Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII
- Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Trong suy yếu
+ Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành
+ Ở địa phương, quan lại, cường hào kết bè cánh đàn áp, bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ
+ Nông dân bị mất ruộng lại chịu nhiều thứ thuế, nổi oán giận của nhân dân càng dâng cao
Tuaàn: 27 Ngaøy soaïn: 14/02/ 2015 Tieát : 52 Ngaøy daïy: 05/03/ 2015 Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được: Biết được nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn Biết được sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa: Địa bàn, thời gian, tiểu sử của những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nhất là Nguyễn Huệ. 2. Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, bất khuất, tự hào về truyền thống bất khuất của giai cấp nông dân Việt Nam 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khái quát, rút ra nhận xét, xác định địa danh địa bàn diễn ra cuộc khởi nghĩa trên lược đồ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, hình ảnh về căn cứ Tây Sơn, ảnh Nguyễn Huệ, lược đồ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn 2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài cũ, soạn bài mới theo yêu cầu GV III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3 7A47A5.7A6. 1. Kiểm tra bài cũ:(6’) Em hãy cho biết tình hình nông nghiệp nước ta ở Đàng Trong thế kỉ XVI-XVIII? Nguyên nhân nào dẫn tới tình hình trên? 2.Giới thiệu bài mới: Nửa sau thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, điều đó dẫn tới hệ quả xã hội như thế nào? Nguyên nhân, sự bùng nổ của phong trào Tây Sơn như thế nào, chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII (17’) ? Em hãy cho biết chính quyền Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII? HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời - Suy yếu - Ở triều đình, Trương Phúc Loan thâu tóm quyền hành - Ở địa phương: Quan lại, địa chủ kết bè cánh ra sức đàn áp, bóc lột nhân dân đua nhau ăn chơi sa sỉ ? Điều đó dẫn tới hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân khác? HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời Đời sống nhân dân nhất là nông dân vô cùng khốn khổ ( HS đọc biểu hiện của sự khốn khổ của nông dân trong SGK) ? Trước cảnh khốn khổ như vậy nông dân đã làm gì? HS: Dựa vào SGK, trả lời Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi GV: Khái quát, nổi oán giận của nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao muốn lật đổ chính quyền họ Nguyễn, biểu hiện đó là nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chàng Lía ( Khái quát về cuộc khởi nghĩa) bằng các hình ảnh, thơ văn minh họa. ? Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại vì sao?Điều đó đặt ra yêu cầu gì? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Cuộc khởi nghĩa Chàng Lía cũng như các cuộc khởi nghĩa nông dân cùng thời thất bại đặt ra yêu cầu phải có một người lãnh đạo mới biết tập hợp, tổ chức, lãnh đạo nhân dân lật độ chính quyền nhà Nguyễn thối nát và trong bối cảnh đó xuất hiện ba anh em nhà Tây Sơn. Ba anh em nhà Tây Sơn văm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyễn vọng của nhân dân nên nhanh chóng tập hợp được nhân dân và một bộ phận thuộc tầng lớp thống trị tham gia cuộc khởi nghĩa. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (18’) ? Em hãy cho biết vài nét về ba anh nhà Tây Sơn ? HS: Nêu một số nét về xuất thân của ba anh em nhà Tây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ. GV: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Huệ ? Em hãy cho biết cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào? Ở đâu? HS: Dựa vào SGK, trả lời ? Nghĩa quân đã phát triển căn cứ như thế nào?Nhờ vào đâu nghĩa quân lại có thể phát triển căn cứ, mở rộng địa bàn hoạt động? HS: Dựa vào SGK,, trả lời GV: Treo lược đồ, hướng dẫn HS, trình bày sự mở rộng căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn trên lược đồ. HS: Trình bày sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trên lược đồ. ? Thái độ của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa? HS: Dựa vào SGK, trả lời ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia đông đảo? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Khẳng định khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên nhân dân tin theo và ủng hộ, các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông kể cả hào mục địa phương Cuộc khởi nghĩa nổ ra đúng lúc nhân dân sôi sục căm thù chế độ thống trị thối nát của nhà Nguyễn I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII - Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Trong suy yếu + Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành + Ở địa phương, quan lại, cường hào kết bè cánh đàn áp, bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ + Nông dân bị mất ruộng lại chịu nhiều thứ thuế, nổi oán giận của nhân dân càng dâng cao 2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ - Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo ( An Khê, Gia Lai) - Nhờ được các tầng lớp nhân dân ủng hộ lực lượng mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo ( Tây Sơn – Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng - Với khẩu hiệu “ Lấy của người giàu chia cho người nghèo” 4. Củng cố: (2’) Khái quát toàn bộ nội dung đã học: Bối cảnh xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII và sự xuất hiện của ba anh em nhà Tây Sơn ( Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) đáp ứng nhu cầu của đất nước, của các tầng lớp nhân dân đang khốn khổ dưới sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị vì vậy cuộc khởi nghĩa được nhân dân và một số trong tầng lớp thống trị ủng hộ, tham gia, nhờ đó cuộc khởi nghĩa đã mở rộng được địa bàn hoạt động từ Tây Sơn Thượng đạo xuống vùng Tây Sơn hạ đạo và các tỉnh đồng bằng 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’) Học bài theo vở ghi, làm bài tập 2 trang 122, Chuẩn bị phần II IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- su_7_tiet_52_20150726_021914.doc