Giáo án Lịch sử 6 tuần 3: Xã hội nguyên thuỷ

1. Con người đã xuất hiện như thế nào?

 - - Cách đây khoảng 3- 4 triệu năm Vượn cổ biến thành Người tối cổ (Di cốt tìm thấy ở miền Đông châu Phi, đảo Gia va (In-đô-nê-xi- a), gần BắcKinh (Trung Quốc).

- Người tối cổ sống thành từng bầy .

- Họ sống bằng hái lượm săn bắt.

- Công cụ chủ yếu là những mảnh tước ghè đẽo thô sơ, họ phát hiện.

- Biết dùng lửa.

=> Cuộc sống bấp bênh, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 tuần 3: Xã hội nguyên thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Tiết: 3 	 
Ngày dạy: 
Phần I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI 
Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
1. Mục tiêu : 
1.1 Kiến thức:
	- Biết: +Sự xuất hiện con người trên Trái Đất: thời điểm, động lực...
	+ Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
	- Hiểu: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã: sản xuất phát triển, nảy sinh của cải dư thừa; sự xuất hiện giai cấp; nhà nước ra đời.
1.2 Kĩ năng: 
-Hs thực hiện được: Bước đầu rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh và rút ra những nhận xét cần thiết.
-Hs thực hiện thành thạo: khai thác các nội dung liên quan đến bài học thông qua sưu tầm tài liệu, tranh ảnh.
1.3 Thái độ:
	- Thói quen: Qua bài học sinh hiểu được vai trò quan trọng của lao động và việc chuyển biến từ vượn thành người, nhờ quá trình lao động con người ngày càng hoàn thiện hơn, xã hội loài người ngày càng phát triển hơn.
-Tính cách: ý thức về vai trò lao động.
2.Nội dung bài học
-Sự xuất hiện của con người trên trái đất.
- Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn.
- Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
3. Chuẩn bị
3.1 Giáo viên: tranh người tối cổ và người tinh khôn.
3.2 Học sinh: Soạn trước nội dung bài học.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2 Kiễm tra miệng:
*Câu hỏi bài cũ: Thế nào là Công lịch (3đ)? Cách tính theo Công lịch (3đ)? Tại sao phải xác định thời gian? (3đ)
Đáp án : -Công lịch theo tương truyền lấy năm chúa Giê-su ra đời làm năm mở đầu cho công nguyên.(3đ)
-Từ công nguyên trở về trước gọi là trước công nguyên (TCN).Theo công lịch một năm có 12 tháng hay 360 ngày.(3đ)
-Trong lịch sử có muôn vàn sự kiện xẩy ra trong các thời điểm khác nhau do đó cần phải xác định thời gian để sắp xếp các sự kiện đó.(3đ)
*Câu hỏi bài mới:
Nội dung bài học hôm nay có mấy phần? (1đ)
Đáp án: học sinh trả lời theo theo bài đã soạn,Gv nhận xét, cho điểm. (1đ)
4.3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Thời gian 10’
Mục tiêu:
Kiến thức: Biết:Sự xuất hiện con người trên Trái Đất: thời điểm, động lực...
Kĩ năng:Khai thác nội dung liên quan đến bài học.
GV: Hướng dẫn các em xem hình 3- 4 trong SGK. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra một số nhận xét: Cách đây khoảng 3- 4 triệu năm Vượn cổ biến thành người tối cổ (Di cốt tìm thấy ở đông Phi, Gia Va (Inđô nêxi a ) và gần Bắc Kinh (Trung Quốc).....
Họ đi bằng hai chân,
- Đôi tay tự do để sử dụng công cụ và tìm kiếm thức ăn.
- Người tối cổ sống thành từng bầy (vài chục người)
- Sống bằng hái lượm và săn bắt 
- Sống trong những hang động hoặc túp lều làm bằng cây, lợp lá khô
- Công cụ lao động những mảnh tước đá ghè đẽo thô sơ
- Biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.
- Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên
Gv lồng ghép GDMT: Người tối cổ dần dần trở thành người tinh khôn, trong dời sống người tinh khôn có nhiều tiến bộ => Nhờ cải tiến công cụ lao động, con người sản xuất tốt hơn, đời sống được nâng cao hơn.
Hoạt động 2: thời gian: 15’
Mục tiêu:
-Kiến thức: biết sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
-Kĩ năng:rèn cho học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh và rút ra những nhận xét cần thiết.
GV: Hướng dẫn học sinh xem hình 5 SGK và tượng đầu người tối cổ yêu cầu các em rút ra một số nhận xét về hình dáng của người tối cổ.
HS: - Trán thẳng. 
- Đôi tay tự do.
- Trán thấp, hơi bợt ra đằng sau.
- Hộp sọ lớn hơn vượn.....................
GV: Cho học sinh xem công cụ bằng đá đã được phục chế
(công cụ lao động của người tối cổ) yêu cầu các em rút ra nhận xét
HS : Đó là những mảnh tước đá đã được ghè đẽo thô sơ.
GV: Hướng dẫn học sinh xem hình 5 SGK và tượng đầu người tinh khôn 
( Hômôsapiên).
GV: Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt thứ hai của con người
+ Lớp lông mỏng mất đi
+ Xuất hiện những màu da khác nhau: trắng, vàng, đen
-Hình thành 3 chủng tộc lớn của loài người
GV: Gọi HS đọc trang 9 SGK qua các em cho biết người tinh khôn sống như thế nào?
GV: Cho HS xem những công cụ bằng đá đã được phục chế
- Những mảnh tước đá (đồ đá cũ)
- Rìu tay bằng đá (ghè đẽo một mặt)
- Những chiếc rìu tay, cuốc, thuổng, mai bằng đá, và đồ gốm......
CH: Qua đó em có nhận xét gì về công cụ sản xuất của người tinh khôn ?
HS:
 - Công cụ sản xuất chủ yếu là đồ đá
 - Công cụ không ngừng được cải tiến, cho nên năng suất lao động ngày càng tăng.
Hoạt động 3: thời gian 10’
Mục tiêu:-Kiến thức:hiểu vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
-Kĩ năng:Khai thác nội dung liên quan bài học.
GV: Hướng dẫn HS xem hình 7 SGK. 
 Đó là những công cụ bằng đồng, dao, liềm, lưỡi rìu đồng, mũi tên đồng, đồ trang sức bằng đồng....
- Người tinh khôn xuất hiện cách đây 4 vạn năm ( công cụ sản xuất là đồ đá)
- Cách đây khoảng 6000năm, người tinh khôn đã phát hiện ra kim loại để chế tạo ra công cụ lao động bằng kim khí, làm cho năng suất lao động tăng nhiều hơn
GV: Gọi một hs đọc trang 9,10 SGK . Yêu cầu các em thảo luận theo bàn cho biết: Công cụ bằng kim loại xuất hiện con người đã biết làm gì? sản phẩm xã hội lúc này như thế nào?
- (Thời gian thảo luận 5 phút sau đó giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung)
GV: Nhận xét
 Đây cũng chính là những nguyên nhân làm cho xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
 - - Cách đây khoảng 3- 4 triệu năm Vượn cổ biến thành Người tối cổ (Di cốt tìm thấy ở miền Đông châu Phi, đảo Gia va (In-đô-nê-xi- a), gần BắcKinh (Trung Quốc).
- Người tối cổ sống thành từng bầy .
- Họ sống bằng hái lượm săn bắt.
- Công cụ chủ yếu là những mảnh tước ghè đẽo thô sơ, họ phát hiện.
- Biết dùng lửa.
=> Cuộc sống bấp bênh, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
2.Người tinh khôn sống như thế nào?
- Người tinh khôn hình thành cách đây khoảng 4 vạn năm, là bước nhảy vọt thứ hai của con người.
+Về hình thể:Thể tích não phát triển, khéo léo hơn.
+ Họ sống theo thị tộc.
+ Làm chung, ăn chung.
+ Biết trồng lúa, rau, làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức. 
=> Cuộc sống tốt hơn.
3.Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
- Người tinh khôn luôn cải tiên công cụ đá, khoảng 4000 năm TCN con người đã chế tạo ra công cụ bằng đồng.
- Nhờ công cụ kim loại sản xuất phát triển.
- Sản phẩm con người tạo ra đủ ăn và có dư thừa.
- Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa. 
- Có phân chia giàu nghèo.
- Những người trong thị tộc không thể làm chung, ăn chung.
 Dẫn đến xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện
4.4 Tổng kết:
 1. Một HS lên bảng so sánh sự khác nhau giữa mgười tối cổ và người tinh khôn?
	2. Sự xuất hiện tư hữu và sự xuất hiện giai cấp diễn ra như thế nào?
	3. Thiết lập sơ đồ dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ?
4.5 Hướng dẫn học tập:
	*Đối với bài học ở tiết này:- học bài nắm các ý chính về những điểm khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn, nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy.
-Làm các bài tập cuối bài SGK.
*Chuẩn bị bài mới: Đọc và soạn bài 4 “Các quốc gia cổ đại phương Đông”
-Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở đâu? Từ bao giờ?
-Quan sát và nhận xét hình vẽ trong bài ở SGK?
	- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi in đậm trong bài 4.
- Xã hội cổ đại phương Đông có mấy tầng lớp?Tổ chức bộ máy nhà nước là gì?
5. Phụ lục:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên.

File đính kèm:

  • docBai_3_Xa_hoi_nguyen_thuy_20150726_122558.doc