Giáo án Lịch sử 7 bài 21 đến 25

KINH TẾ - VĂN HÓA THẾ KỶ XVI – XVIII

I. KINH TẾ

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp Hs thấy được:

- Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở hai miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra và kéo dài nhưng kinh tế vẫn có những bước tiến bộ đáng kể đặc biệt là Đàng Trong.

2.Về tư tưởng:

 - Giáo dục ý thức nhận rõ tiềm năng kinh tế đất nước, tinh thần lao động cầu cù, sáng tạo của nông dân, thợ thủ công nước ta thời bấy giờ.

3.Kĩ năng:

Biết liên hệ tìm hiểu lịch sử địa phương của Hs.

B.Đồ dùng dạy học:

Một số tranh ảnh về bến cảng kinh kỳ Hội An.

 

docx24 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 bài 21 đến 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển mạnh đầu thế kỷ XVI.
2,Về tư tưởng:
- Mâu thuẫn giai cấp thổi bùng bằng cuộc đấu tranh của nông dân.
- Tự hào truyền thống đấu tranh của nhân dân ta.
3.Kỉ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ, nhận xét đánh giá tình hình..
B.Phương tiện dạy học: 
- Lược đồ phong trào nông dân kháng chiến thế kỷ XVI.
C.Hoạt động dạy học:
I.Ổn định:
II.Bài cũ: Em có nhận xét gì về tình hình nhà Lê Sơ ở thế kỷ XV?
III.Giới thiệu bài mới 
 Đâù thế kỷ XVI triều đình nhà Lê suy yếu các phe phái tranh chấp quyền lực, chiến tranh liên miên và nguyên nhân chính là sự sung đột giữa các tập đoàn phong kiến thống trị gây hậu quả nghiêm trọng cho dất nước , nước ta bị chia cát nhân dân cực khổ , đau thương làm tổn hại tới sự phát triển của đất nước 
1.Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1:
-HS đọc mục1 – SGK
- GV khái quát quá trình tồn tại và phát triển của triều đại Lê Sơ.
?Em có nhận xét gì về triều Lê Sơ ở thế kỷ XV?
?Sang đến thế kỷ XVI tình hình nhà Lê như thế nào?
?Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái đó
+Vua ăn chơi xa xỉ
+Nội bộ g/c thống trị tranh giành quyền lực
+Quan lại địa phương vơ vét, nhũng nhiễu.
-Gv sử dụng tư liệu SGK nêu bật tình trạng đó
?Em có nhận xét gì về các vua Lê đầu TK XVI so với vua Lê Thánh Tông?
(Kém về năng lực và nhân cách ® đẩy dân vào đời sống khổ cực – nhà Lê vào suy vong)
? Tình hình đó dẫn đến hậu quả gì ?
Hoạt động 2:
- HS đọc đoạn: Từ đầu -> các cuộc khởi nghĩa.
?Theo em nguyên nhân nào dẫn đến phong trào kháng chiến của nông dân đầu thế kỷ XVI.
- HS trả lời:
+Triều đình suy yếu mục nát không quan tâm đến đời sống nhân dân
+Quan lại hà hiếp bóc lột vơ vét của cải đẩy nhân dân vào cảnh cùng cực...
- Gv sử dụng lược đồ: Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI, yêu cầu HS quan sát.
? quan sát lược đồ em có nhận xét gì về phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI?
( Nổ ra nhiều nơi, trên khắp cả nước)
? Hãy kể tên 1 số cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì này? 
- GV hướng dẫn HS xã định địa bàn của các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. 
+K/n Trần Tuân (1511) ở Hưng Hoá và Sơn Tây
+K/n Lê Hy – Trịnh Hưng (1512) ở NA và phát triển ra Thanh Hóa
-K/n Phùng Chương (1515) ở vùng núi Tam Đảo
-K/n Trần Cảo (1516) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất .
Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh), Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc nên gọi ²quân ba chỏm”. Nghĩa quân ba lần tấn công vào kinh thành Thăng Long có lần khiến vua quan nhà Lê phải bỏ chạy vào Thanh Hóa.
?Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân TK XVI?
(Quy mô rộng lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ chưa đồng loạt.)
-Gọi 2 HS lên bảng xác định vị trí, địa bàn hoạt động của các cuộc K/n trên lược đồ.
? Kết quả của các cuộc khởi nghĩa trên như thế nào ?
HS Thảo luận: ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa đó?
( Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa có sự liên kết với nhau do đó chưa tạo ra được sức mạnh để giành thắng lợi )
?Tuy thất bại, phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVI có ý nghĩa gì?
1.Triều đình nhà Lê
-Vua quan ăn chơi xa xỉ
-Nội bộ giai cấp thống trị tranh giành quyền lực.
-Quan lại địa phương ra sức hà hiếp vơ vét của cải của nhân dân
Þ Triều đình Lê suy yếu, mục nát
2.Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu TK XVI.
a, Nguyên nhân:
-Triều đình suy yếu, không quan tâm đ/s nhân dân.
-Quan lại vơ vét bóc lột thậm tệ.
Þ Mâu thuẩn giai cấp gay gắt-> bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
b, Diễn biến
-K/n Trần Tuân (1511) ở Hưng Hoá và Sơn Tây
-K/n Lê Hy. Trịnh Hưng( 1512)
- K/n Phùng chương ( 1515 )
-Tiêu biểu là k/n Trần Cảo (1516) ở Đông Triều – Quảng Ninh.
c, Kết quả:
- Các cuộc khởi nghĩa trên đều bị thất bại.
d, Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột.
-Giáng đòn mạnh vào chính quyền nhà Lê đẩy triều Lê mau chóng sụp đổ.
IV. Củng cố 
Câu 1 : Kể tên các cuộc k/n nông dân đầu thế kỷ XVI.
Câu 2 : Chỉ trên lược đồ những vùng hoạt động của phong trào nông dân bấy giờ ?
V . Dặn dò 
 Học sinh về nhà làm bài tập trong sách bài tập , SGK , học bài cũ và chuẩn bị bài mới 
Ngày soạn 20/02/2015
 Tiết 49 - Bài 22: 
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
(THẾ KỶ XVI – XVIII)
II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM – BẮC TRIỀU VÀ
TRỊNH – NGUYỄN
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
 - Tìm hiểu nguyên nhân các cuộc chiến tranh.
 - Hậu quả của cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước.
2.Về tư tưởng: - Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất chống lại âm mưu chia cắt lãnh thổ.
3.Kĩ năng:
 - Tập xác định các vị trí, địa danh và trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử.
 - Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến.
B.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 - Bản đồ chiến tranh Nam – Bắc triều ; chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: ? Em có nhận xét gì về triều Lê đầu TK XVI?
	? Kể tên và chỉ rõ địa bàn hoạt động của phong trào nông dân.
 3.Bài mới: Phong trào kháng chiến của nông dân ở đầu TK XVI chỉ là bước đầu cho sự chia cắt kéo dài, chiến tranh liên miên mà nguyên nhân chính là sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
- HS đọc đoạn: từ đầu -> để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc.
GV:Tại sao nhà nước PK càng suy yếu thì xung đột giữa các phe phái phong kiến càng quyết liệt?
( Để tranh chấp quyền lực ) 
GV: Vì sao lại có sự hình thành Nam Triều và Bắc Triều?
 -Triều Lê suy yếu, Mạc Đặng Dung là một võ quan lợi dụng sự xung đột giữa các phe phái ® năm 1527 cướp ngôi, lập nhà Mạc ® Bắc Triều.
 -Nguyễn Kim, võ quan nhà Lê ủng hộ nhà Lê dấy quân ở Thanh Hóa ²Phù Lê diệt Mạc” Þ Nam Triều (1533)
- GV xác định ranh giới Nam – Bắc triều trên bản đồ.
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh?
-GV: tường thuật diễn biến cuộc chiến tranh trên lược đồ.
*Hs đọc phần chữ in nghiêng
? Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta?
(Gây tổn thất lớn về người và của.
Năm 1570 nhiều người bị lắt đi lính, đi phu).
GV: Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh? 
(Cuộc chiến tranh phi nghĩa)
- HS đọc bài ca dao trong SGK 
-GV: Trong khi cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều để lại hậu quả nặng nề chưa thể giải quyết thì ở phía Nam lại xuất hiện 1 cơ sở cát cứ mới, ở đó đang nhen nhóm một cuộc chiến tranh quyết liệt và tàn khốc, đó là chiến tranh Trịnh – Nguyễn ( Chuyển mục 2 )
 Hoạt động 2:
GV: Sau chiến tranh Nam – Bắc Triều tình hình nước ta có gì thay đổi?
-Năm 1545 Nguyễn Kim chết con rể Trịnh Kiểm nắm Đàng Ngoài binh quyền. Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ xin vào trấn thủ Thuận Hóa,Quảng Nam ® Đàng Trong.
GV: Nguyễn Hoàng xin vào vùng Thuận Quảng nhằm mục đích gì?
? Vì sao dẫn đến chiến tranh?
? Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra như thế nào?
GV: Kết cục của chiến tranh Trịnh – Nguyễn?
 - Dải đất lớn từ NA đến QBình là chiến trường khốc liệt.
 - Dân 2 bên bờ sông Giang phải chuyển đi nơi khác.
 - Sự chia cắt ĐT-ĐN kéo dài 200 năm gây trở ngại về mọi mặt cho đất nước.
GV: Tính chất của cuộc chiến tranh.
-Phi nghĩa chỉ vì giành giật quyền lợi và địa vị
GV: Nhận xét về tình hình chính trị – Xh nước ta TK XVI – XVIII?
(Không ổn định, chính quyền luôn luôn thay đổi , chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân khổ cực, lầm than).
1.Chiến tranh Nam – Bắc triều
a, Sự hình thành Nam- Bắc triều:
-Triều đình nhà Lê suy yếu, mục nát.
-1527 Mạc Đặng Dung lập nhà Mạc ® Bắc Triều
-Năm 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá , lập chính quyền riêng ® Nam Triều.
b, Chiến tranh Nam – Bắc triều:
* Nguyên nhân:
+ Do mâu thuẫn giữa nhà Mạc và nhà Lê-> chiến tranh bùng nổ.
*Diễn biến:
+Đánh nhau triền miên hơn 50 năm.
+ chiến trường chính từ Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh ra Bắc.
-1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao Bằng.
*Hậu quả:
- Gây tổn thất lớn về người và của.
* T/c: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
2.Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
*Nguyên nhân
-Mâu thuẩn giữa tập đoàn PK Trịnh – Nguyễn
*Diễn biến
-1627-1672 đánh nhau 7 lần ® ác liệt.
- Chiến trường chính : Hà tĩnh, Quảng Bình
*Kết quả
- Không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
* Tính chất 
 - Chiến tranh phi nghĩa.
VI. củng cố 
	? Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn ?
V . Dặn dò 
Về nhà làm bài tập trong SGK và Sách bài tập  : Soạn trước bài 23 : Kinh tế văn hóa TK XVI - XVIII
Ngày soạn 20/02/2015
 Tiết 50 - Bài 23: 
	 	KINH TẾ - VĂN HÓA THẾ KỶ XVI – XVIII
I. KINH TẾ
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Giúp Hs thấy được:
- Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở hai miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra và kéo dài nhưng kinh tế vẫn có những bước tiến bộ đáng kể đặc biệt là Đàng Trong.
2.Về tư tưởng:
 - Giáo dục ý thức nhận rõ tiềm năng kinh tế đất nước, tinh thần lao động cầu cù, sáng tạo của nông dân, thợ thủ công nước ta thời bấy giờ.
3.Kĩ năng:
Biết liên hệ tìm hiểu lịch sử địa phương của Hs.
B.Đồ dùng dạy học: 
Một số tranh ảnh về bến cảng kinh kỳ Hội An.
C.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: ?Thuật lại cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Nêu hậu quả hai cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều và Trịnh – Nguyễn?
3.Bài mới: Cuộc chiến tranh liên miên giữa hai tập đoàn phong kiến đã gây bao đau thương tổn hại cho dân tộc ta. Sự chia cắt đất nước ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Vậy tình hình kinh tế – văn hóa nước ta các thế kỷ XVI – XVIII như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1:
GV: Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài như thế nào?
?Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
(Xung đột giữa các tập đoàn PK, cường hào bao chiếm ruộng đất công, tô thuế, binh dịch nặng nề, nạn tham ô quan lại hoành hành)
GV: Việc cường hào đem cầm bán ruộng đất công có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ntn?
(ND bỏ làng đi phiêu bạt khắp nơi)
GV: Tình hình sản xuất ở đàng Trong như thế nào?
+Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận Quảng để củng cố xây dựng cát cứ ® làm giàu ktế để chống lại họ Trịnh.
GV: Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang sản xuất?
(Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng, lập ấp ở Thuận Hóa. Chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế, binh dịch 3 năm trở về quê làm ăn)
GV: Kết quả của chính sách đó ntn?
+ Số dân, tăng 126.857 suất; số ruộng đất tăng 265.507 mẫu.
+ Đặt phủ Gia Định, lập làng xóm mới.
GV: Phủ Gia Định gồm mấy dinh tồn tại những tỉnh nào hiện nay?
(Hai dinh:
-Dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước)
-Dinh Phiên Trấn (TPHCM, Long An, Tây Ninh)
GV: Qua đó em có nhận xét gì về sx nông nghiệp Đàng Trong so với Đàng Ngoài? 
GV: Vì sao sx nông nghiệp Đang Trong lại phát triển?
(Điều kiện tự nhiên thuận lợi, c/s khai hoang của chúa nguyễn. )
GV: Sự phát triển sx có ảnh hưởng ntn đến tình hình XH ?.
(Hình thành tầng lớp địa chủ chiếm đoạt ruộng đất )
Hoạt động 2:
GV: Tình hình sx thủ công nghiệp Tkỷ XVII – XVIII ntn?
GV: Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời kỳ này?
(Dệt lụa, rèn sát, đúc đồng, làm giấy nổi tiếng nhất gốm Bát Tràng ...)
GV: Nhìn hình 51 SGK em có nhật xét gì?
+ Hai chiếc bình rất đẹp, men trắng ngà, hình khối và đường nét hài hòa cân đối đẹp.
GV: nhận xét .
GV:Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào ?
GV: Việc xuất hiện nhiều chợ chứng tỏ điều gì?
(Việc trao đổ, buôn bán hàng hóa rất phát triển)
GV: Em có nhận xét gì về phố phường thời kỳ này?
(Phố phường xếp theo ngành hàng)
GV: Tại sao Hội An trở thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong?
(Gần biển thuận lợi buôn bán thuyền bè nước ngoài)
GV: Nêu hiểu biết về Hội An ngày nay?
GV: Vì sao ngoại thương dần bị hạn chế?
(Vì sơ người Phương Tây có ý đồ xâm chiếm nước ta)
1.Nông nghiệp
*Đàng ngoài: 
+Sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng
+Đời sống nhân dân đói khổ.
*Đàng Trong:
-Khuyến khích khai hoang
-Đặt phủ Gia Định, lập làng, ấp mới.
=> Sản xuất nông nghiệp phát triển, diện tích được mở rộng, nhều xóm làng mới ra đời.
2.Sự pháp triển nghề thủ công và buôn bán.
*Thủ công nghiệp
-Xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng với nhiều sản phẩm có giá trị.
*Thương nghiệp:
-Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị.
*Nội thương được mở rộng
*Ngoại thương dần dần bị hạn chế
IV. Củng cố 
-Trình hình kinh tế nước ta thế kỷ XVII – XVIII như thế nào. Lập bảng so sánh.
V. Dặn dò 
Về nhà làm bài tập trong sách giáo khoa , sách bài tập và chuẩn bị bài mới . 
Ngày soạn 28/02/2015
Tiết 51- Bài 23 
KINH TẾ – VĂN HOÁ THẾ KỶ XVI – XVIII
II. VĂN HOÁ
I.Mục tiêu bài học : 
1, Kiến thức : HS nắm được :
- Tuy nho giáo vẫn được chế độ PK đề cao nhưng nhân dân trong làng xã vẫn luôn luôn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hoá truyền thống của dân tộc.
- Đạo thiên chúa giáo được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân châu Âu đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên.
- Chữ quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sỹ.
2, Tư tưởng : Hiểu được truyền thống văn hoá dân tộc luôn phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào.Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.
3, Kỹ năng : Mô tả lễ hội và trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng em.
B. Phương tiện dạy học :
- Một số tranh ảnh về thành tựu văn hoá thế kỷ XVI – XVIII.
C. Hoạt động dạy học :
I, Ổn định tổ chức :
II, Kiểm tra bài cũ : ? Nhận xét về tình hình nông nghiệp nước ta ở đàng Trong và đàng Ngoài ?
III. Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1
- HS đọc mục 1 (SGK )
CV :ở thế kỷ XVI – XVIII nước ta có những tôn giáo nào ? Nói rõ sự phát triển của các tôn giáo đó ? 
? Vì sao lúc này nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn ?
( Các thế lực PK tranh giành địa vị, vua Lê trở thành bù nhìn) 
GV : ở quê em có những hình thức sinh hoạt văn hoá nào ?
- Quan sát hình 53, cho biết bức tranh mô tả gì ? 
- HS đọc câu ca dao trong SGK.
GV : Câu ca dao đó nói lên điều gì ?
? Đạo thiên chú giáo bắt nguồn từ đâu ? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta ?
? Thái độ của chính quyền họ Nguyễn và họ Trịnh đối với đạo thiên chúa giáo ?
Hoạt động 2
GV : Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ? Mục đích ? 
(GV : Nhấn mạnh vai trò của A- lếch – xan - đơ - rốt).
GV : Vì sao trong một thời gian dài chữ quốc ngữ không được sử dụng ? 
 GV : Theo em chữ quốc ngữ ra đời có vai trò gì trong quá trình phát triển văn hoá Việt Nam ?
Hoạt động 3 
? Văn học giai đoạn này có mấy bộ phận ? Kể những thành tựu văn học tiêu biểu ? 
- GV nói về bộ sử : Thiên nam ngữ lục.
? Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa ntn đối với tiếng nói và Văn hoá dân tộc ?
? ở nước ta thế kỷ XVI- XVIII có những nhà thơ , nhà văn nổi tiếng nào ? 
? Em có nhận xét gì về văn học dân gian ? 
? Nghệ thuật dân gian gồm mấy loại hình ? 
? Thành tựu của NT điêu khắc ? 
- HS xem tranh H54- Nhận xét ? 
? Kể tên một số loại hình NT sân khấu mà em biết ? 
? Nội dung của NT chèo, tuồng ? 
(GV nhấn mạnh : VH-NT dân gian thế kỷ XVI- XVIII đã phát triển mạnh và có nhiều thành tựu quý báu. Đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ, sức sống tinh thần của nhân dân ta lúc bấy giờ chống lại ý thức hệ PK nho giáo.)
1. Tôn giáo
- Nho giáo
- Phật giáo, đạo giáo.
- Nhân dân vẫn giữ được nếp sống văn hoá truyền thống.
- Đạo thiên chúa giáo xuất hiện ở nước ta thế kỷ XVII.
2, Sự ra đời chữ quốc ngữ 
- Thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ ra đời. Mục đích là để truyền đạo.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian 
a, Văn học 
- Văn học chữ Nôm phát triển. 
-Tiêu biểu : Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú.
b, Nghệ thuật dân gian 
+ Điêu khắc gỗ.
+ Tượng : Phật bà nghìn tay nghìn mắt.
- NT sân khấu : Chèo, tuồng.
IV. Củng cố
- Trình bày về tình hình văn hóa nước ta ở thế kỷ XVI - XVIII
V. Dặn Dò
- Về nhà học bài cũ , làm bài tập trong sách giáo khoa , sách bài tập và chuẩn bị bài mới . 
Ngày soạn 28/02/2015
Tiết 52 - Bài 24 :
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII
I, Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức : Hs cần :
- Trình bày được sự suy yếu mục nát của chính quyền Đàng Ngoài.
-Trình bày một số phong trào khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân Đàng Ngoài .
2.Tư tưởng : Thấy rõ sức mạnh quật khởi của nhân dân Đàng ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.
3. Kĩ năng : Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về khởi nghĩa nông dân.
B, Phương tiện dạy học : 
- Lược đồ : Khởi nghĩa nông dân đằng ngoài thế kỉ XVIII.
C, Hoạt động dạy học : 
I, ổn định tổ chức : 
II, Kiểm tra bài cũ :
Câu 1 : Trình bày sự ra đời của chữ quốc ngữ
Câu 2 : Em hãy trình bày những nét chính về Văn hoá nước ta từ ths kỉ XVI đến XVIII ?
III, Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
GV :Nhận xét về chính quyền phong kiến Đàng ngoài thế kỉ XVIII ? 
HS : Từ tầng lớp vua, chúa đến quan lại sâu mọt đều ra sức ăn chơi, hưởng lạc, phè phỡn không còn kỉ cương phép tắc.
GV : Chính quyền mục nát dẫn đến hậu quả gì ? 
HS: đây là nét đen tối nhất trong bức tranh lịch sử nửa sau TK XVIII.
GV : Trước cuộc sống khổ cực ấy, nhân dân ta có thái độ như thế nào ?
Hoạt động 2
HS : treo lược đồ lên bảng, yêu cầu HS quan sát.
GV : Em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động của phong trào nông dân ở Đàng ngoài ? 
HS : giới thiệu lần lượt từng cuộc khởi nghĩa. Đặc biệt là khởi nghĩa Nuyễn Hữu Cầu và K/n Hoàng Công Chất.
GV : trình bày về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất 
GV : kết quả của các cuộc khởi nghĩa trên ntn ?
GV : Cuộc Khởi nghĩa đã để lại ý nghĩa như thế nào ?
Học sinh thảo luận :
GV : Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại đó ?
- GV nhấn mạnh : Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa liên kế lại với nhau, chưa tạo được sức mạnh dân tộc.
? Các cuộc khởi nghĩa trên có ý nghĩa ntn ? 
1, Tình hình chính trị :
- Thế kỉ XVIII chình quyền phong kiến Đàng Ngoài suy yếu mục nát , quan lại đục khoét nhân dân 
-Hậu quả : 
+ Sản xuất sa sút
+ Đời sống nhân dân cực khổ
->Nhân dân ta vùng dậy đấu tranh.
2, Những cuộc khởi nghĩa lớn :
Thời gian
Tên khởi nghĩa
1737
1738-1770
1740-1751
1741-1751
1739-1769
Nguyễn Dương Hưng
Lê Duy Mật
Nguyễn Danh Phương 
Nguyễn Hữu Cầu
Hoàng công Chất 
-Địa bàn hoạt động rộng.
- Tiêu biểu :
* Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
- Địa bàn : Đồ Sơn ( Hải Phòng ) , Kinh Bắc ( Bắc Giang) uy hiếp thành Thăng Long rồi xuống Nam Sơn vào Thanh Hóa Nghệ An .
- Mục đích : Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo. 
* khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
- Địa bàn : Nam Sơn Sau đó chuyền lên Tây Bắc . Căn cứ chính là Điện Biên Lai Châu 
*Kết quả : Thất bại.
*ý nghĩa : 
+ Làm cho chính quyền họ Trịnh lung lay
+ Nêu cao tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột.
+ Tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa Tây Sơn tiến quân ra Bắc.
IV, Củng cố : 
Gọi HS lên bảng xác định địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII.
V, Dặn dò :
- Về nhà học bài cũ , làm bài tập trong sách giáo khoa , sách bài tập và chuẩn bị bài mới . 
Ngày soạn 06/03/2015
Tiết 53- Bài 25
PHONG TRÀO TÂY SƠN
I.Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
I, Mục tiêu bài học : 
1, Kiến thức : Học sinh cần
- Trình bày được sự mục nát của chính quyền họ nguyễn ở Đàng trong nửa sau thế kỉ XVIII và Phong trào nông dân ở đàng trong mà đỉnh cao là K/n Tây Sơn.
- Giải thích được tạo sao anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Hửu, Nguyễn Lữ lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
2, Tư tưởng : -Thấy được sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống áp bức, bóc lột.
3, Kĩ năng : -Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tường thuật sự kiện.
B, Phương tiện dạy học :
- Lược đồ : Căn cứ địa Tây Sơn
C, Hoạt động dạy học : 
1, ổn định tổ chức :
2, Kiểm tra bài cũ :
Câu 1 : Nhận xét về tình hình chính trị – xã hội ở Đàng ngoài nửa sau thế kỉ XVIII ? 
3, Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
- GV : Từ nửa sau thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở đàng trong ngày càng suy yếu và mục

File đính kèm:

  • docxGiao_an_su_7_20150726_125848.docx