Giáo án Lịch sử 7 - Học kì II

Tiết 49 – Bài 23: KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI – XVIII

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

• Sự khác nhau của kinh tế và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

• Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra và kéo dài nhưng kinh tế có nhưng bước tiến đáng kể, đặc biệt là đàng trong.

• Nhưng nét lớn về mặt văn hóa của đất nước, những thành tựu văn học nghệ thuật của ông cha ta, đặc biệt là văn nghệ dân gian.

2. Tư tưởng

Tôn trọng ý thức giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật của ông cha ta, thể hiện sức sống tinh thần của dân tộc.

3. Kĩ năng

• Nhận biết được các địa danh trên bản đồ Việt Nam

• Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ TK XVI – TK XVIII.

II/ Chuẩn bị.

1. GV: - giáo án, sgk. Hệ thống câu hỏi

 - Phương pháp: A : Nêu vấn đề, trực quan, gợi mở, vấn đáp

 B: trực quan, gợi mở, vấn đáp

 2. HS: soạn và học bài

III/ Tiến trình dạy - học.

 1/ Ổn định.

 2/ Kiểm tra bài cũ.

• Thuật lại cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn.

• Phân tích hậu quả của 2 cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều, Trịnh – Nguyễn?

3. Bài mới

 Chiến tranh liên miên giữa 2 thế lực phong kiến Trịnh – Nguyễn gây biết bao tổn hại, đau thương cho dân tộc. Đặc biệt, sự phân chia cát cứ kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Tình hình kinh tế văn hóa có đặc điểm gì?

 

doc100 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân đinh tăng 126.857 suất .
- Số ruộng đất tăng 265.507 mẫu .
- Đặt phủ Gia Định, mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên. 
- Lập thôn xóm mới ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Gồm 2 dinh:
+ Dinh Trấn Biên ( Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước).
+ Dinh Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh).
- chỉ bản đồ.
- Lợi dụng thành quả lao động để chống đối lại họ Trịnh, song những biện phát chúa Nguyễn thi hành có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh (nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng suất lúa rất cao).
- > Hình thành tầng lớp địa chủ lớn chiếm đoạt ruộng đất. Nhưng nhìn chung đời sống nhân dân vẫn ổn định.
- Đàng Ngoài ngừng trệ.
- Đàng Trong cịn pht triển .
- Dệt lụa, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, ...
- Làng thủ công mọc lên ở nhiều nơi ( sgk đ ghi r ).
- Hai chiếc bình cốm rất đẹp: men trắng ngà, hình khối v đường nét hài hoà cân đối. Đây là 1 trong sản phẩm được người nước ngoài rất thích
- Gốm Bát Tràng, phường Yên Thái, phường Nghi Tàm, ...
HS trả lời theo hướng dẫn của GV
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị .
-> Việc buông bán trao đổi hàng hoá rất phát triển .
HS đọc “1 số người phương Tây ...”
- Đẹp, sạch, lát gạch .
- Phố phường xếp theo nghành hàng .
-> Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân châu Á, châu Âu vào buôn bán, mở cửu hàng ® để nhờ họ mua vũ khí .
- Về sau: hạn chế ngoại thương.
-> Vì đây là trung tâm buôn bán trao đổi hàng hoá.
- Gần biển thuận lợi cho các thuyền buôn nước ngoài.
- Phố xá đông đúc, tấp nập, nhôn nhịp; thuyền bè qua lại đông đúc, thuận lợi và rất gần bờ.
- > Họ sợ người phương Tây có ý đồ xâm chiếm nước ta.
1. Nông nghiệp :
- Đàng Ngoài:
+ Kinh tế nông nghiệp giảm sút .
+ Đời sống nông dân đói khổ .
- Đàng Trong:
+ Khuyến khích khai hoang.
+ Đặt phủ Gia Định, lập làng xóm mới .
2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán. 
- Thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện các làng thủ công .
- Thương nghiệp:
+ Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị.
+ Hạn chế ngoại thương .
 4. Củng cố.
 - Nhận xét chung về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI – TK XVIII?
 - Đánh dấu vị trí các làng thủ công nổi tiếng, các đô thị quan trọng ở Đàng Ngoài và Đàng Trong?
 5. Dặn dò.
 - Học thuộc bài học .
 - Chuẩn bị bài tập trong sách bài tập .
IV/ Rút kinh nghiệm.
Tổ trưởng kí duyệt tuần 25
Đặng Thế Vĩnh
Ngày soạn Tuần 26 Tiết 49
Tiết 49 – Bài 23: KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI - XVIII
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Tuy Nho giáo vẫn được chính quyền PK đề cao, nhưng nhân dân trong làng xã luôn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hóa truyền thông của dân tộc.
- Đạo Thiên chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân châu Âu đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các Nho sĩ.
2. Tư tưởng: Hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.
3. Kĩ năng: 
- Mô tả một lễ hội hoặc một vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội ở làng mình.
II/ Chuẩn bị.
1. GV: - giáo án, sgk. Hệ thống câu hỏi
 - Phương pháp: A : Nêu vấn đề, trực quan, gợi mở, vấn đáp 
 B: trực quan, gợi mở, vấn đáp
 2. HS: soạn và học bài
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 - Nhận xét chung về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI – TK XVIII?
 - Đánh dấu vị trí các làng thủ công nổi tiếng, các đô thị quan trọng ở Đàng Ngoài và Đàng Trong?
 3. Bài mới. II. VĂN HÓA
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
Ghi bảng
Hoạt động 1
Hỏi: Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo nào?
7A? Nói rõ sự phát triển của các tôn giáo ?
7A? Vì sao Nho giáo lúc này không còn chiếm địa vị độc tôn ?
Hỏi: Ở thôn quê có những hình thức tư tưởng sinh hoạt như thế nào ?
Hỏi: Kể tên 1 số lễ hội mà em biết ?
(Hs tự trả lời theo hướng dẫn của giáo viên)
Hỏi: Quan sát H.53, bức tranh miêu tả cái g ?
Hỏi: Hình thức sinh hoạt văn hoá có tác dụng gì?
Hỏi: Câu ca dao “ Nhiễu điều ... “ nói lên điều gì ? 
7A? Kể về 1 số câu ca dao có nội dung tương tự ?
Hỏi: Đạo Thiên chúa bắt nguồn từ đâu ? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta ?
Hỏi: Thái độ của chính quyền Trịnh – Nguyễn đối với đạo Thiên chúa ?
Hoạt động 2
Hỏi: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
GV nhấn mạnh vai trò của Alêchxăng đơ Rốt .
7A? Vì sao trong 1 thời gian dài, chữ Quốc ngữ không được sử dụng ?
7A? Theo em, chữ Quốc ngữ ra đời đóng vai trò trong quá trình phát triển văn hoá Việt Nam ?
Hoạt động 3
Hỏi: Văn học giai đoạn này gồm mấy bộ phận ?
Hỏi: Kể tên những thành tựu văn học nổi bật ?
GV nhấn mạnh bộ sử bằng thơ Nôm “ Thiên Nam ngữ lục “ dài hơn 8000 câu, rất giá trị. Đây là bộ diễn ca lịch sử có tinh thần dân tộc sâu sắc, sử dụng nhiều câu ca dao tục ngữ .
Hỏi: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hoá dân tộc ?
Hỏi: Các tác phẩm bằng chữ Nôm tập trung phản ánh nội dung gì ?
Hỏi: Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nào ?
Hỏi: Nhận xét vai trò của họ đối với sự phát triển văn học dân tộc ?
Hỏi: Em có nhận xét gì về văn học dân gian thời kì này ? ( thể loại, nội dung ).
Hỏi: Nghệ thuật dân gian gồm mấy loại hình ? 
Hỏi: Những thành tựu của nghệ thuật điêu khắc ?
Hỏi: Quan sát H.54 và nhận xét ?.
Hỏi: Kể tên 1 số loại hình nghệ thuật dân gian mà em biết ?
Hỏi: Nội dung của nghệ thuật chèo, tuồng là gì ?
Giảng: Văn học, nghệ thuật dân gian trong thế kỉ XVII, XVIII đã phát triển mạnh, có nhiều thành tựu quí báu. Đó là sự trỗi dạy mạnh mẽ sức sống tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ chống lại ý thức hệ phong kiến Nho giáo.
- Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Sau thêm Thiên chúa giáo .
- Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lực quan lại.
- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi .
- Các thế lực phong kiến tranh giành địa vị .
- Vua Lê trở thành bù nhìn .
- Hội làng: là hình thức sinh hoạt phổ biến lâu đời trong lịch sử .
- > kể tên.
- Buổi biểu diễn võ nghệ tại các hội làng .
- Hình thức phong phú, nhiều thể loại: đấu kiếm, đua ngựa, thi bắn cung...
- Biểu diễn nghệ thuật (3 người ở góc bên trái đang thổi kèn đánh trống) thể hiện nét vui tươi, tinh thần lạc quan yêu đời .
- Thắt chặt tinh thần đoàn kết .
- Giáo dục về tình têu quê hương đất nước .
- Lời dạy người dân một nước phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau .
 - Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn .
 - Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .
- Bắt nguồn từ châu Au .
- Thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn truyền bá đạo Thiên chúa .
- Không hợp với các cai trị dân nên tìm cách ngăn cấm .
- Mục đích: truyền đạo .
- Giai cấp phong kiến không sử dụng .
® Giai cấp phong kiến bảo thủ, lạc hậu .
- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi, hoàn thiện chữ Quốc ngữ nên chữ viết tiện lợi, khoa học, là công cụ thông tin rất thuận tiện, vai trò quan trọng trong văn hoá viết .
- 2 bộ phận:
+ Văn học bác học .
+ Văn học dân gian
- Văn học chữ Nôm rất phát triển ( truyện thơ... ).
- Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình .
- Nền văn học dân tộc sáng tác bằng chữ Nôm không thua kém bất cứ một nền văn học nào khác .
- Thể hiện ý chí tự lập tự cường của dân tộc .
- Ca ngợi hạnh phúc con người, tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát ca triều đình phong kiến .
- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ. 
- Hs đọc phần in nghiêng trong sgk .
- Là người có tài, yêu nước thương dân, thơ văn mang tính triết lý sâu xa. Các tác phẩm của họ là di sản văn hoá dân tộc.
- Nhiều thể loại phong phú: truyện Nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát .
- Nội dung: phản ánh tinh thần, tình cảm lạc quan yêu thương con người của nhân dân lao động .
- Có 2 loại hình:
+ Điêu khắc .
+ Sân khấu .
- Nét chạm trổ đơn giản, dứt khoát .
- Bức tượng do nghệ nhân Trương Văn Thọ tạo ra năm 1655. Tượng cao 3 mét 7, rộng 2 mét , khuôn mặt đẹp, cân đối hài hoà, giữa mỗi tay là 1con mắt, đầu đội mũ hoa sen
- Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng, ...
- Phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng đầy lạc quan.
- Lê án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người .
1. Tôn giáo.
- Nho giáo: vẫn duy trì, phổ biến .
- Phật giáo, Đạo giáo phát triển .
- Cuối thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên chúa .
2. Sự ra đời chữ Quốc ngữ.
- Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La tinh ghi âm Tiếng Việt. 
3. Văn học và nghệ thuật dân gian.
a) Văn học:
- Văn học chữ Nôm phát triển .
- Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ .
- Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú .
- Nghệ thuật dân gian phát triển .
- Nghệ thuật điêu khắc:
+ Điêu khắc gổ.
+ Phật Bà Quan Am .
- Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng,...
 4. Củng cố.
 - Văn hoá nước ta thế kỉ XVI – XVIII, có những gì nổi bật?
 - Vì sao nghệ thuật dn gian thời kì ny pht triển cao?
 5. Dặn dò:
 Học bài, soạn bài tiếp theo.
IV/ Rút kinh nghiệm. 
Ngày soạn Tuần 26 Tiết 50
Bài 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: hs biết được 
- Sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến Đàng Ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất, đời sống nhan dân khổ cực, đói kém lưu vong.
- Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước PK, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất.
2.Tư tưởng: 
- Thấy rõ sức mạnh quật khởi của của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống
 áp bức bóc lột của nhân dân ta.
3. Kĩ năng: 
- Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân.
II/ Chuẩn bị.
1. GV: - giáo án, sgk. Hệ thống câu hỏi
 - Phương pháp: A : Nêu vấn đề, trực quan, gợi mở, vấn đáp 
 B: trực quan, gợi mở, vấn đáp
 2. HS: soạn và học bài
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 - Văn hố nước ta thế kỉ XVI – XVIII, có những gì nổi bật?
 - Vì sao nghệ thuật dn gian thời kì này phát triển cao?
 3. Bi mới.	
HĐGV 
HĐHS
Ghi bảng
Hoạt động 1
7A? Nhận xét về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa TK XVIII?
- Nhấn mạnh: từ tầng lớp vua chúa, quan lại cho đến bọn hoạn quan đều ra sức an chơi hưởng lạc, phè phỡn, không còn kĩ cương phép tắc.
? Chính quyền phong kiến mục nát dẫn đến hậu quả gì?
? Nhân dân phải chịu cảnh tô thuế nặng nề, bất công như thế nào?
? Đời sống nhân dân như thế nào?
è Nhấn mạnh: đây là nét đen tối trong bức tranh lịch sử nửa sau thế kỉ XVIII.
Hoạt động 2
? Trước cuộc sống cực khổ ấy nhân dân có thái độ như thế nào?
- GV đưa lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII.
- Giải thích kí hiệu: các con số để chỉ cuộc khởi nghĩa được gọi theo tên thủ lĩnh. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng.
- Giáo viên giới thiệu lần lượt các cuộc khởi nghĩa (nói ngắn gọn gồm niên đại, tên thủ lĩnh và nơi hoạt động).
? Nhìn trên bản đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng Ngoài?
- GV tường thuật: cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng và khí thế của nông dân vào những năm 40 của TK XVIII.
- GV chỉ vùng Hải Hưng – giới thiệu về quê hương của Nguyễn Hữu Cầu. Sau đó, chỉ địa bàn hoạt động ở vùng đồng bằng Hải Dương, Hải Phòng, Kinh Bắc, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An . Khẩu hiệu là “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo“ được dân nghèo khắp nơi ủng hộ.
- Đến khởi nghĩa Hoàng Công Chất: GV chỉ vào vùng Sơn Nam rồi tường thuật của nghĩa quân; giải thích lí do nghĩa quân chuyển lên vùng miền núi Tây Bắc hoạt động (do bị quân Trịnh đàn áp).
7A? Thảo luận: Việc nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động có ý nghĩa gì?
? Nguyên nhân thất bại?
? Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa trên?
- Mục nát đến cực độ.
+ Vua Lê là bù nhìn.
+ Chúc Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc.
+ Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân.
- Sản xuất nông nghiệp đình đốn.
- Đê diều vỡ liên tục, mất mùa, lụt lội thường xuyên xảy ra.
- Nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút.
- > Vì không đủ nộp thuế mà phải bần cùng bỏ cả nghề nghiệp (vì thuế sơn mà phải chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi...)
- Nhân dân bị dẩy tới mức đường cùng.
+ Hàng chục vạn nông dân chết đói, đặc biệt năm 1740 – 1741 người chết đói nằm ngổn ngang, sống sót không còn một phần mười.
+ Nhân dân bỏ làng phiêu tán khắp nơi.
- > Vùng lên đấu tranh, các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp. 
- Lan rộng khắp đồng bằng và miền núi.
- HS: Chú ý.
- Học sinh thảo luận.
- Đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào là tinh thần đoàn kết giữa nông dân miền xuôi và miền núi.
- Các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn.
- > Chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lay.
- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
- Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
1. Tình hình chính trị.
 a. Chính quyền phong kiến.
- Mục nát đến cực độ (phủ chúa quanh năm hội hè, tệ nạn tham ô công khai, cường hào, địa chủ hà hiếp dân).
- Tăng thuế, mất mùa xảy ra liên tiếp ® hàng chục vạn nông dân chết đói, mất mùa xảy ra liên tiếp.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn.
- Địa bàn hoạt động: lan rộng khắp đồng bằng và miền núi.
-
 Tiêu biểu: khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.
- Ý nghĩa:
+ Chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lay.
+ Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
+ Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
 4. Củng cố.
 - Vì sao thế kỉ XVI – XVII diễn ra nhiều cuộc nổi dậy của nông dân?
 - Chỉ địa điểm các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ?
 - Các cuộc khởi nghĩa đó có tác động như thế nào tơi xã hội nước ta thời?
 5. Dặn dị.
 Học thuộc bài học, xem bài mới. 
IV/ Rút kinh nghiệm.
Tổ trưởng kí duyệt tuần 26
Đặng Thế Vĩnh
Ngày soạn Tuần 27 Tiết 51
Tiết 51 – Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
I/ Mục tiêu.
 1. Kiến thức
- Từ giữa Tk XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong ngày càng suy yếu, mục nát, nông dân và các tầng lớp bị trị sôi sục oán giận, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh đó .
- Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 Đến năm 1789.
2. Tư tưởng
 Học sinh thấy được sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
3. Kỹ năng
 Sử dụng lược đồ, kết hợp tường thuật sự kiện
II/ Chuẩn bị.
1. GV: - giáo án, sgk. Hệ thống câu hỏi
 - Phương pháp: A : Nêu vấn đề, trực quan, gợi mở, vấn đáp 
 B: trực quan, gợi mở, vấn đáp
 2. HS: soạn và học bài
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 - Vì sao thế kỉ XVI – XVII diễn ra nhiều cuộc nổi dậy của nông dân?
 - Chỉ địa điểm các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ?
 - Các cuộc khởi nghĩa đó có tác động như thế nào tơi xã hội nước ta thời?
 3. Bài mới. I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN.
HĐGV 
HĐHS
Ghi bảng
Hoạt động 1
? Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu và mục nát?
? Còn đời sống nông dân thì sao?
7a ? Đời sống của nông dân Đàng Trong có gì khác với nông dân Đàng Ngoài? Vì sao?
? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?
- Giảng: Phong trào nông dân Đàng Trong ở giai đoạn này phát triển mạnh, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra (cuộc khởi nghĩa do 1 người tên Lành cầm đầu nổ ra 1695 ở Quãng Ngãi); cuộc khởi nghĩa của Lý Văn Quang ở Đông Phố (Gia Định 1747). Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía.
? Một vài nét tiêu biều về Chàng Lía?
7A? Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 2
? Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn?
? Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì?
GV giới thiệu về căc cứ Tây Sơn.
? Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa đại bản doanh xuống Tây Sơn hạ đạo?
? Những lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa?
7A? Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn?
- > Chính quyền nặng nề phức tạp vì số lượng quan lại tăng quá mức; quan lại tuyển dụng bằng mua bán (tiền + lễ vật).
- Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành. 
-> Bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất.
- Nhân dân phải nộp thuế, nộp lâm thổ sản quý .
Học sinh thảo luận:
- > Nông dân Đàng Trong sống cơ cực như nông dân Đàng Ngoài.
- Vì nông dân 2 miền đều bị giai cấp phong kiến bóc lột thậm tệ.
- > Nỗi bất bình ngày càng nâng cao. Họ sẽ vùng dậy đấu tranh. 
- Giáo viên đọc những câu ca, lời vè ca tụng chàng Lía.
- > Tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn.
-> Báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
- HS trả lời theo SGK.
- Xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân.
- Khẩu hiệu “Lấy của người giàu chia cho người nghèo” 
- Lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa .
- > Địa bàn gần vùng đồng bằng.
 Đồng bào Chăm, đồng bào Ba Na .
- Nông dân nghèo, thợ thủ công, thương nhân .
Học sinh thảo luận:
Lực lượng đông, trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho người nghèo.
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII.
 a. Tình hình xã hội.
-> Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.
- Đời sống nông dân cơ cực.
 b. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía.
- Nổ ra ở Truông Mây ( Bình Định).
- Chủ trương:
“Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
 a. Lãnh đạo.
Nguyễn Huệ, 
Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Lữ.
 b. Căn cứ.
- Tây Sơn thượng đạo.
- Tây Sơn hạ đạo.
 c. Lực lượng.
Dân nghèo, đồng bào dân tộc.
 4. Củng cố.
 - Tình hình x hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào?
 - Theo em cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì?
 5. Dặn dị.
 Học bài, soạn phần tiếp theo.
IV/ Rút kinh nghiệm. 
Ngày soạn Tuần 27 Tiết 52
Tiết 52 – Bi 24: PHONG TRÀO TÂY SƠN (tt)
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước 
- Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ 
2 . Tư tưởng 
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn 
3 . Kỹ năng
+ Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ 
+ Trình bày chiến thắng Rạch Gầm, Soài Mút 
II/ Chuẩn bị.
1. GV: - giáo án, sgk. Hệ thống câu hỏi
 - Phương pháp: A : Nêu vấn đề, trực quan, gợi mở, vấn đáp 
 B: trực quan, gợi mở, vấn đáp
 2. HS: soạn và học bài
III/ Tiến trình dạy - học.
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bi cũ.
 - Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào?
 - Theo em cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì?
 3. Bài mới.	II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM.	
HĐGV 
HĐHS
Ghi bảng
Hoạt động 1
- GV chỉ bản đồ: thành Quy Nhơn (huyện An Khê tỉnh Bình Định).
- GV kể chuyện: Nguyễn Nhạc giả vở bị bắt, bị nhốt vào cũi, rồi sai nghĩa quân khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn. Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong ra, phối hợp với quân Tây Sơn đánh từ ngoài vào. Chỉ trong một đêm, nghĩa quân đã hạ được thành Quy Nhơn.
- GV đính niên đại 1773 trên địa danh Qui Nhơn ở bản đồ. (táo bạo, dũng cảm, bất ngờ nên địch bị động).
7A? Nhận xét cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc? Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân đã có ý nghĩa gì?
- GV chỉ vùng từ Quãng Ngãi đến Bình Thuận, nghĩa quân đã làm chủ sau khi chiếm được thành Qui Nhơn.
? Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh có hành động gì?
7A? Tại sao Nguyễn Nhạc lại hoà hoãn với quân Trịnh?
- GV nêu bật tình huống rất hiểm ngào của quân Tây Sơn theo bản đồ: quân Trịnh vượt sông Gianh đánh Phú Xuân ® quân Nguyễn chạy vào Gia Định. Nghĩa quân Tây Sơn ở giữa nên có nguy cơ bị bao vây và tiêu diệt. Vì vậy kế sách tạm thời là hoà Trịnh - diệt Nguyễn.
- Từ năm 1776-1783, nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân thứ 2 (năm 1777) Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ có Nguyễn Anh chạy thoát.
- GV đính niên đại 1783 vào Gia Định trên bản đồ.
7A? Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?
Hoạt động 2
? Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta. 
- GV sử dụng lược đồ H.57 phóng to chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo 2 hướng mũi tên

File đính kèm:

  • docBai_1_Su_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_xa_hoi_phong_kien_o_chau_Au.doc