Giáo án Lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc

a. Chính trị:

 Xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân

b. Kinh tế:

- Nông nghiệp: Ra “Chiếu khuyến nông”, để giải quyết tình trạng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất phục hồi nhanh chóng

- Công thương nghiệp: Bãi bỏ, hoặc giảm nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5758 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 29	Ngaøy soaïn: 15/03/ 2015
Tieát : 56	Ngaøy daïy: 19/03/ 2015
Bài 26: QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
Trình bày được những việc làm chính của Quang Trung về chính trị, kinh tê, văn hóa và tác dụng của nó đối với việc ổn định trật tự xã hội, phát triển văn hóa.
Nêu được những chính sách quốc phòng ngoại giao của Quang Trung và tác dụng của nó đối với việc bảo vệ tổ quốc.
Nhận xét được chính sách ngoại giao của Quang Trung.
Lập được bảng tóm tắt những công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp giữ nước, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
 2. Thái độ:
Biết ơn, ghi nhớ công lao của anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, biết tiếp thu cái mới.
 3. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng khái quát, rút ra nhận xét, lập bảng tóm tắt, giải thích thuật ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, ảnh Quang Trung, tranh ảnh về thời kì Tây Sơn, máy chiếu
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, bài cũ, soạn bài mới theo yêu cầu GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ:(6’)
Em hãy cho biết Quang Trung đại phá quân Thanh như thế nào?
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn.
2.Giới thiệu bài mới: Sau khi lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Lê – Trịnh, đánh tan quân xâm lược ( Xiêm, Thanh). Vua Quang Trung bước vào xây dựng đất nước. Quang Trung xây dựng đất nước như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu các chính sách phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc của vua Quang Trung (17’)
? Em hãy cho biết tình hình nước ta cuối thế kỉ XVIII?
HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời
GV: Khẳng định nền kinh tế đình trệ, cần phải khôi phục
? Trước tình hình đó vua Quang Trung đã có những việc làm gì về chính trị? 
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Chốt
? Em hãy nêu những việc làm của Quang Trung về nông nghiệp?
HS: Dựa vào SGK, trả lờ
GV: Nêu nội dung chiếu khuyến nông
Giải thích mục đích của chiếu khuyến nông, giải thích thuật ngữ “lưu vong”
? Tác dụng của chiếu khuyến nông?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
? Em hãy cho biết những việc làm về thủ công nghiệp và thương nghiệp của Quang Trung? Tác dụng?
HS: Dựa vào SGK, suy nghĩ trả lời
GV: Chốt
? Cho biết những việc làm để xây dựng nền văn hóa của vua Quang Trung? 
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Chốt
? “Chiếu lập học” nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?
HS: Thảo luận cặp (2’)
GV: Đó là những việc làm phù hợp với tình hình đất nước, giúp xây dựng nền văn hóa dân tộc thời kì Tây Sơn, chính sách giáo dục cho thấy Quang Trung coi trọng sự học.
 ( liên hệ với chính sách của Đảng ta hiện nay đối với giáo dục – Giáo dục là quốc sách hàng đầu)
Đề cao văn hóa dân tộc, trọng chữ Nôm.
.Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách quốc phòng, ngoại giao của vua Quang Trung (18’)
? Sau đánh tan quân xâm lược Thanh, tình hình an ninh và toàn vẹn lãnh thổ nước ta như thế nào?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Chốt, nền an ninh đất nước bị đe dọa:
+ Phía Bắc: Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động ở biên giới
+ Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu viện Pháp, chiếm lại Gia Định
Cần phải có chính sách để bảo vệ an ninh toàn vẹn lãnh thổ
GV: Nêu câu hỏi, phân công các nhóm thảo luận
? Quang Trung đã có chính sách gì về quốc phòng?
? Quang Trung đã thực thi chính sách ngoại giao, đối nội như thế nào? 
HS: Thảo luận nhóm 3’, tự nhận xét bổ sung lẫn nhau
GV: Tổ chức cho các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung, chốt
+ Quốc phòng:
Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch
Quân đội gồm: bộ, thủy, tượng và kị binh; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 đến 600 lính
Sẵn sàng để bảo vệ tổ quốc
+ Ngoại giao: Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất
+ Đối nội: Quyết định mở cuộc tấn công lớn tiêu diệt Nguyễn Ánh
? Nhận xét về chính sách ngoại giao mềm dẻo của Quang Trung?
GV: Giải thích chính sách ngoại giao mềm dẻo.
Thể hiện tinh thần quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, khôn khéo phù hợp với tình hình đất nước, buộc nhà Thanh phải thừa nhận Quang Trung là vua một nước độc lập. (Liên hệ với chính sách ngoại giao của Đảng ta hiện nay đối với Trung Quốc, giáo dục bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng biện pháp hòa bình)
GV: Chốt sự kiện Quang Trung đột ngột qua đời, Quang Toản lên thay, không đủ tài, triều đình Phú Xuân suy tàn dần
GD Lòng biết ơn đối với anh hùng dân tộc Quang Trung.
1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc
a. Chính trị:
 Xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân
b. Kinh tế:
- Nông nghiệp: Ra “Chiếu khuyến nông”, để giải quyết tình trạng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất phục hồi nhanh chóng 
- Công thương nghiệp: Bãi bỏ, hoặc giảm nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần
c. Văn hóa:
- Ban bố “ Chiếu lập học”, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã; 
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính.
2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao
a. Hoàn cảnh: Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ nước ta vẫn bị đe dọa.
b. Chính sách:
- Quốc phòng:
 (SGK)
- Ngoại giao với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất
- Đối với Nguyễn Ánh: quyết định mở cuộc tấn công lớn tiêu diệt
* Ngày 16/9/1792, Quang Trung đột ngột từ trần, triều đình suy yếu dần
 4. Củng cố: (2’)
GV củng cố toàn bộ nội dung bài học
Yêu cầu HS lập bảng tóm tắt những công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp giữ nước, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, theo bảng
Công lao giữ nước, chống giặc ngoại xâm
Công lao xây dựng đất nước
- Lãnh đạo nhân dân lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, họ Lê Trịnh ở Đàng Ngoài
- Lãnh đạo chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược
- Đại phá 29 vạn quân Thanh
Ổn định chính trị,
Khôi phục kinh tế, 
Xây dựng văn hóa
Bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ
Xây dựng triều đại Tây Sơn
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
Học bài theo vở ghi, 
Tìm hiểu lịch sử kinh tế ở Lâm Đồng ( Lâm Đồng có những ngành kinh tế nào?
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docsu_7_tiet_56_20150726_021557.doc