Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 23, Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI) (Tiếp theo)

? Từ khi bị PKPB thống trị, xã hội Âu Lạc tiếp tục bị phân hoá như thế nào?

- Quan lại đô hộ nắm quyền thống trị.

- Địa chủ Hán có quyền lực, cướp đất, hào trưởng Việt tuy có thế lực ở địa phương nhưng bị chèn ép, khinh rẻ họ có uy tín trong nhân dân -> trở thành lực lượng lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

- Các thành viên công xã: nông dân công xã, nông dân lệ thuộc và thợ thủ công.

- Nô tì: địa vị thấp nhất xã hội.

=> Thời kì bị đô hộ, xã hội ÂL tiếp tục bị phân hoá sâu sắc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 23, Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI) (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết : 23
Bài 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (GIỮA THẾ KI I - GIỮA THẾ KI VI) (tt)
Ngày soạn: 22 /01 /2014
Ngày dạy: 12 /02/2014
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Cùng với sự phát triển kinh tế chậm chạp ở các thế kỉ I-VI xã hội nước ta có nhiều chuyển biến sâu sắc: do chính sách bóc lột và cướp ruộng đất của bọn đô hộ, đại đa số nông dân công xã nghèo thêm, một số ít rơi vào địa vị người nông dân lệ thuộc và nô tì. Bọn thống trị người Hán cướp đoạt ruộng đất, bắt nhân dân ta cày, cấy, một số quí tộc cũ người Âu Lạc trở thành hào trưởng tuy cuộc sống có khá giả nhưng vẫn bị xem là kẻ bị trị.
Trong cuộc đấu tranh chống chính sách “đồng hoá” của người Hán, tổ tiên ta đã kiên trì bảo vệ Tiếng Vịêt, phong tục, tập quán, nghệ thuật của người Việt.
Những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
2. Kĩ năng: Làm quen với phương pháp phân tích, nhận thức LS qua bản đồ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc ở khía cạnh văn hoá nghệ thuật. GD lòng biết ơn Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Sơ đồ phân hoá xã hội.
 + Lược đồ nước ta ở thế kỉ III, ảnh đền thờ Bà Triệu
- HS: + Đọc trước bài bài mới.
2. Phương pháp: -Vấn đáp, trực quan
III. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định lớp: 1’
2. KTBC: 3’ 
Nêu các chính sách của cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến tế kỉ VI có gì thay đổi ? Trình bày sơ lược nền kinh tế nước ta trong thời gian này?
3. Bài mới: Tuy bị kìm hãm nhưng nền kinh tế nước ta vẫn phát triển dù là chậm chạp, sự chuyển biến kinh tế kéo theo sự chuyển biến trong xã hội như thế nào và vì sao xảy ra khởi nghĩa năm 248, chúng ta tìm hiểu qua bài học:
TG
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cần đạt
18’
HĐ 1: Chuyển biến về xã hội và văn hoá.
- Gọi HS nhắc lại những chuyển biến về kinh tế từ thế kỉ I-VI.
KT chuyển biến ->chuyển biến về XH-VH.
- GV hướng dẫn HS quan sát “Sơ đồ sự phân hoá xã hội” và đặt câu hỏi để HS tiếp thu:
? Quan sát sơ đồ em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta thời Văn Lang-Âu Lạc?(XH thời VL-ÂL đã bị phân hoá thành 3 giai cấp: Quí tộc, nông dân công xã và nô tì-> có sự phân biệt giàu, nghèo, địa vị sang hèn…)
GV phân tích thêm về địa vị các tầng lớp này.
 => XH Âu Lạc trước khi bị phong kiến phương Bắc thống trị bước đầu đã có sự phân hoá.
? Từ khi bị PKPB thống trị, xã hội Âu Lạc tiếp tục bị phân hoá như thế nào?
- Quan lại đô hộ nắm quyền thống trị.
- Địa chủ Hán có quyền lực, cướp đất, hào trưởng Việt tuy có thế lực ở địa phương nhưng bị chèn ép, khinh rẻ họ có uy tín trong nhân dân -> trở thành lực lượng lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
- Các thành viên công xã: nông dân công xã, nông dân lệ thuộc và thợ thủ công.
- Nô tì: địa vị thấp nhất xã hội.
=> Thời kì bị đô hộ, xã hội ÂL tiếp tục bị phân hoá sâu sắc.
- HS đọc SGK/55
? Chính quyền PKPB thực hiện chính sách văn hoá thâm độc như thế nào?
GV giải thích thêm về các tư tưởng: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo (SGK)
? Việc chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta nhằm mục đích gì? (đồng hoá)
? Bọn chúng có đạt được những mục đích đó không? Vì sao? (Trường chỉ có tầng lớp trên mới có tiền để học còn đa số người LĐ không có điều kiện học -> vẫn giữ nguyên phong tục tập quán, tiếng nói của tổ tiên vì do đã được hình thành từ lâu đời, là đặc trưng bản sắc riêng có sức sống bất diệt).
 3. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá ở nước ta các thế kỉ I-thế kỉ VI
a. Những chuyển biến về xã hội:
Sơ đồ phân hoá xã hội: (SGK)
b. Chuyển biến về văn hoá: 
- Bọn đô hộ mở 1 số trường học ở các quận dạy chữ Hán.
- Đưa Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục vào nước ta.
- Nhân dân ta vẫn nói tiếng Việt, sống theo phong tục người Việt, vận dụng chữ Hán theo cách đọc của mình.
19’
HĐ 2: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa cuộc KN năm 248
- HS đọc đoạn đầu mục 4.
? Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248?
GV: do đó thái thú Giao Chỉ cũng phải thừa nhận: “Giao Chỉ…rất khó cai trị”
? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về Bà Triệu?
- HS đọc đoạn chữ nhỏ.
? Em hiểu như thế nào về câu nói của Bà Triệu? (Ý chí kiên cường. bất khuất, đấu tranh giành độc lập, không chịu làm nô lệ…)
? Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra như thế nào?
GV: nhà ngô cũng phải công nhận: “Năm 248 toàn thể Châu Giao đều chấn động”
? Khi ra trận trông Bà Triệu như thế nào?(Oai phong, lẫm liệt)
? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa? (lan rộng khắp Châu Giao-> bọn đô hộ rất lo sợ)
HS thảo luận:
? Nguyên nhân vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại?(lực lượng chênh lệch, nhà Ngô quá mạnh, mưu kế hiểm độc)
? Tuy bị thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa gì?
HS quan sát H46, lăng Bà Triệu ở núi Tùng và . đọc câu ca dao cuối bài.
GV: nhân dân ta ghi nhớ công lao to lớn của Bà Triệu đã có công giành độc lập, lập đền thờ để nhớ công ơn Bà.
4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248:
a. Nguyên nhân: Chính sách áp bức bóc lột nặng nề của nhà Ngô
b. Diễn biến:
- Năm 248, KN bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc-Thanh Hoá)-> lan khắp Châu Giao.
- Nhà Ngô sai Lục Dân sang đàn áp, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng.
c. Ý nghĩa: 
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành độc lập của dân tộc
4. Củng cố: (3’)
Câu 1: Thời kì này đạo nào du nhập vào nước ta:
 a. Nho giáo	b. Đạo giáo	c. Phật giáo	d. Cả 3 đạo
Câu 2: Người Việt vẫn giữ nguyên phong tục, tập quán và tiếng nói riêng vì:
a. Những cái đó đã có từ lâu đời, ăn sâu vào cảnh sống và nếp nghĩ của nhân dân.
b. Dân ta quyết không theo phong tục tập quán của kẻ đô hộ.
c. Những cái bọn đô hộ đưa vào không phù hợp với cách nghĩ và nếp sống của dân ta
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu nổ ra:
a. Năm 248, tại Thanh Hoá 	c. Năm 542, tại Thái Bình
b. Năm 40, tại Hà Tây-Vĩnh Phúc	d. Năm 550, tại Hưng Yên
5. Dặn dò: (1’ ) Học bài cũ theo nội dung câu hỏi cuối bài.
Ôn lại tất cả các bài đã học từ chương III, làm bài tập trong vở Bài tập LS, tiết sau làm bài tập.
Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc24.doc