Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 26, Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (Tiếp theo)

HĐ 2: TQP đánh đuổi quân Lương.

HS đọc mục 4 SGK

? Vì sao TQP chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng? (Địa thế kín đáo, thuận lợi cho cuộc chiến tranh du kích và phát lực lượng, ông lại rất thông thạo thủy thổ vùng này)

? Ông đã lãnh đạo quân và dùng cách đánh như thế nào? Cách đánh đó lợi hại như thế nào? Cách đánh này có gì khác so với các cuộc kháng chiến trước? (thay đổi cách đánh, địa bàn, căn cứ, đánh tiêu hao địch, lâu dài)

? Tình hình địch như thế nào? Thời cơ cho TQP?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 26, Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết : 26
Bài: 22 KHỞI NGHĨA LÝ BÍ -NƯỚC VẠN XUÂN (tt)
Ngày soạn: 26/02 /2014
Ngày dạy: 05/03 /2014
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, thế lực phong kiến Trung Quốc (Lương - Tùy) đã huy động lực lượng lớn xâm lược hòng lập lạị chế độ đô hộ cũ.
- Kháng chiến chống Lương, 2 thời kỳ: do Lý Bí lãnh đạo và Triệu Quang Phục lãnh đạo là cuộc kháng chiến không cân sức, Lý Bí rút lui trao quyền cho Triệu Quang Phục. Ông đã xây dựng căn cứ Dạ Trạch – đánh du kích đuổi được quân xâm lược giành lại chủ quyền cho đất nước.
- Hậu Lý Nam Đế: nhà Tùy huy động một lực lượng lớn sang xâm lược, cuộc kháng chiến của nhà Lý thất bại nước Vạn Xuân bị đô hộ.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích và kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.
3. Thái độ: Học tập tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc của ông cha - giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: +Lược đồ KC chống xâm lược Lương của Lí Bí.
 + Bảng phụ ghi phần bài tập. 
- HS: + Đọc trước bài bài mới.
2. Phương pháp: -Vấn đáp, trực quan.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC: (3’) Trình bày diễn biến khởi nghĩa Lý Bí, vì sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?
3. Bài mới: Đất nước Vạn Xuân được thành lập không bao lâu thì bọn phong kiến phương Bắc (Lương – Tùy ) đem quân xâm lược trở lại. Nhân dân nước Vạn Xuân đã đã đứng lên kháng chiến chống lại quân xâm lược rất anh dũng nhưng cuộc chiến đấu không cân sức nên cuối cùng thất bại. Chúng ta tìm hiểu qua bài học. 
TG
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bảng
14’
HĐ 1: Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Bí.
GV: sau 2 lần thất bại quân Lương dồn sức cho cuộc xâm lược lần thứ 3.
Dùng lược đồ cuộc KC chống xâm lược Lương của Lý Bí lược thuật diễn biến.
? Thời gian ? Lực lượng quân địch-ta ?(hiếu chiến, lực lượng địch rất mạnh – nước Vạn Xuân còn non trẻ)
Dùng bản đồ trình bày đường tiến quân của địch:
+ Thủy: biển-> Bạch Đằng-> nước ta
+ Bộ: ven biển-> sông Thương-> Đông Bắc nước ta.
? Quân ta đối phó như thế nào? Vì sao Lý Nam Đế liên tiếp lui quân?
- HS đọc phần chữ nhỏ mô tả vùng hồ Điển Triệt. GV nêu tiếp diễn biến.
? Theo em sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao? (không – vì cuộc chiến đấu của nhân dân ta vẫn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của TQP -> đóng đô ở Dạ Trạch)
3.Chống quân xâm lược Lương:
- 5/545 vua Lương cử Dương Tiêu và Trần Bá Tiên -> tiến vào nước ta theo 2 đường thủy và bộ
- Thế giặc mạnh Lý Nam Đế lui về thành ở cửa sông Tô Lịch-> thành vỡ-> lui về thành Gia Ninh-> thành Gia Ninh bị chiếm -> Lý Nam Đế tiếp tục đóng quân ở Điển Triệt.
- Trần Bá Tiên đánh úp vào hồ Điển Triệt-> quân ta tan vỡ-> LNĐ lui về Khuất Lão (Phú Thọ)-> trao quyền cho Triệu Quang Phục, năm 548 LNĐ mất.
13’
HĐ 2: TQP đánh đuổi quân Lương.
HS đọc mục 4 SGK
? Vì sao TQP chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng? (Địa thế kín đáo, thuận lợi cho cuộc chiến tranh du kích và phát lực lượng, ông lại rất thông thạo thủy thổ vùng này)
? Ông đã lãnh đạo quân và dùng cách đánh như thế nào? Cách đánh đó lợi hại như thế nào? Cách đánh này có gì khác so với các cuộc kháng chiến trước? (thay đổi cách đánh, địa bàn, căn cứ, đánh tiêu hao địch, lâu dài)
? Tình hình địch như thế nào? Thời cơ cho TQP?
HS thảo luận nhóm:
? Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do TQP lãnh đạo? (được nhân dân ủng hộ, biết vận dụng ưu thế hiểm yếu của vùng Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích phát triển lực lượng, quân Lương chán nản luôn bị động trong chiến đấu) 
4.Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào:
- TQP lui quân về đầm Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.
- Dùng lối đánh du kích đánh lâu dài với quân Lương.
- Đánh mãi không thắng, địch thất vọng. Năm 550, nhà Lương có loạn Trần Bá Tiên về nước -> cơ hội TQP phản công đánh tan quân xâm lược.
10’
HĐ 3: Nước Vạn Xuân độc lập kết thúc.
? Sau kháng chiến thắng lợi TQP đã làm gì?
? Thời kì Hậu Lý Nam Đế như thế nào?
GV: Sau đó nhà Tùy thay nhà Lương đòi Lý Phật tử sang chầu, nhưng ông kiên quyết không đi.
? Vì sao nhà Tùy yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu? Vì sao Lý Phật Tử không sang? (để nhân đó bắt LPT và lập lại chế độ cai trị ở nước ta như trước, đề phòng mưu đồ nham hiểm của giặc ông tích cực chuẩn bị lực lượng đề phòng)
? Ông đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào?
? Cuộc kháng chiến chống quân Tùy của Lý Phật Tử diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
- TQP lên ngôi vua (Triệu Việt Vương) tổ chức lại chính quyền (550-570)
- Lý Phật Tử cướp ngôi năm 571-> Hậu Lý Nam Đế.
- Năm 603, 10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bao vây ở Cổ Loa và bị bắt -> nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Tùy.
4. Củng cố: (3’)
 1/ Nhà Lý thất bại trước sự xâm lược của nhà Lương dẫn đến:
a. Sự sụp đổ của nước Vạn Xuân b. Nhân dân chấp nhận ách đô hộ của nhà Lương
c. Nhân dân Vạn Xuân vẫn tiếp tục kháng chiến	d. Quân đội tan rã
2/ TQP lãnh đạo nhân dân đuổi quân Lương ra khỏi bờ cõi vì:
a. Nhân dân kiên quyết kháng chiến	b. Nhà Lương có loạn, tướng giặc về nước
C.TQP chọn căn cứ và cách đánh thông minh sáng tạo d. Cả 3 lí do trên
5. Dặn dò: (1’) Học các câu hỏi SGK.
Soạn bài mới: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX 
* Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc27.doc