Giáo án Lịch sử 6 tuần 26: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

1. Tình hình chính trị - kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường.

- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Phủ đặt ở Tống Bình (Hà nội), nắm quyền cai trị đến cấp huyện.

- Sửa sang đường xá xây thành , đắp lũy.

- Bắt dân đóng thuế , cống nạp rất nặng nề

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 tuần 26: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Ngày soạn: 06/ 02/ 2015
Tiết 25	Ngày dạy: 09/ 02/ 2015
BÀI 23: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG 
CÁC THẾ KỈ VII - IX
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS nắm được: 
	- Từ thế kỉ VII , nước ta bị phong kiến nhà Đường thống trị, chia lại các khu vực hành chính, sắp đặt bộ máy cai trị để siết chặt hơn chính sách đô hộ và đồng hóa, tăng cường bóc lột và dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy.
 	- Trong suốt ba thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
	2. Thái độ: 
	- Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc 
 	- Biết ơn tổ tiên đã chiến đấu quên mình vì dân tộc, vì đất nước. 
	3. Kĩ năng: 
	- Biết phân tích và đánh giá công lao của nhân vật lịch sử cụ thể.
 	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử.
	II. CHUẨN BỊ 
	1. Giáo viên : - Lược đồ : nước ta thời thuộc Đường TK VII.
	 - Bản đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng
2. Học sinh: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng trong tiết học. 
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ : 	Kiểm tra 15 phút
 Đề bài: ? Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa của Lí Bí? Sự ra đời nước Vạn Xuân?
 Đáp án:
a. Nguyên nhân:( 1đ) Do ách thống trị của nhà Lương
b. Diễn biến: ( 5đ)
 Mùa xuân năm 542 Lí Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt ở khắp nơi hưởng ứng.
- Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện, thứ sử Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về TQ.
- Tháng 4/ 542 đầu năm 543, nhà Lương huy động quân sang đàn áp, quân ta chủ động đánh địch và giành thắng lợi
c. Kết quả:(3đ)
Năm 544, Lí Bí lên ngôi Hoàng đế (Lí Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (HN).
d. Ý nghĩa:(1đ)Thể hiện tinh thần ý chí độc lập.
 2. Giới thiệu bài mới: ( 1 phút)
	Từ thế kỉ II nhà Đường thay thế nhà Tuỳ đô hộ nước ta. Dưới ách đô hộ của nhà Đường đất nước ta có nhiều thay đổi. Vơí tinh thần đâu tranh bất khuất của dân tộc ta, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ bằng các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng... Quá trình lịch sử hào hùng của dân tộc đó đã diễn ra như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu bài.
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tình hình chính trị - kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường? ( 8 phút)
 GV : Yêu cầu HS đọc to mục 1 trong SGK .
 Thảo luận: Vì sao nhà Đường chú ý sửa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận, huyện ?
Thảo luận trả lời và báo cáo kết quả.
? Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường ?
HS : Nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo cai trị trực tiếp đến cấp huyện, đồng thời củng cố thành làm đường giao thông  để có thê nhanh chóng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
? Nhà Đường bóc lột nhân dân ta như thế nào?
- GV mở rộng: Nhân dân ta phải đóng nhiều thứ thuế, cống nạp các thứ quý hiếm vàng bạc, ngọc trai, đồi mồiđối mặt với bao nguy hiểm cả tính mạng. Chúng thống trị vơ vét đến tận cùng tài nguyên của đất nước ta. Việc phải gánh quả vải từ nước ta đến Trường An là một công việc đầy gian khổ.
? Theo em chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác với các thời trước ?
HS - Chia lại khu vực hành chính 
 - Nắm quyền cai trị đến cấp huyện 
 - Đặt trụ sở của phủ đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội)
 - Sửa sang đường xá xây thành , đắp lũy 
 - Bắt dân đóng thuế , cống nạp rất nặng nề
GV : à Chính sự tàn bạo của chính quyền đô hộ đã dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân 
Hoạt động 2: Tìm hiểu khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 ). ( 8 phút)
 GV? Hãy cho biết vài nét về Mai Thúc Loan ?( hs yếu)
HS : Dựa vào SGK trả lời .
GV? Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa ?
HS : Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta nên họ sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ .
? HS trình bày diễn biến và kết quả trong SGK 
Hoạt động 3: Khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776 – 791 ). ( 8 phút)
? Hãy cho biết vài nét về Phùng Hưng ?( hs yếu)
Năm 776 vua Đường cử cao Chính Bình sang làm đô hộ An Nam, đây là viên quan khét tiếng bạo ngược, tham lam và tàn ác, đánh thuế rất nặng nề để vơ vét tiền bạc của nhân dân ta.
? Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng ?
HS : Vì chính sách áp bức bóc lột nặng nề của nhà Đường , vì nhân dân oán hận bọn đô hộ
? Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã đem lại kết quả như thế nào ?
HS : Giành được quyền làm chủ đất nước mình gần 9 năm, lịch sử gọi đó là “nền tự chủ mong manh"
1. Tình hình chính trị - kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường.
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Phủ đặt ở Tống Bình (Hà nội), nắm quyền cai trị đến cấp huyện. 
- Sửa sang đường xá xây thành , đắp lũy. 
- Bắt dân đóng thuế , cống nạp rất nặng nề
2 . Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 ).
- Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh)
- Đầu TK VIII, khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ được thành Hoan Châu . 
- Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế ), ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm-pa tấn công thành Tống Bình .
- Năm 722 nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại .
3 . Khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776 – 791 ).
- Phùng Hưng quê làng Đường Lâm (Hà Nội)
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.
- Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây thành Tống Bình và chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.
- Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha.
- Năm 791 nhà Đường đem đại quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
 4. Củng cố: ( 3 phút)
	Giáo viên sơ kết lại nội dung chính của bài học và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
 	- Chính sách cai trị của nhà Đường có gì khác trước ?
 	- Chính sách cai trị của nhà Đường tàn bạo như thế nào ?
 	- Vì sao nhân dân biết ơn Mai Thúc Loan và Phùng Hưng ?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:( 2 phút)
	- Về nhà học bài và xem trước bài 24 : Nước Cham-Pa Từ Thế Kỉ II Đến Thế Kỉ X
	+ Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. 
	IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docLICH_SU_6_TIET_25_TUAN_26_20150726_022010.doc