Giáo án Lịch sử 7 bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (tiết 1)

1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

- Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc tiến về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản bị bắt (ở Bắc Giang), triều đại Tây Sơn chấm dứt.

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn, năm 1806, lên ngôi Hoàng đế

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 32	Ngaøy soaïn: 29/03/ 2015
Tieát : 61	Ngaøy daïy: 04/04/ 2015
Chương VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
Trình bày được việc nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
Biết được các chính sách kinh tế của nhà Nguyễn và tác động của nó đến tình hình chính trị và kinh tế của xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX.
 2. Thái độ:
Chính sách của nhà Nguyễn không phù hợp với yêu cầu của lịch sử nên kinh tế xã hội không có điều kiện phát triển
 3. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng sử dụng khái quát, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, hình ảnh liên quan đến kinh tế triều Nguyễn
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, học bài theo yêu cầu giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS khái quát ngắn gọn nội dung chương V
 2.Giới thiệu bài mới: Ta đã học qua giai đoạn lịch sử VN từ thế kỷ XVI – XVIII, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lịch sử Việt Nam thế kỉ XIX, dưới vương triều phong kiến cuối cùng, vương triều nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn được thành lập như thế nào, chế độ chính trị, chính sách kinh tế của triều Nguyễn như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
 Hoạt động 1: tìm hiểu chế độ phong kiến tập quyền được lập lại dưới triều Nguyễn (15’)
? Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn như thế nào?
HS: Dựa vào SGK, trình bày khái quát
GV: Giải thích Nguyễn Quang Toản là vị vua cuối cùng của triều Tây Sơn
? Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã làm gì?
HS(yếu): Dựa vào SGK, trình bày
GV: Giải thích nội dung bộ luật Gia Long bộ luật với tên gọi là Hoàng triều hình luật, gồm 21 quyển chính với 398 điều và một quyển phụ lục với 30 điều, tổng 22 quyển, nội dung thể hiện rõ ý đồ bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua và đề cao địa vị của quan lại và gia trưởng, tuy nói tham khảo luật thời trước (khái quát các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam), nhưng thực tế đã dựa vào bộ luật nhà Thanh.
? Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
Về hành chính
Quân đội
Ngoại giao
GV: Chốt
Bằng hình 61, 62, 63 SGK nêu các đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn và quan binh dưới triều Nguyễn
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn (20’)
GV: Chia nhóm học sinh thảo luận với nội dung cho biết chính sách của nhà Nguyễn và tác dụng về:
? Nông nghiệp?(nhóm 1)
? Công thương nghiệp?(nhóm 2,3)
? Ngoại thương?(nhóm 4)
HS: Chia 4 nhóm thảo luận 3 phút 
GV: Bao quát hướng dẫn, tổ chức HS hoạt động nhóm hiệu quả
HS: Lần lượt trình bày từng nội dung, các nhóm khác bổ sung hoàn thiện kết quả thảo luận
GV: Nhận xét, bổ sung
 Giải thích thuật ngữ “thị tứ”
? Em có nhận xét gì về chính sách kinh tế của nhà Nguyễn so với các triều đại trước có gì khác?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: Nếu như các triều đại trước luôn chú trọng đến cả khai hoang và thủy lợi, chính sách giảm thuế, tăng cường mở rộng buôn bán với nước ngoài thì chính sách của nhà Nguyễn lại không phù hợp, không quan tâm cụ thể đến đời sống nông dân, thuế khóa nặng nề, chưa có biện pháp thủy lợi ( dẫn tới thời Tự Đức, có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), vỡ đê 18 năm liền, hạn chế buôn bán với nước ngoài làm cho kinh tế không phát triển, bị các nước phương Tây nhòm ngó. 
Chính sách của nhà Nguyễn làm cho nền kinh tế không phát triển, nguy cơ bị phương Tây xâm lược.
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
- Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc tiến về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản bị bắt (ở Bắc Giang), triều đại Tây Sơn chấm dứt.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn, năm 1806, lên ngôi Hoàng đế
- Lập lại chế độ phong kiến tập quyền, vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương, năm 1815 ban hành bộ Hoàng triều luật lệ ( luật Gia Long) 
- 1831-1832, nhà Nguyễn chia đất nước thành 31 tỉnh, và một phủ trực thuộc; quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành, thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc cả nước
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn
a. Nông nghiệp
Chú ý khai hoang và các biện pháp di dân lập âp, đồn điền; đặt lại chế độ quân điền
Một số huyện mới, hàng trăm đồn điền được thành lập nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân
b. Công thương nghiệp
Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, súng, đóng tàu,
Khai thác mỏ mở rộng nhưng cách khai thác còn lạc hậu, hoạt động thất thường
Các nghề thủ công phát triển nhưng phân tán, thuế khóa nặng nề
Buôn bán có nhiều thuận lợi, xuất hiện nhiều thị tứ
c. Ngoại thương
Hạn chế buôn bán với nước ngoài
 4. Củng cố: (1’)
HS trả lời nhanh: 
Triều đại Tây Sơn chính thức chấm dứt bằng sự kiện nào?
Kinh đô nước ta dưới triều Nguyễn?
Năm 1815, Nguyễn Ánh cho ban hành bộ luật gì?
Tên hai huyện khai hoang lấn biển được lập dưới triều Nguyễn?
Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn là gì?
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
Học bài, làm bài tập trang 139, SGK 
Chuẩn bị phần II
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docsu_7_tiet_61_20150726_021243.doc