Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 22, Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) - Đặng Thị Hường
Hoạt động 2: Tìm hiểu cuôc khởi nghĩa Lý Bí (Lý Bôn) và sự thành lập Nước Vạn Xuân. (20 phút)
GV: Dưới ách áp bức của nhà Lương nhân dân ta nổi dậy khắp nơi trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lý Bí
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí trên lược đồ
HS: Theo dõi và trình bày lại
GV: Phân tích sự hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của các hào kiệt khắp nơi
? Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
HS: Vì oán hận quân Lương, mong muốn giành độc lập cho Tổ quốc.
? Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
? Em hiểu Vạn Xuân nghĩa là gì?
Tuần: 23 Ngày soạn: 26/01/2016 Tiết: 22 Ngày dạy: 28/01/2016 Bài 21: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542-602) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau bài học học sinh cần: - Biết được chính sách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta. - Nhận biết và trình bày theo lược đồ những nét chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí: Diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa. 2. Thái độ: - Sau hơn 600 năm bị phong kiến phương Bắc thống trị, đồng hoá. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí, nước Vạn Xuân ra đời đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta. 3. Kĩ năng: - Biết xác định nguyên nhân của sự kiện, biết đánh giá sự kiện. Tiếp tục rèn luyện kỹ năng cơ bản về đọc lược đồ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh có liên quan. 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, học bài theo yêu cầu của giáo viên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp học: Lớp 6A1.Lớp 6A2.. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? 3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Sau cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, nước ta tiếp tục bị phong kiến phương Bắc thống trị. Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta quyết không cam chịu cuộc sống nô lệ và đã vùng lên theo Lí Bí tiến hành khởi nghĩa và giành được thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. 4. Bài mới: (34 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu chính sách đô hộ của nhà Lương (14 phút) ? Đầu thế kỉ VI, ách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta như thế nào? HS: Trả lời GV: Như vậy về mặt hành chính một lần nữa nước ta lại bị chia lại. ? Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Lương ở nước ta có gì thay đổi ? HS: Suy nghĩ, trả lời ? Biện pháp bóc lột của nhà Lương? HS: Trả lời ? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu? HS: Tàn bạo, mất lòng dân. GV: Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương. Hoạt động 2: Tìm hiểu cuôc khởi nghĩa Lý Bí (Lý Bôn) và sự thành lập Nước Vạn Xuân. (20 phút) GV: Dưới ách áp bức của nhà Lương nhân dân ta nổi dậy khắp nơi trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lý Bí Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí trên lược đồ HS: Theo dõi và trình bày lại GV: Phân tích sự hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của các hào kiệt khắp nơi ? Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí? HS: Vì oán hận quân Lương, mong muốn giành độc lập cho Tổ quốc. ? Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? HS: Dựa vào SGK, trả lời ? Em hiểu Vạn Xuân nghĩa là gì? HS: Đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước GV: Điều đó cũng thể hiện của Lý Bí đối với sự trường tồn của dân tộc và đó chính là mong muốn, nguyện vọng của dân tộc ta ? Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào? HS: Dựa vào SGK, trả lời GV: Chuẩn kiến thức 1.Chính sách đô hộ của nhà Lương - Về mặt hành chính: Nhà Lương chia lại thành các quận, huyện và đặt tên mới: + Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ). + Ái Châu (Thanh Hoá). + Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ-Tĩnh). + Hoàng Châu (Quảng Ninh). - Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được chức vụ quan trọng. - Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế. 2. Cuôc khởi nghĩa Lý Bí( Lý Bôn) và sự thành lập Nước Vạn Xuân a. Diễn biến: - Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. - Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. - Nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi. b. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lí Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). c. Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần, ý chí độc lập. 5. Củng cố: (4 phút) HS trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí trên lược đồ. 6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) - Học bài cũ. - Đọc trước bài 22 và trả lời các câu hỏi trong SGK. IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- LS_6_Tuan_23_Tiet_22.doc