Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 8: Làm bài tập lịch sử

- Biết sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh ảnh hưởng tới việc mưa, gió.

- Sáng tạo ra lịch, chia 1 năm ra 12 tháng, 1 tháng có khoảng 29 – 30 ngày.

- Làm đồng hồ đo thời gian.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 8: Làm bài tập lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 08
Tiết : 08
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
Ngày soạn: 02/10/2013
Ngày dạy : 09/10/2013
 I. Mục tiêu: HS cần:
- Nắm được sự hình thành, phát triển và tan rã của xã hội nguyên thuỷ.
Nắm được sự hình thành các quốc gia cổ đại trên thế giới và các tầng lớp của các quốc gia đó.
- Nắm được các thành tựu về văn hoá của các dân tộc phương Đông, phương Tây thời cổ đại.
II. Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
- Tranh ảnh về một số công trình văn hoá tiêu biểu như kim tự tháp Ai Cập, chữ tượng hình, tượng lực sĩ ném đĩa, công cụ lao động, đồ trang sức.
2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, trực quan...
III.Tiến trình thực hiện bài học:
1.Ổn định tổ chức:(1/)
2.Giới thiệu:	GV: Nêu mục tiêu của làm bài tập lịch sử.
1. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1:(4/)	GV giao nội dung bài tập cần làm cho HS.
H: Tại sao xã hội nguyên thuỷ tan rã ?
H: Nêu vị trí và điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây ?
H: Lập bảng trình bày về các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây ?
Hoạt động 2:(15/)	 GV hướng dẫn HS làm bài tập.
GV hướng dẫn HS làm các câu hỏi ở trên.
Câu 1: Nêu nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ.
Câu 2: Kẻ bảng nêu vị trí, điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây.
Câu 3: Kẻ bảng để so sánh, nêu ra các thành tựu văn hoá phương Đông, phương Tây.
Hoạt động 3:(20/)	 Cho HS trình bày các bài tập của mình.
GV cho HS lên làm các bài tập, các em khác nhận xét, bổ xung. GV bổ xung, chỉnh sửa những HS làm chưa chính xác và chuẩn xác kiến thức.
	Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ:
- Tác dụng của công cụ làm bằng kim loại:
 + Có thể khai phá đất hoang nhiều hơn, tăng nằng xuất lao động.
 + Sản phẩm làm ra ngày càng nhiều dẫn đến dư thừa.
 + Một số người có khả năng lao động giỏi hoặc lợi dụng uy tín để cướp đoạt của dư thừa và trở lên giàu có.
® Chế độ làm chung, hưởng chung trong thị tộc bị phá vỡ. ® Xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã.
Câu 2: Kẻ bảng nêu vị trí, điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây.
Đặc điểm
Phương Đông
Phương Tây
Vị trí
- Ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ ngày nay.
- Ở bán đảo Ban căng và Italia
Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp…
- Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng lúa.
Câu 3: Kẻ bảng để so sánh, nêu ra các thành tựu văn hoá phương Đông, phương Tây.
Thành tựu
Phương Đông
Phương Tây
Thiên văn và lịch
- Biết sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh ảnh hưởng tới việc mưa, gió.
- Sáng tạo ra lịch, chia 1 năm ra 12 tháng, 1 tháng có khoảng 29 – 30 ngày.
- Làm đồng hồ đo thời gian.
- Họ biết quan sát sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Làm ra lịch: 1 năm có 365 ngày và 6 giờ. 1 năm chia ra 12 tháng (dương lịch).
Chữ viết, chữ số 
- Sáng tạo ra chữ tượng hình viết trên giấy papirut, mai rùa, thẻ tre, phiến đất sét rồi nung khô.
Họ sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c. Ban đầu gồm 20 chữ cái, sau là 26 chữ cái mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Các ngành khoa học cơ bản
- Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, họ rất giỏi về hình học. Họ tính được số pi = 3,16. Người Lưỡng Hà giỏi số học. Người Ấn Độ sáng tạo ra số 0.
Số học, hình học, vật lí, thiên văn học, triết học, lịch sử, địa lí … với nhiều nhà khoa học lớn: Ta lét, Pi ta go, Ơ cơ lít, Ac si mét, Pla ton, A ri xtốt…
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
- Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba bi lon ở Lưỡng Hà...là những kì quan của thế giới
Văn học phát triển, sân khấu, kiến trúc tạo hình, điêu khắc đều có những thành tựu đáng kể: Đền Pác tê nông, tượng lực sĩ ném đĩa, Khải Hoàn Môn ở kinh thành Rô ma…
1. Củng cố: (4') GV nhắc lại trong từng bài tập lịch sử.
2. Dặn dò:(1/)	Hoàn thiện các bài tập, chuẩn bị trước bài 8.
* Rút kinh nghiệm.
........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docs6tu8t8.doc