Giáo án Lịch sử 6 - Trường THCS Đạ Long - Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Thảo luận theo cặp 2 phút: sự khác nhau ở giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển của Người tinh khôn được thể hiện ở những điểm nào ?

HS: Giai đoạn phát triển công cụ sản xuất được cải tiến dùng nhiều loại đá khác nhau, biết mài ở lưỡi, có tay cầm, công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm tạo điều kiện mở rộng sản xuất nâng cao cuộc sống. Giai đoạn đầu công cụ chủ yếu là hòn cuội, ghè đẻo thô sơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Trường THCS Đạ Long - Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II. LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG I. BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
BÀI 8. THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
Ngày soạn: 26/09/2014 
Ngày dạy: /10/2014
Tuần: 7
Tiết: 7
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:
- Dấu tích Người tối cổ, Người tinh không tìm thấy trên đất nước Việt Nam.
- Sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ.
2.Thái độ: 
- Bồi dưỡng cho HS ý thức tự cường dân tộc và trân trọng quá trình lao động của cha ông để cải tạo con người, thiên nhiên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng phong phú hơn.
	 3. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, xác định trên lược đồ, so sánh và nhận xét.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Giáo án, công cụ đá, lược đồ Việt Nam, bảng phụ.
	2. Học sinh: Học bài theo hướng dẫn GV tiết học trước.
III. Tiến trình dạy và học
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Em hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây ? 
2. Giới thiệu bài: 
Người tối cổ xuất hiện trên đất nước ta từ rất sớm cách đây 40 – 30 vạn năm. Căn cứ vào đâu để khẳng định điều đó, sự phát triển Người tinh khôn so với Người tối cổ được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
3. Nội dung bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu dấu tích của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam.
GV: yêu cầu HS đọc mục 1
GV giải thích khái niệm: “dấu tích” là cái còn lại của thời xa xưa, của quá khứ tương đối xa.
? Nước ta xưa kia là một vùng đất như thế nào 
? Quan sát lại hình 5 SGK nêu đặc điểm của Người tối cổ ? 
HS: trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra vê phía trước, trên người có lớp lông phủ…
? Những dấu tích nào của Người tối cổ được tìm thấy ở trên đất nước ta ? Ở đâu ?
GV: sau khi HS trả lời dùng công cụ mô phỏng, hình ảnh HS hình dung và xác định địa điểm trên lược đồ hình 24 SGK.
HS: quan sát
? Em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của Người tối cổ ?
HS: sống trên mọi miền đất nước, tập trung chủ yếu ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ
Hoạt động 2. Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy trên đất nước Việt Nam
? Quan sát lại hình 5 SGK nêu đặc điểm của Người tối cổ ? 
HS: cấu tạo như người ngày nay, bàn tay nhỏ khéo léo, thể tích họp sọ và thể tích não phát triển,trán cao, mặt phẳng, cơ thể linh hoạt.
Thảo luận 3 phút: Dấu tích của Người tinh khôn đầu tiên tìm thấy ở đâu ? vào thời gian nào ? tìm thấy công cụ gì ? 
HS: thảo luận ghi kết quả bảng phụ
GV: gợi ý HS nhận biết và ghi nhớ dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy trên đất nước ta giai đoạn phát triển.
HS: các định các địa danh trên lược đồ hình 24
GV: yêu cầu HS quan sát hình 19 so sánh hình 20, 21, 22, 23 phân biệt điểm khác nhau giữa công cụ Người tối cổ với công cụ của Người tinh khôn.
Thảo luận theo cặp 2 phút: sự khác nhau ở giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển của Người tinh khôn được thể hiện ở những điểm nào ?
HS: Giai đoạn phát triển công cụ sản xuất được cải tiến dùng nhiều loại đá khác nhau, biết mài ở lưỡi, có tay cầm, công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm tạo điều kiện mở rộng sản xuất nâng cao cuộc sống. Giai đoạn đầu công cụ chủ yếu là hòn cuội, ghè đẻo thô sơ.
GV: hướng dẫn HS giải thích câu nói của Hồ Chí Minh
 “ Dân ta phải biết sử ta,
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
1. Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước Việt Nam
- Họ tìm thấy những chiếc răng của Người tối cổ ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn)
- Họ tìm thấy công cụ bằng đá ở Núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai)
2.Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy trên đất nước Việt Nam
* Ở giai đoạn đầu: Cách đây khoảng 2-3 vạn năm, Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn dấu tích được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), công cụ là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.
* Ở giai đoạn phát triển: có niên đại cách đây 12000 – 4000 năm, dấu tích tìm thấy như công cụ được mài ở lưỡi, công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm... ở Hòa Bình, Bắc Sơn, Nghệ An
	4. Củng cố:
 	1. Những dấu tích nào của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước đất nước ta ở đâu ? 
2. Lập bảng thống kê người tinh khôn trên đất nước ta
Giai đoạn
Niên đại
Địa điểm tìm thấy dấu vết
Công cụ
Giai đoạn đầu
Giai đoạn phát triển
	5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 	 - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài tập
	 - Đọc SGK bài 9. Đời sống người nguyên thủy trên đất nước ta.
IV. Rút kinh nghiệm: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTUAN 7 SU6 TIET 72014 2015.doc