Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn (tiết 3)

1. Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

- 6/1786, Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ Đàng Trong

- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh

- Ý nghĩa của việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn, họ Trịnh:

+ Tạo điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước

+ Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9720 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 28	Ngaøy soaïn: 07/03/ 2015
Tieát : 54	Ngaøy daïy: 12/03/ 2015
Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN ( tiết 3)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
Lập niên biểu và trình bày được tiến trình phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền vua Lê – Chúa Trịnh, tiêu diệt phản loạn Nguyễn Hữu Chỉnh;
Ý nghĩa của việc Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh.
 2. Thái độ:
Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, bất khuất, tự hào về truyền thống bất khuất của giai cấp nông dân Việt Nam, xây dựng tượng đài về người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ
 3. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng khái quát, rút ra nhận xét, trình bày diễn biến các trận đánh trên lược đồ, lập bản thống kê tiến trình lịch sử của phong trào Tây Sơn
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, ảnh Nguyễn Huệ, lược đồ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, bài cũ, soạn bài mới theo yêu cầu GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ:(6’)
Em hãy cho biết Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn như thế nào?
Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
2.Giới thiệu bài mới: Sau lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, đánh tan quân xâm lược Xiêm, phong trào Tây Sơn đã phát triển lên một trình độ mới, từ đây phong trào trở thành chung của cả dân tộc. Đứng trước sứ mệnh lãnh đạo phong trào của dân tộc, anh em nhà Tây Sơn mà đi đầu là Nguyễn Huệ đã đưa quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh, lật đổ nội phản để thống nhất đất nước. Quá trình đó diễn ra như thế nào, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hạ thành Phú Xuân và tiến quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh của Nguyễn Huệ (17’)
? Em hãy trình bày diễn biến quá trình hạ thành Phú Xuân của nghĩa quân Tây Sơn?
HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời
6/1786, được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân
GV: Chốt, bằng sử dụng lược đồ hình 57, SGK,miêu tả việc Tây Sơn hạ thành Phú Xuân và tiến quân ra vùng Nam sông Gianh
? Nguyễn Huệ đã lật đổ chính quyền họ Trịnh như thế nào?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
- Ông nêu danh nghĩa “ Phù Lê diệt Trinh” và kêu gọi nhân dân hưởng ứng
- 21/7/1786, Nguyễn Huệ đánh Thắng Long, dân bắt chúa Trịnh nộp cho Tây Sơn, Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam
GV: Khẳng định việc lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” của Nguyễn Huệ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân hết lòng ủng hộ, bắt chúa Trịnh giao cho Tây Sơn, tạo uy tín cho nhân dân khi giao chính quyền cho vua Lê.
? Việc Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng Ngoài có ý nghĩa gi?
HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời
GV: Khẳng định một lần nữa ý nghĩa của việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Trịnh
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình diệt Chỉnh, thu phục Bắc Hà của Nguyễn Huệ (18’)
? Nêu tình hình Bắc Hà sau khi Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê rồi rút về Nam ?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
Sau khi Tây Sơn rút vào Nam, Bắc Hà rối loạn, vua Lê không dẹp yên được tàn dư họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền
GV: Nhân việc vua Lê nhờ dẹp yên tàn dư họ Trịnh, Nguyễn Hữu chỉnh lộng quyền, chống lại Tây Sơn, mưu đồ này được Chỉnh bộc lộ trong hai câu thơ:
Đường trời mở rộng thênh thang
Ta đây cũng một triều đình kém ai
? Trước tình hình đó Nguyễn Huệ đã làm gì? Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Khẳng định không chỉ được uy tín, sự ủng hộ của nhân dân mà Nguyễn Huệ được các sỹ phu nổi tiếng thời bấy giờ như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp,hết lòng giúp đỡ nên đã nhanh chóng thu phục được Bắc Hà và xây dựng chính quyền 
? Em hãy lập niên biểu tiến trình phát triển của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1788?
HS: Chia 4 nhóm, hoạt động nhóm vào bảng nhóm
GV: Chuẩn bị và phát bảng nhóm cho các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
HS: Nhóm nhanh sẽ được trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm còn lại bổ sung, hoàn thiện
GV: tổ chức, nhận xét, bổ sung, chốt
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Mùa xuân 
Năm 1771
Phong trào Tây Sơn bùng nổ ở Tây Sơn thượng đạo
9/1773
Tây Sơn chiếm Phủ Quy Nhơn
1777
Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
1785
Đánh tan quân xâm lược Xiêm bằng chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
6/1786
Giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong
Giữa năm 
1786
Lật đổ chính quyền họ Trịnh
1788
Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà
III. LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
1. Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh
- 6/1786, Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ Đàng Trong
- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh
- Ý nghĩa của việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn, họ Trịnh: 
+ Tạo điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước
+ Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
- Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, Bắc Hà rối loạn, Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền, ra mặt chống Tây Sơn, tiếp Vũ Văn Nhậm lại có ý đồ riêng sau khi diệt Chỉnh
- 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm bằng
- Các sỹ phu hết lòng giúp Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền ở Bắc Hà
 4. Củng cố: (2’)
Khái quát toàn bộ nội dung đã học
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
Học bài theo vở ghi, làm bài tập 1, 3 trang 127, SGK, Chuẩn bị phần IV
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docsu_7_tiet_54_20150726_021724.doc