghiêng. H: Nguyên nhân nào dân tới sự bùng nổ của các quý tộc nhà Trần? - GV giới thiệu về Trần Ngỗi: Là con cháu của vua Trần Nghệ Tông. *Giải thích: Minh chủ: người đứng đầu sáng suốt (ý ca ngợi) - GV trình bày diễn biến theo SGK và xác định trên lược đồ - gắn kí hiệu. GV: Trần Ngỗi giết hai vị tướng giỏi Đặng Tất, Cảnh Chân. *Kết quả: Tướng giặc Trương Phụ đưa 5 vạn quân tấn công bản doanh Trần Ngỗi - bỏ chạy đ Ninh Bình bị bắt. *Yêu cầu HS lên bảng trình bày lại diễn biến. - GV trình bày diễn biến và gắn kí hiệu trên lược đồ câm. Kết quả: Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Cảnh Di bị bắt. - HS trình bày vắn tắt diễn biến. H: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa này? (thảo luận nhóm) H: ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa? 1/ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ. *Lí do: - quân Minh mượn cớ khôi phục nhà Trần để đô hộ nước ta. *Diễn biến: Quân Minh Nhà Hồ -Lực lượng: 20 vạn quân, chục vạn dân phu (Trương Phụ chỉ huy) đ chiếm Lạng Sơn. đ 22/1/1407 đánh Đa Bang chiếm Đông Đô đ T4/1407 tấn công Tây Đô. đ lui về bờ Nam sông Nhị, cố thủ ở Đa Bang (Hà Tây). đ lui về Tây Đô (Thanh Hoá) *Kết quả: Tháng 6/1407 Hồ Quý Ly bị bắt. 2/ Chính sách cai trị của nhà Minh. *Chính trị: - xoá bỏ quốc hiệu nước ta, sát nhập vào Trung Quốc. *Kinh tế: - Đặt ra hàng trăm thứ thuế. - Bắt trẻ em, phụ nữ về Trung Quốc làm nô tì. *Văn hoá: - Thi hành chính sách đồng hoá ngu dân. - Bắt nhân dân ta bỏ phong tục tập quán của mình. 3/ Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần. *Nguyên nhân: *Các cuộc khởi nghiã tiêu biểu: a/ Khởi nghĩa Trần Ngỗi: - Tháng 10/ 1407, Trần Ngỗi lên làm minh chủ. - Tháng 12/ 1408 đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bô Cô (Nam Định) - Kết quả: Năm 1409 cuộc khởi nghĩa thất bại. b/ Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1414) - Năm 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi lấy hiệu Trùng Quang đế. - Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hoá đ Hoá Châu. Quân Minh Nghĩa quân -Giữa 1411, đánh Thanh Hoá. -Tháng 8/1413 đánh Thuận Hoá. rút về Thuận Hoá. tan rã. - Kết quả: Năm 1413 cuộc khởi nghĩa bị thất bại. *ý nghĩa: Nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta. *Bài tập: 1/Sau khi kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nhân dân ta đã nổi dậy khởi nghĩa. Em hãy thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Tên các cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa điểm ... ... ... 2/Hai câu thơ "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ". -Hai câu thơ nói về tội ác của quân xâm lược nào: Tống, Mông - Nguyên hay Minh? -Hai câu thơ được trích trong bài: Hịch tướng sĩ hay Bình ngô đại cáo? -Của tác giả: Trần Quốc Tuấn hay Nguyễn Trãi? D/ Củng cố - Dặn dò. -Học nội dung bài cũ. -Ôn chương III, giờ sau làm bài tập lịch sử. ......................................................................... Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 34: làm bài tập lịch sử I/ Mục tiêu : 1/ Kiến thức : -Hệ thống và khái quát lại kiến thức lịch sử qua các bài tập lịch sử giai đoạn thế kỉ XIII - XIV thời Trần, Hồ. 2/ Kỹ năng : -Rèn kĩ năng lựa chọn, phân tích. 3/ Tư tưởng : -Tự hào về truyền thống đánh giặc cứu nước của cha ông cùng với các thành tựu văn hoá đáng trân trọng. II/ Chuẩn bị: GV: -Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Trần, Lý. -Bảng phụ. HS: Làm các bài tập trong chương III. III/ Các bước lên lớp: A- ổn định. B - Kiểm tra: C - Tiến trình lên lớp: *Mở bài: I/Triều Trần. Phương pháp: -GV đưa ra các bài tập (ở bảng phụ). -HS thảo luận làm bài tập. Bài1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước triều Trần và so sánh với bộ máy nhà nước triều Lý. -GV treo sơ đồ bộ máy của 2 nhà nước triều Trần, triều Lý và củng cố. Bài 2: Thái độ cương quyết chống giặc của nhà Trần là: A. Bắt giam sứ giả Mông cổ. B. Ban lệnh chuẩn bị kháng chiến
File đính kèm:
- Giao an su 7 nam 2014 2015.doc